Bộ Giáo dục và Đào tạo có xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật thông tin cá nhân của thí sinh?

Tóm tắt tình huống:

Kỳ thi THPT 2017 đã có kết quả và được Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng công khai trên trang website. Có nhiều người phản đối việc này và cho rằng nó đã vi phạm vào quyền của công dân, xâm phạm đời tư. Mong luật sư giải thích rõ hơn về vấn đề này. Tôi xin cảm ơn.
Người gửi: Nguyễn Sáu
thi thpt quoc gia 3 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bác, cảm ơn bác đã gửi câu hỏi của mình đến luật Việt Phong. Về vấn đề của bác, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bác như sau: 

1. Cơ sở pháp lý:

– Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013;
– Bộ luật Dân sự 2015; 
– Luật An toàn thông tin mạng 2016.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo có xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật thông tin cá nhân của thí sinh?

Trong các kỳ thi, đặc biệt là các kỳ thì quan trọng như tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại hoc – Cao đẳng thì việc công bố điểm của thí sinh không còn xa lạ. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc công bố điểm vừa minh bạch, thuận tiện  vừa là kênh cung cấp thông tin giúp thí sinh tự đánh giá được khả năng và xác định nguyện vọng của mình, tăng tỷ lệ đỗ các trường Đại học-Cao đẳng. Bên cạnh đó sẽ là một sự khuyến khích, động viên các em cố gắng học tập, tấm gương cho các thế hệ tiếp theo.
Nhưng xét ở một khía cạnh khác, đối với đa số các thí sinh còn lại, việc có kết quả không như mong muốn bị công khai sẽ trở thành áp lực tâm lý do gia đình và xã hội tác động có nguy cơ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Về góc độ pháp luật, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo công khai điểm thi THPT quốc gia trên mạng có dấu hiệu vi phạm quyền công dân.
Hiến pháp – đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 21 về quyền của công dân như sau: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.”
Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Luật An toàn thông tin mạng 2016 cũng quy định về các nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng tại Điều 16 như sau:
1. Cá nhân tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với thông tin do mình xử lý.
3. Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân phải xây dựng và công bố công khai biện pháp xử lý, bảo vệ thông tin cá nhân của tổ chức, cá nhân mình.
4. Việc bảo vệ thông tin cá nhân thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Việc xử lý thông tin cá nhân phục vụ mục đích bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc không nhằm mục đích thương mại được thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, việc công khai điểm của thí sinh có tính hai mặt, gây tác động đa chiều tới thí sinh và người nhà. Việc các quốc gia tiến bộ trên thế giới bảo mật thông tin cá nhân, điểm thi của thí sinh còn Việt Nam công khai vừa mang yếu tố văn hóa vừa là “thói quen” của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam nên khó có thể thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, việc thay đổi cần có lộ trình để đảm bảo quyền công dân và lợi ích của các thí sinh mà không gây ra ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội cũng như có đủ thời gian để các cơ quan chức năng xây dựng một phương án phù hợp.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Bộ Giáo dục và Đào tạo có xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật thông tin cá nhân của thí sinh? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đỗ Đức Toàn

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Bộ Giáo dục và Đào tạo có xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật thông tin cá nhân của thí sinh?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề