Bị mất việc do công ty sáp nhập với một công ty khác có được hưởng trợ cấp mất việc?

Xin chào Luật sư! Tôi làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn tại một công ty A từ ngày 01/01/2006. ngày 15/08/2013, theo quyết định của co quan nhà nước có thẩm quyền, Công ty A sát nhập với công ty khác nên tôi bị mất việc làm. Tôi không đồng ý với quyết định của doanh nghiệp, nên tôi đã nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp. Vậy trong trường hợp của tôi có được hưởng trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động không? Nếu có, hãy tính trợ cấp cho tôi. Và biết rằng, mức lương của tôi được hưởng từ tháng 01/2013 là 6 triệu đồng/tháng. Xin cảm ơn Luật sư!

Bài viết liên quan

Cơ sở pháp lý:

tro cap thoi viec 1911111513337024

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến trợ cấp mất việc.

Theo thông tin bạn đưa ra, căn cứ Điều 49 Bộ luật lao động và Điều 14 của nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn điều này quy định về trợ cấp mất việc như sau:

Điều 49. Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.
Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Khoản 10 Điều 36, Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật Lao động.

Trong đó thời gian tính trợ cấp mất việc được hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP, cụ thể:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động
5. Sửa đổi Khoản 3 Điều 14 như sau:
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có). Trong đó:
a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ hàng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động; thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 129 của Bộ luật lao động.
b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, thời gian được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp;
c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Theo các quy định trên đối tượng, điều kiện và cách tính trợ cấp mất việc như sau:

1. Đối tượng hưởng trợ cấp mất việc làm:
NLĐ là đối tượng hưởng trợ cấp mất việc làm khi thoả mãn đủ các tiêu chí sau:
– NLĐ làm việc thường xuyên cho đơn vị từ đủ 12 tháng trở lên
– NLĐ bị mất việc làm do đơn vị không bố trí được công việc.
– NLĐ phải thoả mãn điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm.
2. Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm
NLĐ là đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp và thuộc 1 trong các trường hợp:
– Doanh nghiệp đổi cơ cấu, công nghệ mà không thể sắp xếp được công việc phù hợp cho NLĐ;
– Trường hợp vì lý do kinh tế mà buộc NLĐ phải thôi việc;
– Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã không có phương án công việc phù hợp cho NLĐ;
– Thực hiện chuyển quyền sử hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp nhưng không sắp xếp được công việc cho NLĐ
3. Mức hưởng trợ cấp mất việc làm
* Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm
Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm = Tổng thời gian làm việc thực tế tại đơn vị – Thời gian tham gia BHTN – Thời gian được chi trả trợ cấp thôi việc.
*Tiền lương tính trợ cấp mất việc làm
Tiền lương tính trợ cấp mất việc làm: Tiền lương bình quân theo Hợp đồng lao động của NLĐ 06 tháng liền kề trước khi NLĐ mất việc làm.
*Mức hưởng trợ cấp mất việc làm = Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm x Tiền lương tính hưởng trợ cấp mất việc

Như vậy với trường hợp của bạn, bạn thuộc đối tượng và đủ điều kiện hưởng trợ cấp mất việc; còn về mức hưởng bạn cần phải cung cấp thêm về thời gian để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể bạn cần đưa thêm thông tin thời gian bạn đã đóng BHTN để chúng tôi có thể đưa ra con số cụ thể nhất.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về trợ cấp mất việc. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Bị mất việc do công ty sáp nhập với một công ty khác có được hưởng trợ cấp mất việc?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề