Bị thoát vị đĩa đệm có được miễn nghĩa vụ quân sự không?

Tóm tắt câu hỏi

Xin hỏi em bị thoát vị đĩa đệm thì có được miễn nghĩa vụ quân sự không ạ? Em cảm ơn.
Người gửi: Trần Phong
nghia-vu-quan-su

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Thông tư số 140/2015/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ;
– Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;

2/ Bị thoát vị đĩa đệm thì có được miễn nghĩa vụ quân sự không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 140/2015/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ thì:
Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân
3. Tiêu chuẩn sức khoẻ:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
Theo đó, Điều 9 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định cụ thể:
Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Căn cứ phân loại sức khỏe
Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cách cho điểm
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
3. Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự
a) Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sỹ sẽ cho điểm vào cột “Điểm”; ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên;
b) Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn);
c) Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận;
d) Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe được đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.
4. Cách phân loại sức khỏe
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
5. Một số điểm cần chú ý
a) Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;
b) Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn;
c) Trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 – 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;
d) Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.
Tại Bảng 2 phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP về việc phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự có quy định:
Đau lưng do:
– Gai đôi cột sống                  4
– Thoái hoá cột sống:
+ Mức độ nhẹ                        3
+ Mức độ vừa                        4
+ Mức độ nặng                      5
– Thoát vị đĩa đệm:
+ Mức độ nhẹ                        4
+ Mức độ vừa                        5
+ Mức độ nặng                      6
Đau vai gáy do:
– Thoái hoá cột sống cổ:
+ Mức độ nhẹ                        3
+ Mức độ vừa                        4
+ Mức độ nặng                      5
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
+ Mức độ nhẹ                        4
+ Mức độ vừa                        5
+ Mức độ nặng                      6
Như vậy, dựa trên tình hình sức khỏe hiện tại tương ứng với số điểm trong bảng nêu trên, thoát vị đĩa đệm rơi vào mức 4,5,6 điểm và thuộc loại sức khỏe 4,5,6. Vậy nên bạn sẽ không đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề Bị thoát vị đĩa đệm thì có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Vũ Thùy Trang

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Bị thoát vị đĩa đệm thì có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

5/5 - (2 bình chọn)

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

6 thoughts on “Bị thoát vị đĩa đệm có được miễn nghĩa vụ quân sự không?

  1. Lai says:

    Bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh không chữa hết hẳn 100% được . Vậy sau khi em đã đỡ bệnh thì có đi NVQS không ạ

    • admin says:

      Tại Bảng 2 phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP về việc phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự có quy định: đau lưng do thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ , vừa, nặng tương ứng với mức điểm 4,5,6.
      Như vậy, dựa trên tình hình sức khỏe hiện tại tương ứng với số điểm trong bảng nêu trên, thoát vị đĩa đệm rơi vào mức 4,5,6 điểm và thuộc loại sức khỏe 4,5,6. Vậy nên bạn sẽ không đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự theo Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015

    • Ha Anh says:

      Bạn có thể được xuất ngũ trước thời hạn chỉ khi được Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận bạn không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ.

  2. Trần Quốc Tuân says:

    Em bị thoát vị đĩa đệm Ls5/S1 mà em còn giữ bản kết quả photo MRI của bệnh viện. Cho em hỏi là mình nộp bản gốc hay bản photo vậy?

    • Ha Anh says:

      Pháp luật hiện hành không có quy định về hình thức của các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân phải nộp khi khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vì vậy, bạn có thể nộp bản chính hoặc bản photo MRI của bệnh viện nơi bạn đi khám.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề