Bán xe mua chung mà không được người còn lại đồng ý?

Tóm tắt câu hỏi:

Bán xe mua chung mà không được người còn lại đồng ý?

Xin chào luật sự!

Cách đây hơn một năm, gia đình em có làm ăn chung với một người, chung một xe tải chở hàng trị giá cả xe là 700 triệu, nhưng chia đôi mỗi bên 350 triệu. Sau một thời gian, người đó có lừa bán mất xe tải đó trong khi người đứng tên chung xe là bố em không có nhà và không hề biết về việc bán xe. Với hành vi trên có được coi là tội chiếm đoạt tài sản hay không ạ? Mức án tương ứng sẽ là như thế nào nếu khởi kiện. Em cảm ơn luật sư.

Người gửi: Nguyễn Văn Thảo ( Hải Phòng)

Bán xe mua chung mà không được người còn lại đồng ý?

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1/ căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự năm 2005

– Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

2/ Hành vi trên có được coi là tội chiếm đoạt tài sản hay không?

Căn cứ theo Điều 214 và Điều 216 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về sở hữu chung thì chiếc xe này được xác định là sở hữu chung theo phần :

1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Hơn nữa Điều 223 Bộ luật dân sự 2005 quy định về việc định đoạt tài sản chung như sau:

“Điều 223. Định đoạt tài sản chung  

1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.”

Xe này là sở hữu chung của bố bạn và người làm ăn chung với bố bạn. Nên theo quy định tại Điều 223 Bộ luật dân sự năm 2005 bố bạn có quyền định doạt phần quyền với chiếc xe mua chung đó. Việc người làm ăn chung với bố bạn tự ý bán chiếc xe đó mà không được sự đồng ý của bố bạn là trái với quy định của pháp luật dân sự. Hợp đồng bán xe của người làm ăn chung với bố bạn sẽ vô hiệu, vì người đó không có quyền sở hữu đối với toàn chiếc xe. Nếu như người làm ăn chung với bố bạn muốn bán chiếc xe thì phải ưu tiên cho bố bạn mua trước trong thời hạn là 3 tháng. 

Ngoài ra như thông tin bạn cung cấp thì bố bạn cùng đứng  tên chung chiếc xe, bạn cần kiểm tra lại có thật sự bố bạn đứng tên chung chiếc xe đó hay không. Bởi hiện nay theo Thông tư 36/2010/TT-BCA thì  chủ xe đứng tên trong Giấy đăng ký xe là cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân, hoặc hai vợ chồng. Theo đó, Bố bạn người làm ăn chung với bố bạn không phải là một tổ chức (được thành lập hợp pháp), hay một cá nhân (một người), hay là vợ chồng của nhau nên không được cùng đứng tên trên Giấy đăng ký xe.

Nếu bố bạn không đứng tên chiếc xe đó thì  thì cần xem trong hợp đồng mua bán xe có đứng tên cả bố bạn và người làm ăn chung với bố bạn hay không hoặc có thỏa thuận nào giữa bố bạn và người làm ăn chung với bố bạn về việc đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe hay không. Nếu có thì người làm ăn chung với bố bạn đã phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
 a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
 b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”
Như vậy theo như quy định này của bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì tài sản mà người làm ăn chung với bố bạn chiếm đoạt 700 triệu đồng nên người làm ăn chung với bố bạn có thể thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về bán xe mua chung mà không được người còn lại đồng ý?Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Bán xe mua chung mà không được người còn lại đồng ý?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề