Biện pháp xử lý khi bị người sử dụng lao động chèn ép, trừ lương

Tóm tắt câu hỏi:

Em làm điều dưỡng ở 1 bệnh viện hạng 1. Quan hệ giữa em và sếp em không được tốt do bất đồng quan điểm trong công việc. Đã nhiều lần em bị chèn ép trong công việc bị trừ tiền các kiểu. Số là hôm 1/9 thì giữa em và người nhà bệnh nhân có chút hiểu lầm không đáng có. Do đang cấp cứu nên em không kịp giải quyết cho bệnh nhân này nên người nhà có chút bức xúc nhưng chuyện không đáng kể và như không có gì và sau đó em đã giải quyết cho họ. Do đang không thích cả tua trực của em nên sáng hôm sau sếp em đi từng giường bệnh rồi hỏi xem bệnh nhân có bức xúc gì sau đó bảo người nhà ghi vào sổ góp ý nhưng thực chất người nhà không muốn ghi nhưng vẫn bị bắt buộc ghi và họ chỉ muốn nội bộ nhắc nhở nhau thôi. Em có ghi âm lại đoạn người nhà bảo không muốn ghi nhưng cứ bị bắt ghi. Cho em hỏi như thế sếp em có vi phạm luật lao động không? Nếu có ở điều khoản nào? Và xin hướng dẫn em cách xử lý cho hợp tình hợp lý. Em xin cảm ơn
Người gửi: Nguyễn Thu Hằng
benh vien

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật lao động 2012;
– Bộ luật Hình sự 2015;
– Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Biện pháp xử lý khi bị người sử dụng lao động chèn ép, trừ lương

Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2012:
“1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này.
2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.”
Như vậy, công ty chỉ có thể khấu trừ tiền lương của bạn để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của công ty theo quy định tại Điều 130 Bộ luật này và bạn có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
Đồng thời, Điều 128 Bộ luật Lao động 2012 quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động: “Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động”. Do đó, nếu nhận thấy bạn có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng có quyền xử lý nhưng không được áp dụng biện pháp cắt lương đối với bạn.
Như vậy, bạn có quyền được biết lý do mình bị trừ lương và nếu thấy bị trừ lương không đúng nguyên tắc tại quy định tại Điều 101 hay vi phạm Điều 128 thì bạn có quyền yêu cầu công ty thực hiện đúng quyền lợi của mình hoặc gửi đơn yêu cầu hoà giải tới Phòng lao động thương binh- xã hội hoặc khởi kiện ra Toà án nhân dân cấp huyện nơi bệnh viện đặt trụ sở để được bảo vệ quyền lợi.
Hành vi khấu trừ tiền lương khi có căn cứ là trái pháp luật có thể bị phạt tiền “từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;” (Điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
Ngoài ra, những hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện lao động được quy định tại Điều 8 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
3. Cưỡng bức lao động.
…”
Như vậy, khi có các bằng chứng chứng minh sếp của bạn có hành vi chèn ép, ngược đãi lao động với bạn thì sếp của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và sắp tới ngày 01/01/2018 khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực thì người sử dụng lao động có thể bị xử lý theo Điều 297 như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%”
Ngoài ra bạn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điểm c Khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 nhưng phải thực hiện nghĩa vụ báo trước theo quy định tại Khoản 2,3 Điều này.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Biện pháp xử lý khi bị người sử dụng lao động chèn ép, trừ lương. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Biện pháp xử lý khi bị người sử dụng lao động chèn ép, trừ lương
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề