Biện pháp xử lý đối với người không chịu thi hành bản án

Tóm tắt câu hỏi:

Biện pháp xử lý đối với người không chịu thi hành bản án

Tôi có một người quen vay tiền của tôi đã lâu mà không chịu trả, tôi đã nói nhiều lần mà không được, vậy công ty cho tôi hỏi là nếu tôi kiện người đó ra tòa, tòa đã ra bản án tuyên án về việc buộc người đó phải trả lại tiền cho tôi mà người đó không chịu trả thì mình có thể đòi được không? Có cách nào không?

Người gửi: Lê Văn Minh (Hà Nội)

Biện pháp xử lý đối với người không chịu thi hành bản án

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật thi hành án năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014;

2/ Biện pháp xử lý đối với người không chịu thi hành bản án

Căn cứ theo Điều 4 của  Luật thi hành án năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định như sau:

“Bản án, quyết định quy định tại Điều 2 của Luật này phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án”

Ngoài ra, khoản 1 Điều 30 của luật thi hành án năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 về Thời hiệu yêu cầu thi hành án như sau:

“1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Trong trường hợp bạn khởi kiện những người nợ tiền ra tòa, khi bản án (hoặc quyết định) của tòa án tuyên buộc những người nợ tiền phải thanh toán đầy đủ cho chị các khoản nợ có hiệu lực mà bên vay không tự nguyện hoàn trả thì theo quy định của Luật thi hành án, trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, chị có quyền làm đơn gửi tới cơ quan thi hành án cấp quận, huyện nơi tòa án xét xử sơ thẩm để yêu cầu thi hành án.”

Do đó, trong trường hợp bạn khởi kiện những người nợ tiền ra tòa, khi bản án (hoặc quyết định) của tòa án tuyên buộc những người nợ tiền phải thanh toán đầy đủ cho bạn các khoản nợ có hiệu lực mà bên vay không tự nguyện hoàn trả thì theo quy định của Luật thi hành án, trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, chị có quyền làm đơn gửi tới cơ quan thi hành án cấp quận, huyện nơi tòa án xét xử sơ thẩm để yêu cầu thi hành án.

Đơn yêu cầu thi hành án bao gồm các nội dung sau: Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; nội dung yêu cầu thi hành án; thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có. Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án gồm: Phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.

Cơ quan thi hành án sẽ ra thông báo thi hành án, ấn định cho người phải thi hành án một thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Hết thời hạn tự nguyện nói trên, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

Việc cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền sẽ được cơ quan thi hành án áp dụng một trong các biện pháp như khấu trừ tiền trong tài khoản; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án; thu tiền của người phải thi hành án đang giữ hoặc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ hoặc phát mại tài sản của người phải thi hành án để thu nợ…

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Biện pháp xử lý đối với người không chịu thi hành bản án. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Biện pháp xử lý đối với người không chịu thi hành bản án
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề