Bảo hiểm tai nạn lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động

Tóm tắt câu hỏi:

Bảo hiểm tai nạn lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động

Chào luật sư, xin luật sư tư vấn giúp tôi ạ! tôi và đồng nghiệp được công ty cử đi Hà Giang công tác. Do bận việc nhà nên tôi xin được về quê giải quyết việc nhà (quê tôi cách địa điểm công tác 70 km)  và đi xe máy lên đó mà không đi ô tô cùng đoàn công tác. Tuy nhiên sếp tôi không đồng ý. Sau đó tôi theo xe ô tô của công ty về được nửa đường thì xuống và bắt xe về quê. Sau khi giải quyết xong việc nhà, tôi vội đi xe máy đến địa điểm công tác cho đúng thời gian.Tuy nhiên do trời tối và mệt mỏi nên tôi không cẩn thận bị tai nạn. Vậy cho tôi hỏi, tôi có được chế độ bảo hiểm tai nạn lao động không? Công ty có trách nhiệm gì trong việc tôi bị tai nạn không? Tôi xin cảm ơn!

Người gửi: Hoàng Văn Thịnh (Bắc Giang)

Chế độ tai nạn lao động và trách nhiệm của người sửu dingj lao động khi có xảy ra tai nạn lao động

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

–  Bộ luật lao động năm 2012;

–  Luật bảo hiểm xã hội năm 2013;

2/ Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động

Khoản 1, điều 142 Bộ luật lao động quy định:

“1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”

Như vậy trường hợp được coi là tai nạn lao động khi:

– Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc

– Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động

– Bị tai nạn từ nơi ở đến nơi làm việc( trong tuyến đường và thời gian hợp lý)

Theo quy định tại điều 43 luật bảo hiểm xã hội năm 2013, để được huởng chế độ bảo hiểm tai nạn cần có đủ 2 yêu cầu:

– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp kể trên

– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này. 

Như thông tin bạn cung cấp, bạn đi công tác dưới sự sắp xếp của công ty theo đúng thời gian và lộ trình. Tuy nhiên, bạn tự ý rời khỏi xe ô tô về nhà mà không được sự đồng ý của sếp bạn, bạn cũng tự ý đi xe máy lên mà không được cho phép dẫn đến xảy ra tại nạn. Do đó trường hợp tai nạn của bạn không được coi là tai nạn lao động và không được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động vì bạn đã không tuân thủ yêu cầu của công ty. 

Do trường hợp của bạn không phải tai nạn lao động nên công ty không có trách nhiệm phải chi trả hay bồi thường các khoản phí cho bạn.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Bảo hiểm tai nạn lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Bảo hiểm tai nạn lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề