Biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình

Tóm tắt tình huống

Hàng xóm nhà tôi có một gia đình chuyển đến được 2 tháng gồm một người mẹ và ba người con. Đứa con gái đầu 14 tuổi. Từ ngày chuyển đến nay, ngày nào cũng hai ba trận bà me đánh đứa con gái đầu. La hét và cởi quần áo đứa con gái để đánh. Tôi thấy điều này vừa ảnh hưởng đến sự phát triển và tinh thần của đứa bé, vừa ảnh hưởng đến văn hóa và an ninh, trật tự của khu tôi sinh sống hiện tại. Hỏi luật sư tư vấn thêm có cách nào để tôi hoặc mọi người trong xóm ngăn chặn và giải quyết vấn đề này hay không? 
Người gửi: Diệu Thanh 
cc9img2376resize 1

Luật sư tư vấn: 

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đến Công ty Luật Việt Phong. Về vấn đề của bạn, Luật Việt Phong xin phép được tư vấn như sau: 

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007;
– Nghị định 167/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. 

2. Biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình

Theo Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định về việc phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình: 
“1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.
2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.”
Như vậy, khi bạn phát hiện hàng xóm liên tục có hành vi đánh đập con cái gây tổn thương tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của bạn nhỏ và văn hóa khu bạn sinh sống, bạn có thể báo cho Công an phường, quận hoặc Ủy bân nhân dân cấp bạn đang sinh sống để cơ quan có thẩm quyền can thiệp, nhắc nhở. 
Có rất nhiều biện pháp để phòng, chống bạo lực gia đình như thông tin, tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình; hòa giãi mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; hay tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình,…Với trường hợp bạn đang cần hỗ trợ, ngoài những biện pháp như trên được quy định tại chương 2: Phòng, ngừa bạo lực gia đình trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, cần áp dụng thêm biện pháp ngăn chặn và bảo vệ. Với thực trạng một ngày đứa trẻ bị đánh đập 2, 3 trận liên tục gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển về nhận thức và thể xác của trẻ em. Đồng thời, gây nổi ám ảnh nghiêm trọng trong tiềm thức, cản trở việc hòa nhập và thể hiện năng lực bản thân đứa bé sau này. 
Nếu tình trạng ngày thêm nghiêm trọng, với sự can thiệp của Công an hoặc Ủy ban nhân dân nhằm nhắc nhở, răn đe và tư vấn cho người mẹ về thái độ dạy dỗ và chăm sóc con không đúng quy định pháp luật và chuẩn mực đạo đức vẫn diễn ra. Thì theo nghị định 167/2013/NĐ-CP, tại điều 49 hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình: 
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Căn cứ theo quy định trên, người mẹ có thể bị xử lý vi phạm hành chính tùy theo mức độ gây thương tích cho đứa trẻ. 
Với những tư vấn về mức độ ngăn chặn và xử lý việc bạo lực trong gia đình, Luật Việt Phong xin lưu ý thêm như sau: Tính khả thi của việc xử lý vi phạm hành chính nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình và bảo vệ người bị hại chỉ được thực hiện khi có sự can thiệp của các căn hộ, hàng xóm gần nhà, chính quyền địa phương và cơ quan chức trách. Nên việc bảo vệ trẻ em bị bạo lực và chấm dứt hẳn hành vi trên cần có sự chung tay và của nhiều người. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu ý kiến và tiến hành giải quyết vấn đề như tuyên truyền, nhắc nhở,… trong thời gian thường xuyên, đảm bảo đủ để người mẹ nhận thức được rõ rang và sâu sắc hành vi bạo lực của mình. 
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bạo lực gia đình. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Phạm Thùy Dung

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề