Biện pháp xử lý tài sản bị đánh rơi, bỏ quên

Em làm rơi mất bằng cấp 3 trên đường về họ đòi chuộc lại 3 triệu và còn đòi bán bằng của em đi như vậy họ có phạm tội gì không và có biện pháp nào để xử lí không ạ?

Nguyễn Loan

lua dao qua facebook 1

Căn cứ pháp lý;

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề tài sản bị đánh rơi, bỏ quên.

Chỉ chủ sở hữu mới có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của mình, đối với tài sản bị đánh rơi bỏ quên thì người nhặt được chưa đương nhiên có những quyền đó, mà phải tuân theo Điều 230 BLDS 2015 quy định:

Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên
1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu…

Nếu đã có thông báo công khai mà không có chủ sở hữu đến nhận thì sẽ giải quyết theo khoản 2 Điều 230 BLDS 2015 quy định:

Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên
…2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;
b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Khi đã được chủ sở hữu yêu cầu trả lại tài sản bị đánh rơi mà người chiếm giữ vẫn cố tình không trả thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
…2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác…

Do vậy, khi bạn đã yêu cầu người giữ tài sản trái phép đó trả lại mà vẫn không được thì nên trành báo cơ quan công an yêu cầu giải quyết.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về xử lý tài sản bị đánh rơi, bỏ quên. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Chuyên viên: Đức Luân

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề