Bị người khác lấy sổ đỏ đi thế chấp và thủ tục làm lại sổ đỏ khi bị mất

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi bị người quen lấy trộm sổ đỏ đi cầm cố. Tôi muốn hỏi như sau: Điều này có ảnh hưởng hưởng gì đến quyền của gia đình tôi đối với mảnh đất không và có phải chịu trách nhiệm về việc cầm cố trên không? Người quen đã lấy sổ của tôi có bị xử lý của pháp luật không? Ngoài ra thì bây giờ tôi muốn làm lại sổ đỏ thì phải làm như thế nào? Cám ơn luật sư!  
Người gửi: Thu Hà
Bài viết liên quan:

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, Luật Việt Phong xin tư vấn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Dân sự 2015
– Luật Đất Đai 2013
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
– Văn bản hợp nhất số 8019/VBHN-BTP ngày 10 tháng 12 năm 2013 nghị đinh về giao dịch bảo đảm

2/ Bị người khác lấy sổ đỏ đi thế chấp và thủ tục làm lại sổ đỏ khi bị mất.

Thứ nhất, phải làm gì khi bị người khác mang sổ đỏ đi thế chấp.
Tại Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
“Điều 309. Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”
Dựa theo quy định trên thì cầm cố tài sản là việc giao tài sản ….dựa theo tính chất trên thì cầm cố tài sản không áp dụng đối với quyền sử dụng đất. Vì vậy trường hợp của bạn không phải là “cầm cố sổ đỏ” mà được xác định là người quen của bạn đã mang sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của bạn đi thế chấp. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 317 Bộ luật dân sự như sau:
Điều 317. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp”
Căn cứ theo quy định trên thì người thế chấp phải là chủ sở hữu của tài sản, trong khi đó người quen của bạn không phải là chủ sở hữu hay người có quyền đối với mảnh đất nêu trên vì vậy giao dịch thế chấp này sẽ không phát sinh hiệu lực. Trên cơ sở đó, điều này sẽ không ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của gia đình bạn đối với mảnh đất và đương nhiên gia đình bạn cũng không phải chịu trách nhiệm đối với khoản tiền vay, mượn…  của người thế chấp. Đồng thời, việc làm của người quen này là trái pháp luật khi dùng tài sản không thuộc sở hữu của mình mang đi thế chấp, trong trường hợp này gia đình bạn có quyền đòi lại sổ đỏ từ người thế chấp. Điều này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 13 Văn bản hợp nhất số 8019/VBHN-BTP ngày 10 tháng 12 năm 2013 nghị đinh về giao dịch bảo đảm
Điều 13. Trường hợp tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu của bên bảo đảm
1. Trong trường hợp bên bảo đảm dùng tài sản không thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản theo quy định tại các Điều 256, 257 và 258 Bộ luật Dân sự và khoản 2 Điều này.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05  năm 2014 bạn sẽ xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử đất theo trình tự như sau:
 1. Gia đình bạn phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận QSDĐ. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
2. Gia đình bạn nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
b) Giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận của CA cấp xã nơi mất giấy;
c) Giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất Giấy chứng nhận trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương (trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn) đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; trường hợp hộ gia đình và cá nhân thì chỉ cần có giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở UBND cấp xã;
3. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó, trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Ngoài ra, khi làm lại sổ đỏ những thông tin về quyển sổ đỏ cũ sẽ bị hủy, nên việc người quen của bạn có giữ quyển sổ đỏ đó nữa hay không cũng không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bạn và gia đình bạn.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Bị người khác lấy số đỏ đi thế chấp và thủ tục làm lại sổ đỏ khi bị mất. Chúng tôi hy vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài 1900 6589 tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Phùng Thị Mai

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Bị người khác lấy sổ đỏ đi thế chấp và thủ tục làm lại sổ đỏ khi bị mất
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề