Bị nhìn trộm khi tắm không có bằng chứng thì có khởi kiện không?

Tóm tắt câu hỏi

Bị nhìn trộm khi tắm không có bằng chứng thì có khởi kiện được không? 

Chào luật sư, tôi có vấn đề bức xúc sau mong luật sư giải đáp. Tôi hiện là giáo viên và đang thuê phòng ở trọ. Dãy nhà trọ nơi tôi ở có rất nhiều nhân viên của một nhà máy ở cùng. Vào buổi tối khi tôi đi làm về và đang tắm thì tôi phát hiện ra có 3 thanh niên đang nhìn trộm tôi lúc tắm và có lời nói thô bạo. Xin hỏi luật sư 3 thanh niên này phạm tội gì và tôi muốn khởi kiện thì có được không?

Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Người gửi: Nguyễn Hạnh (Lạng Sơn)

Bị nhìn trộm khi tắm không có bằng chứng thì có khởi kiện không?

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

–  Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; 

– Bộ luật Dân sự năm 2005;

– Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

2/ Bị nhìn trộm khi tắm không có bằng chứng thì có khởi kiện không? 

Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 7, Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội quy định về Hành vi vi phạm trật tự công cộng. Theo đó:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu bóng, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên các phương tiện giao thông, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Thả rông trâu, bò, ngựa, chó hoặc động vật khác trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

Trường hợp nếu có căn cứ chứng minh hành vi vi phạm trên gây thiệt hại tới danh dự, nhân phẩm của người bị vi phạm thì có thể được bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005.”

Do đó, Hành vi nhìn trộm người khác khi đang tắm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng. 

Trường hợp nếu có căn cứ chứng minh hành vi vi phạm trên gây thiệt hại tới danh dự, nhân phẩm của người bị vi phạm thì có thể được bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005

Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định

Nếu việc xúc phạm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của người khác thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. 

Điều 121. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

A) Phạm tội nhiều lần;

B) Đối với nhiều người;

C) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

D) Đối với người thi hành công vụ;

Đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tuy nhiên điều quan trọng là bạn phải có bằng chứng chứng minh hành vi vi phạm trên. Có thể là quay video, chụp lại hình ảnh, hoặc tổ chức bắt quả tang. Nếu không có các bằng chứng, chứng cứ nêu trên, thì bạn khó lòng có các biện pháp xử lý hợp lý mà không vi phạm pháp luật. Vậy nên tốt hơn hết, trước mắt bạn nên cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày của mình.

Trên đây là tư vấn của công ty luật Việt Phong về Bị nhìn trộm khi tắm không có bằng chứng thì có khởi kiện không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Bị nhìn trộm khi tắm không có bằng chứng thì có khởi kiện không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề