Bộ luật dân sự năm 2005

Posted on Luật 273 lượt xem

QUỐC HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 33/2005/QH11

Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2005

BỘ LUẬT DÂN SỰ

Căn cứ vào Hiến pháp nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghịquyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ10;
Bộ luật này quy định về dân sự.

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

CHƯƠNG I

NHIỆM VỤ VÀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ

Điều 1. Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh củaBộ luật dân sự

Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xửcủa cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhânthân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổchức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toànpháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chấtvà tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Điều 2. Hiệu lực của Bộ luật dân sự

1. Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự được xác lập từ ngàyBộ luật này có hiệu lực, trừ trường hợp được Bộ luật này hoặc nghị quyết củaQuốc hội có quy định khác.

2. Bộ luật dân sự được áp dụng trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam.

3. Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài,trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên có quy định khác.

Điều 3. Áp dụng tập quán, quy định tươngtự của pháp luật

Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuậnthì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tươngtự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được tráivới những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.

CHƯƠNG II

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

Điều 4. Nguyên tắc tự do, tự nguyệncam kết, thoả thuận

Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xáclập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đókhông vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tựnguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bênnào.

Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắtbuộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể kháctôn trọng.

Điều 5. Nguyên tắc bình đẳng

Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng,không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàncảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xửkhông bình đẳng với nhau.

Điều 6. Nguyên tắc thiện chí, trung thực

Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xáclập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào.

Điều 7. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự

Các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịutrách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, nếukhông tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định củapháp luật.

Điều 8. Nguyên tắc tôn trọng đạo đức,truyền thống tốt đẹp

Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắcdân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tìnhđoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi ngườivà các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nướcViệt Nam.

Đồng bào các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệdân sự để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình.

Việc giúp đỡ người già, trẻ em, người tàn tật trong việc thực hiện quyền,nghĩa vụ dân sự được khuyến khích.

Điều 9. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyềndân sự

1. Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôntrọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tựbảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩmquyền:

a) Công nhận quyền dân sự củamình;

b) Buộc chấm dứt hành vi viphạm;

c) Buộc xin lỗi, cải chính côngkhai;

d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dânsự;

đ) Buộc bồi thường thiệt hại.

Điều 10. Nguyên tắc tôn trọng lợi ích củaNhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp

pháp của người khác

Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợiích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 11. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải tuân theo quy định củaBộ luật này và quy định khác của pháp luật.

Điều 12. Nguyên tắc hoà giải

Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định củapháp luật được khuyến khích.

Không ai được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi tham gia quan hệ dânsự, giải quyết các tranh chấp dân sự.

Điều 13. Căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụdân sự

Quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:

1. Giao dịch dân sự hợp pháp;

2. Quyết định của Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;

3. Sự kiện pháp lý do pháp luật quy định;

4. Sáng tạo giá trị tinh thần là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ;

5. Chiếm hữu tài sản có căn cứpháp luật;

6. Gây thiệt hại do hành vi tráipháp luật;

7. Thực hiện công việc không có ủyquyền;

8. Chiếm hữu, sử dụng tài sản,được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;

9. Những căn cứ khác do phápluật quy định.

CHƯƠNG III

CÁNHÂN

MỤC 1

NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ, NĂNG LỰC HÀNH VI DÂNSỰ CỦA CÁ NHÂN

Điều 14. Năng lực pháp luật dân sự của cánhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyềndân sự và nghĩa vụ dân sự.

2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấmdứt khi người đó chết.

Điều 15. Nội dung năng lực pháp luật dânsự của cá nhân

Cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự sau đây:

1. Quyền nhân thân không gắn vớitài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;

2. Quyền sở hữu, quyền thừa kếvà các quyền khác đối với tài sản;

3. Quyền tham gia quan hệ dân sựvà có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

Điều 16. Không hạn chế năng lực phápluật dân sự của cá nhân

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bịhạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định.

Điều 17. Năng lực hành vi dân sự củacá nhân

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năngcủa cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều 18.Người thành niên, người chưa thành niên

Người từ đủ mười tám tuổi trởlên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.

Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của ngườithành niên

Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy địnhtại Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật này.

Điều 20. Năng lực hành vi dân sự của ngườichưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

1. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiệngiao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịchnhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật cóquy định khác.

2. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi cótài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiệngiao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo phápluật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 21. Người không có năng lực hành vidân sự

Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sựcủa người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thựchiện.

Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhậnthức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợiích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trêncơ sở kết luận của tổ chức giám định.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thìtheo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toàán ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đạidiện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Điều 23. Hạn chế năng lực hành vidân sự

%5CUsers%5Ctrieu%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip image0011. Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tántài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơquan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạnchế năng lực hành vi dân sự.

2. Người đại diện theo pháp luật của người bịhạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giaodịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sựphải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụnhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bịhạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc củangười có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyếtđịnh hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

MỤC 2

QUYỀN NHÂN THÂN

Điều 24.Quyền nhân thân

Quyền nhân thân được quy địnhtrong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyểngiao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 25. Bảo vệ quyền nhân thân

Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thìngười đó có quyền:

1. Tự mình cải chính;

2. Yêu cầu người vi phạm hoặcyêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi viphạm, xin lỗi, cải chính công khai;

3. Yêu cầu người vi phạm hoặcyêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.

Điều 26. Quyền đối với họ, tên

1. Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theohọ, tên khai sinh của người đó.

2. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mìnhđã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

3. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợiích hợp pháp của người khác.

Điều 27. Quyền thay đổi họ, tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việcthay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầmlẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp củangười đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôihoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻyêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ chocon;

d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thốngcủa mình;

e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồngý của người đó.

3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.

Điều 28. Quyền xác định dân tộc

1. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹđẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộccủa người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theotập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ.

2. Người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưathành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộctrong các trường hợp sau đây:

a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộchai dân tộc khác nhau;

b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm connuôi của người thuộc dân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi,mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ là ai.

3. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thànhniên yêu cầu xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổitrở lên theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải được sự đồng ý của ngườichưa thành niên đó.

Điều 29. Quyền được khai sinh

Cá nhân khi sinh ra có quyền được khai sinh.

Điều 30. Quyền được khai tử

1. Khi có người chết thì người thân thích, chủ nhà hoặc cơ quan, tổ chứcnơi có người chết phải khai tử cho người đó.

2. Trẻ sơ sinh, nếu chết sau khi sinh thì phải được khai sinh và khai tử;nếu chết trước khi sinh hoặc sinh ra mà chết ngay thì không phải khai sinh vàkhai tử.

Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hìnhảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trongtrường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổithì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện củangười đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặcpháp luật có quy định khác.

3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự,nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Điều 32. Quyền được bảo đảm an toàn vềtính mạng, sức khoẻ, thân thể

1. Cá nhân có quyền được bảo đảman toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể.

2. Khi phát hiện người bị tainạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm đưa đếncơ sở y tế; cơ sở y tế không được từ chối việc cứu chữa mà phải tận dụng mọiphương tiện, khả năng hiện có để cứu chữa.

3. Việc thực hiện phương phápchữa bệnh mới trên cơ thể một người, việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phậncủa cơ thể phải được sự đồng ý của người đó; nếu người đó chưa thành niên, mấtnăng lực hành vi dân sự hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ,chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ‎ý; trong trườnghợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến củanhững người trên thì phải có quyết định của người đứng đầu cơ sở y tế.

4. Việc mổ tử thi được thực hiệntrong các trường hợp sau đây:

a) Có sự đồng ý của người quá cốtrước khi người đó chết;

b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ,chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ khi không có ý kiến của người quácố trước khi người đó chết;

c) Theo quyết định của tổ chức ytế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.

Điều 33. Quyền hiến bộ phận cơ thể

Cá nhân có quyền được hiến bộ phận cơ thể của mình vì mục đích chữa bệnhcho người khác hoặc nghiên cứu khoa học.

Việc hiến và sử dụng bộ phận cơ thểđược thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Quyền hiến xác, bộ phận cơ thểsau khi chết

Cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đíchchữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học.

Việc hiến và sử dụng xác, bộ phận cơ thể của người chết được thực hiện theoquy định của pháp luật.

Điều 35. Quyền nhận bộ phận cơ thể người

Cá nhân có quyền nhận bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình.

Nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phận cơ thể của người khác vì mục đíchthương mại.

Điều 36.Quyền xác định lại giới tính

Cá nhân có quyền được xác địnhlại giới tính.

Việc xác định lại giới tính củamột người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tậtbẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằmxác định rõ về giới tính.

Việc xác định lại giới tính đượcthực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm,uy tín

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảovệ.

Điều 38. Quyền bí mật đời tư

1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phảiđược người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vidân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thànhniên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bốthông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Thư tín, điện thoại, điệntín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn vàbí mật.

Việc kiểm soát thư tín, điệnthoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thựchiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quannhà nước có thẩm quyền.

Điều 39.Quyền kết hôn

Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôntheo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn.

Việc tự do kết hôn giữa nhữngngười thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau, giữa những người theo tôn giáo vàkhông theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôntrọng và được pháp luật bảo vệ.

Điều 40. Quyền bình đẳng của vợ chồng

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặttrong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bìnhđẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

Điều 41.Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình

Các thành viên trong gia đình cóquyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốtđẹp của gia đình Việt Nam.

Con, cháu chưa thành niên đượchưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà; con, cháu có bổn phận kínhtrọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà.

Điều 42. Quyền ly hôn

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

Điều 43. Quyền nhận, không nhận cha, mẹ,con

1. Người không được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêucầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mình là cha, mẹ hoặc là con củangười đó.

2. Người được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầucơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mình không phải là cha, mẹ hoặc là concủa người đó.

Điều 44.Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi

Quyền được nuôi con nuôi vàquyền được nhận làm con nuôi của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ.

Việc nhận con nuôi và được nhậnlàm con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 45.Quyền đối với quốc tịch

Cá nhân có quyền có quốc tịch.

Việc công nhận, thay đổi, nhậpquốc tịch, thôi quốc tịch Việt Namđược thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch.

Điều 46. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý.

Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơquan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người;việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Điều 47. Quyền tự do tín ngưỡng, tôngiáo

1. Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

2. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôngiáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợiích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 48. Quyền tự do đi lại, tự docư trú

1. Cá nhân có quyền tự do đilại, tự do cư trú.

2. Quyền tự do đi lại, tự do cưtrú của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Điều 49.Quyền lao động

Cá nhân có quyền lao động.

Mọi người đều có quyền làm việc,tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về dân tộc,giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.

Điều 50.Quyền tự do kinh doanh

Quyền tự do kinh doanh của cánhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

Cá nhân có quyền lựa chọn hìnhthức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợpđồng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 51. Quyền tự do nghiên cứu,sáng tạo

1. Cá nhân có quyền tự do nghiên cứu khoa học -kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sảnxuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động nghiêncứu, sáng tạo khác.

2. Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo được tôntrọng và được pháp luật bảo vệ. Không ai được cản trở, hạn chế quyền tự donghiên cứu, sáng tạo của cá nhân.

MỤC 3

NƠI CƯ TRÚ

Điều 52.Nơi cư trú

1. Nơi cư trú của cá nhân là nơingười đó thường xuyên sinh sống.

2. Trường hợp không xác địnhđược nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trúlà nơi người đó đang sinh sống.

Điều 53.Nơi cư trú của người chưa thành niên

1. Nơi cư trú của người chưathành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thìnơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà ngườichưa thành niên thường xuyên chung sống.

2. Người chưa thành niên có thểcó nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc phápluật có quy định.

Điều 54. Nơi cư trú của người đượcgiám hộ

1. Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cưtrú của người giám hộ.

2. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khácvới nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luậtcó quy định.

Điều 55. Nơi cư trú của vợ, chồng

1. Nơi cư trú của vợ, chồng lànơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.

2. Vợ, chồng có thể có nơi cưtrú khác nhau nếu có thoả thuận.

Điều 56. Nơi cư trú của quân nhân

1. Nơi cư trú của quân nhân đang làm nghĩa vụ quân sự là nơi đơn vị củaquân nhân đó đóng quân.

2. Nơi cư trú của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân,viên chức quốc phòng là nơi đơn vị của những người đó đóng quân, trừ trường hợphọ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật này.

Điều 57. Nơi cư trú của người làmnghề lưu động

Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trêntàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu, thuyền,phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều52 của Bộ luật này.

MỤC 4

GIÁM HỘ

Điều 58. Giám hộ

1. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ)được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vidân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

2. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹhoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dânsự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chămsóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;

b) Người mất năng lực hành vi dân sự.

3. Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này vàngười được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ.

4. Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thểđược một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bàtheo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này.

Điều 59. Giám sát việc giám hộ

1. Người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diệnlàm người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộtrong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiếnnghị của người giám hộ liên quan đến việc giám hộ.

Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con củangười được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thânthích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của ngườiđược giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thânthích của người được giám hộ là bác, chú, cậu, cô, dì của người được giám hộ.

2. Trong trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặcnhững người thân thích không cử được người giám sát việc giám hộ theo quy địnhtại khoản 1 Điều này thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú củangười giám hộ cử người giám sát việc giám hộ.

3. Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầyđủ.

Điều 60. Điều kiện của cá nhân làm ngườigiám hộ

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệmhình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tộicố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;

3. Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.

Điều 61. Người giám hộ đương nhiên củangười chưa thành niên

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha vàmẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dânsự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹhoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó vànếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:

1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cảhoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cảkhông có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giámhộ;

2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruộtkhông có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bàngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này cóđủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.

Điều 62. Người giám hộ đương nhiên củangười mất năng lực hành vi dân sự

1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giámhộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

2. Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc mộtngười mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làmngười giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủđiều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.

3. Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa cóvợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm ngườigiám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Điều 63. Cử người giám hộ

Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sựkhông có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Bộluật này thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người đượcgiám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việcgiám hộ.

Điều 64. Thủ tục cử người giám hộ

1. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý docử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sảncủa người được giám hộ.

2. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm ngườigiám hộ.

Điều 65. Nghĩa vụ của người giám hộ đốivới người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi

Người giám hộ của người chưa đủ mười lăm tuổi có các nghĩa vụ sau đây:

1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;

2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trườnghợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thựchiện giao dịch dân sự;

3. Quản lý tài sản của người được giám hộ;

4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngườiđược giám hộ.

Điều 66. Nghĩa vụ của người giám hộđối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

Người giám hộ của người từ đủ mười lăm tuổi đếnchưa đủ mười tám tuổi có các nghĩa vụ sau đây:

1. Đại diện cho người được giám hộ trong cácgiao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổiđến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;

2. Quản lý tài sản của ngườiđược giám hộ;

3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của người được giám hộ.

Điều 67. Nghĩa vụ của người giám hộ đốivới người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự

Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sauđây:

1. Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;

2. Đại diện cho người được giámhộ trong các giao dịch dân sự;

3. Quản lý tài sản của ngườiđược giám hộ;

4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của người được giám hộ.

Điều 68. Quyền của người giám hộ

Người giám hộ có các quyền sau đây:

1. Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho nhữngnhu cầu cần thiết của người được giám hộ;

2. Được thanh toán các chi phícần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

3. Đại diện cho người được giámhộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của người được giám hộ.

Điều 69. Quản lý tài sản của ngườiđược giám hộ

1. Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sảncủa người được giám hộ như tài sản của chính mình.

2. Người giám hộ được thực hiện các giao dịchliên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc vàcác giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phảiđược sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ không được đem tài sản của ngườiđược giám hộ tặng cho người khác.

3. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ vớingười được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu,trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và cósự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Điều 70. Thay đổi người giám hộ

1. Người giám hộ được thay đổitrong các trường hợp sau đây:

a) Người giám hộ không còn đủcác điều kiện quy định tại Điều 60 của Bộ luật này;

b) Người giám hộ là cá nhân chếthoặc bị Toà án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động;

c) Người giám hộ vi phạm nghiêmtrọng nghĩa vụ giám hộ;

d) Người giám hộ đề nghị đượcthay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

2. Trong trường hợp thay đổingười giám hộ đương nhiên thì những người được quy định tại Điều 61 và Điều 62của Bộ luật này là người giám hộ đương nhiên; nếu không có người giám hộ đươngnhiên thì việc cử người giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 63 của Bộluật này.

3. Thủ tục thay đổi người giámhộ được cử được thực hiện theo quy định tại Điều 64 và Điều 71 của Bộ luật này.

Điều 71. Chuyển giao giám hộ của ngườigiám hộ được cử

1. Khi thay đổi người giám hộ thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngàycó người giám hộ mới, người đã thực hiện việc giám hộ phải chuyển giao giám hộcho người thay thế mình.

2. Việc chuyển giao giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lýdo chuyển giao và tình trạng tài sản của người được giám hộ tại thời điểmchuyển giao. Người cử người giám hộ, người giám sát việc giám hộ chứng kiếnviệc chuyển giao giám hộ.

3. Trong trường hợp thay đổi người giám hộ vì lý do người giám hộ là cánhân chết, bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lựchành vi dân sự, mất tích; tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động thì người cửngười giám hộ lập biên bản, ghi rõ tình trạng tài sản của người được giám hộ,quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện việc giám hộ để chuyển giaocho người giám hộ mới với sự chứng kiến của người giám sát việc giám hộ.

4. Việc chuyển giao giám hộ phải được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấnnơi cư trú của người giám hộ mới công nhận.

Điều 72. Chấm dứt việc giám hộ

Việc giám hộ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Người được giám hộ chết;

3. Cha, mẹ của người được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền,nghĩa vụ của mình;

4. Người được giám hộ được nhậnlàm con nuôi.

Điều 73. Hậu quả chấm dứt việc giám hộ

1. Khi việc giám hộ chấm dứt thì trong thời hạn ba tháng, kể từ thời điểmchấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộhoặc với cha, mẹ của người được giám hộ.

Trong trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn ba tháng, kể từthời điểm chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với ngườithừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được ngườithừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ chođến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thôngbáo cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được giám hộ cư trú.

Việc thanh toán tài sản đượcthực hiện với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.

2. Các quyền, nghĩa vụ phát sinhtừ các giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ được người giám hộthực hiện như sau:

a) Chuyển cho người được giám hộkhi người này đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Chuyển cho cha, mẹ của ngườiđược giám hộ trong trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 72 của Bộluật này;

c) Chuyển cho người thừa kế củangười được giám hộ khi người được giám hộ chết.


MỤC 5

THÔNG BÁO TÌM KIẾM NGƯỜI VẮNG MẶT TẠI NƠI CƯTRÚ,TUYÊN BỐ MẤT TÍCH, TUYÊN BỐ CHẾT

Điều 74. Yêu cầu thông báo tìm kiếm ngườivắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó

Khi một người biệt tích sáu tháng liền trở lên thì những người có quyền,lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tạinơi cư trú theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và có thể yêu cầu Toà ánáp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt quy định tại Điều 75 củaBộ luật này.

Điều 75. Quản lý tài sản của ngườivắng mặt tại nơi cư trú

1. Theo yêu cầu của người có quyền, lợi íchliên quan, Toà án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho nhữngngười sau đây quản lý:

a) Đối với tài sản đã được người vắng mặt ủyquyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý;

b) Đối với tài sản chung thì dochủ sở hữu chung còn lại quản lý;

c) Tài sản do vợ hoặc chồng đangquản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mấtnăng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con đã thànhniên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.

2. Trong trường hợp không cónhững người được quy định tại khoản 1 Điều này thì Toà án chỉ định một ngườitrong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tàisản; nếu không có người thân thích thì Toà án chỉ định người khác quản lý tàisản.

Điều 76. Nghĩa vụ của người quản lýtài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

Người quản lý tài sản của ngườivắng mặt tại nơi cư trú có các nghĩa vụ sau đây:

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản củangười vắng mặt như tài sản của chính mình;

2. Bán ngay tài sản là hoa màu,sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng;

3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng,thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyếtđịnh của Toà án;

4. Giao lại tài sản cho người vắngmặt khi người này trở về và phải thông báo cho Toà án biết; nếu có lỗi trongviệc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điều 77. Quyền của người quản lý tàisản của người vắng mặt tại nơi cư trú

Người quản lý tài sản của ngườivắng mặt tại nơi cư trú có các quyền sau đây:

1. Quản lý tài sản của ngườivắng mặt;

2. Trích một phần tài sản củangười vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạncủa người vắng mặt;

3. Được thanh toán các chi phícần thiết trong việc quản lý tài sản.

Điều 78. Tuyên bố một người mất tích

1. Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủcác biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sựnhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thìtheo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bốngười đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuốicùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thờihạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuốicùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn nàyđược tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hônthì Toà án giải quyết cho ly hôn.

Điều 79. Quản lý tài sản của ngườibị tuyên bố mất tích

Người đang quản lý tài sản của người vắng mặttại nơi cư trú quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này tiếp tục quản lýtài sản của người đó khi người đó bị Toà án tuyên bố mất tích và có các quyền,nghĩa vụ quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật này.

Trong trường hợp Toà án giải quyết cho vợ hoặcchồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích đượcgiao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu khôngcó những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý;nếu không có người thân thích thì Toà án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Điều 80. Hủy bỏ quyết định tuyên bố mộtngười mất tích

1. Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là ngườiđó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liênquan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.

2. Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lýtài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.

3. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được lyhôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là ngườiđó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

Điều 81. Tuyên bố một người là đãchết

1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêucầu Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sauđây:

a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bốmất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực làcòn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kểtừ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà saumột năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không cótin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích năm năm liền trở lên và không cótin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1Điều 78 của Bộ luật này.

2. Tuỳ từng trường hợp, Toà án xác định ngàychết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào các trường hợp quy định tạikhoản 1 Điều này.

Điều 82. Quan hệ nhân thân và quanhệ tài sản của người bị Toà án tuyên bố là đã chết

1. Khi quyết định của Toà án tuyên bố một ngườilà đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quanhệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.

2. Quan hệ tài sản của người bị Toà án tuyên bốlà đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó đượcgiải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Điều 83. Hủy bỏ quyết định tuyên bố mộtngười là đã chết

1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực làngười đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợiích liên quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đãchết.

2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khiToà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ cáctrường hợp sau đây:

a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Toà án cho ly hôntheo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫncó hiệu lực pháp luật;

b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khácthì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.

3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đãnhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết ngườinày còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trảtoàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồithường.

CHƯƠNG IV

PHÁP NHÂN

MỤC 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGVỀ PHÁP NHÂN

Điều 84.Pháp nhân

Một tổ chức được công nhận làpháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Được thành lập hợp pháp;

2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khácvà tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ phápluật một cách độc lập.

Điều 85.Thành lập pháp nhân

Pháp nhân được thành lập theosáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền.

Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự củapháp nhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có cácquyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình.

2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhânđược thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

3. Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của phápnhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự.

Điều 87. Tên gọi của pháp nhân

1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt, thể hiện rõ loại hình tổ chứccủa pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạtđộng.

2. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.

3. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Điều 88. Điều lệ của pháp nhân

1. Trong trường hợp pháp luật quy định pháp nhân phải có điều lệ thì điềulệ của pháp nhân phải được các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông qua;điều lệ của pháp nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trongtrường hợp pháp luật có quy định.

2. Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên gọi của pháp nhân;

b) Mục đích và phạm vi hoạtđộng;

c) Trụ sở;

d) Vốn điều lệ, nếu có;

đ) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử,bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danhcủa cơ quan điều hành và các cơ quan khác;

e) Quyền, nghĩa vụ của các thànhviên;

g) Thể thức sửa đổi, bổ sung điềulệ;

h) Điều kiện hợp nhất, sáp nhập,chia, tách, giải thể pháp nhân.

3. Việc sửa đổi, bổ sung điều lệcủa pháp nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong trườnghợp pháp luật có quy định.

Điều 89. Cơ quan điều hành của phápnhân

1. Pháp nhân phải có cơ quanđiều hành.

2. Tổ chức, nhiệm vụ và quyềnhạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của phápnhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

Điều 90. Trụ sở của pháp nhân

Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điềuhành của pháp nhân.

Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụsở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.

Điều 91. Đại diện của pháp nhân

1. Đại diện của pháp nhân có thể là đại diệntheo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phảituân theo quy định về đại diện tại Chương VII, Phần thứ nhất của Bộ luật này.

2. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân đượcquy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

Điều 92. Văn phòng đại diện, chinhánh của pháp nhân

1. Pháp nhân có thể đặt văn phòng đại diện, chinhánh ở nơi khác với nơi đặt trụ sở của pháp nhân.

2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc củapháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và thựchiện việc bảo vệ các lợi ích đó.

3. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân,có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chứcnăng đại diện theo ủy quyền.

4. Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải làpháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theoủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

5. Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phátsinh từ giao dịch dân sự do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện.

Điều 93. Trách nhiệm dân sự của phápnhân

1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự vềviệc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhândanh pháp nhân.

2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tàisản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân đối vớinghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân.

3. Thành viên của pháp nhân không chịu tráchnhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập,thực hiện.

Điều 94. Hợp nhất pháp nhân

1. Các pháp nhân cùng loại có thể hợp nhấtthành một pháp nhân mới theo quy định của điều lệ, theo thoả thuận giữa cácpháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt;các quyền, nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhânmới.

Điều 95. Sáp nhập pháp nhân

1. Một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đâygọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một pháp nhân khác cùng loại (sau đây gọilà pháp nhân sáp nhập) theo quy định của điều lệ, theo thoả thuận giữa các phápnhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhậpchấm dứt; các quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyểngiao cho pháp nhân sáp nhập.

Điều 96. Chia pháp nhân

1. Một pháp nhân có thể chia thành nhiều phápnhân theo quy định của điều lệ hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền.

2. Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt;quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhânmới.

Điều 97. Tách pháp nhân

1. Một pháp nhân có thể tách thành nhiều phápnhân theo quy định của điều lệ hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền.

2. Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhânđược tách thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình phù hợp với mục đích hoạt động củacác pháp nhân đó.

Điều 98.Giải thể pháp nhân

1. Pháp nhân có thể bị giải thểtrong các trường hợp sau đây:

a) Theo quy định của điều lệ;

b) Theo quyết định của cơ quannhà nước có thẩm quyền;

c) Hết thời hạn hoạt động đượcghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Trước khi giải thể, pháp nhânphải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài sản.

Điều 99. Chấm dứt pháp nhân

1. Pháp nhân chấm dứt trong cáctrường hợp sau đây:

a) Hợp nhất, sáp nhập, chia,giải thể pháp nhân theo quy định tại các điều 94, 95, 96 và 98 của Bộ luật này;

b) Bị tuyên bố phá sản theo quyđịnh của pháp luật về phá sản.

2. Pháp nhân chấm dứt kể từ thờiđiểm xoá tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trongquyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Khi pháp nhân chấm dứt, tàisản của pháp nhân được giải quyết theo quy định của pháp luật.

MỤC 2

CÁC LOẠI PHÁP NHÂN

Điều 100. Các loại pháp nhân

1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũtrang nhân dân.

2. Tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị – xã hội.

3. Tổ chức kinh tế.

4. Tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

5. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

6. Tổ chức khác có đủ các điềukiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật này.

Điều 101. Pháp nhân là cơ quan nhànước, đơn vị vũ trang nhân dân

1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dânđược Nhà nước giao tài sản để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thực hiệncác chức năng khác không nhằm mục đích kinh doanh là pháp nhân khi tham giaquan hệ dân sự.

2. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dânchịu trách nhiệm dân sự liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ củamình bằng kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước.

3. Trong trường hợp cơ quan nhà nước, đơn vị vũtrang nhân dân thực hiện các hoạt động có thu theo quy định của pháp luật thìphải chịu trách nhiệm dân sự liên quan đến hoạt động có thu bằng tài sản cóđược từ hoạt động này.

Điều 102. Pháp nhân là tổ chức chính trị,tổ chức chính trị – xã hội

1. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội quản lý, sử dụng, địnhđoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm thực hiện mục tiêu chính trị, xã hộitheo điều lệ là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

2. Tài sản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội không thể phânchia cho các thành viên.

3. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội chịu trách nhiệm dân sựbằng tài sản của mình, trừ tài sản mà theo quy định của pháp luật không được sửdụng để chịu trách nhiệm dân sự.

Điều 103. Pháp nhân là tổ chức kinh tế

1. Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công tycổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác cóđủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật này là pháp nhân.

2. Tổ chức kinh tế phải có điềulệ.

3. Tổ chức kinh tế chịu tráchnhiệm dân sự bằng tài sản của mình.

Điều 104. Pháp nhân là tổ chức chính trịxã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

1. Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhậnđiều lệ và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc hộiphí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên là pháp nhânkhi tham gia quan hệ dân sự.

2. Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.

3. Trong trường hợp tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội,tổ chức xã hội – nghề nghiệp chấm dứt hoạt động thì tài sản của tổ chức đókhông được phân chia cho các hội viên mà phải được giải quyết theo quy định củapháp luật.

Điều 105. Pháp nhân là quỹ xã hội, quỹ từthiện

1. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phépthành lập, công nhận điều lệ, hoạt động vì mục đích khuyến khích phát triển vănhoá, khoa học, từ thiện và các mục đích xã hội, nhân đạo khác không nhằm mụcđích thu lợi nhuận là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

2. Tài sản của quỹ xã hội, quỹ từ thiện được quản lý, sử dụng và định đoạttheo quy định của pháp luật và phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ do điềulệ quy định.

3. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện chỉ được phép tiến hành các hoạt động quy địnhtrong điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, trong phạm vi tàisản của quỹ và phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản đó.

4. Tổ chức đã lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải chịu trách nhiệm dânsự bằng tài sản thuộc sở hữu của mình về các hoạt động của quỹ và không đượcphân chia tài sản của quỹ trong quá trình quỹ hoạt động.

Trong trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện chấm dứt hoạt động thì tài sảncủa quỹ không được phân chia cho các sáng lập viên mà phải được giải quyết theoquy định của pháp luật.

CHƯƠNG V

HỘ GIA ĐÌNH,TỔ HỢP TÁC

MỤC 1

HỘ GIA ĐÌNH

Điều 106. Hộ gia đình

Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung,cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định làchủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.

Điều 107. Đại diện của hộ gia đình

1. Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong cácgiao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đãthành niên có thể là chủ hộ.

Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác đãthành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự.

2. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộgia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩavụ của cả hộ gia đình.

Điều 108.Tài sản chung của hộ gia đình

Tài sản chung của hộ gia đìnhgồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sảndo các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung,được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sảnchung của hộ.

Điều 109. Chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt tài sản chung của hộ gia đình

1. Các thành viên của hộ giađình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.

2. Việc định đoạt tài sản là tưliệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thànhviên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khácphải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.

Điều 110. Trách nhiệm dân sự của hộgia đình

1. Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm dân sự vềviệc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của hộ gia đình xáclập, thực hiện nhân danh hộ gia đình.

2. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tàisản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộthì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.

MỤC 2

TỔ HỢP TÁC

Điều 111. Tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợpđồng hợp tác có chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ bacá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việcnhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệdân sự.

Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành phápnhân theo quy định của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhântại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Hợp đồng hợp tác có các nội dung chủ yếu sauđây:

a) Mục đích, thời hạn hợp đồnghợp tác;

b) Họ, tên, nơi cư trú của tổtrưởng và các tổ viên;

c) Mức đóng góp tài sản, nếu có;phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các tổ viên;

d) Quyền, nghĩa vụ và tráchnhiệm của tổ trưởng, của các tổ viên;

đ) Điều kiện nhận tổ viên mới vàra khỏi tổ hợp tác;

e) Điều kiện chấm dứt tổ hợptác;

g) Các thoả thuận khác.

Điều 112. Tổ viên tổ hợp tác

Tổ viên tổ hợp tác là cá nhân từ đủ mười támtuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Tổ hợp tác có quyền giao kết hợp đồng lao độngvới người không phải là tổ viên để thực hiện những công việc nhất định.

Điều 113.Đại diện của tổ hợp tác

1. Đại diện của tổ hợp tác trongcác giao dịch dân sự là tổ trưởng do các tổ viên cử ra.

Tổ trưởng tổ hợp tác có thể ủyquyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho tổ.

2. Giao dịch dân sự do người đạidiện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vì mục đích hoạt động của tổ hợp táctheo quyết định của đa số tổ viên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả tổ hợptác.

Điều 114. Tài sản của tổ hợp tác

1. Tài sản do các tổ viên đónggóp, cùng tạo lập và được tặng cho chung là tài sản của tổ hợp tác.

2. Các tổ viên quản lý và sửdụng tài sản của tổ hợp tác theo phương thức thoả thuận.

3. Việc định đoạt tài sản là tưliệu sản xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với cácloại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý.

Điều 115. Nghĩa vụ của tổ viên

Tổ viên có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện sự hợp tác theo nguyên tắc bìnhđẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác;

2. Bồi thường thiệt hại cho tổhợp tác do lỗi của mình gây ra.

Điều 116. Quyền của tổ viên

Tổ viên có các quyền sau đây:

1. Được hưởng hoa lợi, lợi tứcthu được từ hoạt động của tổ hợp tác theo thoả thuận;

2. Tham gia quyết định các vấnđề có liên quan đến hoạt động của tổ hợp tác, thực hiện việc kiểm tra hoạt độngcủa tổ hợp tác.

Điều 117. Trách nhiệm dân sự của tổ hợptác

1. Tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩavụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh tổ hợp tác.

2. Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của tổ; nếu tài sảnkhông đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệmliên đới theo phần tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình.

Điều 118. Nhận tổ viên mới

Tổ hợp tác có thể nhận thêm tổ viên mới, nếu được đa số tổ viên đồng ý, trừtrường hợp có thoả thuận khác.

Điều 119. Ra khỏi tổ hợp tác

1. Tổ viên có quyền ra khỏi tổ hợp tác theo cácđiều kiện đã thoả thuận.

2. Tổ viên ra khỏi tổ hợp tác có quyền yêu cầunhận lại tài sản mà mình đã đóng góp vào tổ hợp tác, được chia phần tài sản củamình trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ của mình đối vớitổ hợp tác theo thoả thuận; nếu việc phân chia tài sản bằng hiện vật mà ảnhhưởng đến việc tiếp tục hoạt động của tổ thì tài sản được trị giá bằng tiền đểchia.

Điều 120. Chấm dứt tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác chấm dứt trong cáctrường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn ghi trong hợpđồng hợp tác;

b) Mục đích của việc hợp tác đãđạt được;

c) Các tổ viên thoả thuận chấmdứt tổ hợp tác.

Trong trường hợp chấm dứt, tổhợp tác phải báo cáo cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đã chứng thực hợpđồng hợp tác.

2. Tổ hợp tác chấm dứt theoquyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp do phápluật quy định.

3. Khi chấm dứt, tổ hợp tác phảithanh toán các khoản nợ của tổ; nếu tài sản của tổ không đủ để trả nợ thì phảilấy tài sản riêng của các tổ viên để thanh toán theo quy định tại Điều 117 củaBộ luật này.

Trong trường hợp các khoản nợ đãđược thanh toán xong mà tài sản của tổ vẫn còn thì được chia cho các tổ viêntheo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thoảthuận khác.

CHƯƠNG VI

GIAO DỊCHDÂN SỰ

Điều 121. Giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh,thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giaodịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vidân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không viphạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tựnguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện cóhiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

Điều 123. Mục đích của giao dịch dânsự

Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợppháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.

Điều 124. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói,bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tửdưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định giaodịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứngthực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Điều 125. Giao dịch dân sự có điều kiện

1. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủybỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinhhoặc hủy bỏ.

2. Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sựkhông thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ bathì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc củangười thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịchdân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.

Điều 126.Giải thích giao dịch dân sự

1. Trong trường hợp giao dịchdân sự có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giaodịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:

a) Theo ý muốn đích thực của cácbên khi xác lập giao dịch;

b) Theo nghĩa phù hợp với mụcđích của giao dịch;

c) Theo tập quán nơi giao dịchđược xác lập.

2. Việc giải thích hợp đồng dânsự được thực hiện theo quy định tại Điều 409 của Bộ luật này, việc giải thíchnội dung di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 673 của Bộ luật này.

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điềukiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.

Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệudo vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung viphạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của pháp luật là những quy định củapháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chunggiữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôntrọng.

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệudo giả tạo

Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cáchgiả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còngiao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệutheo quy định của Bộ luật này.

Trong trường hợp xác lập giaodịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vôhiệu.

Điều 130. Giao dịch dân sự vô hiệu dongười chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế nănglực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vidân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thìtheo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vôhiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện củahọ xác lập, thực hiện.

Điều 131. Giao dịch dân sự vô hiệudo bị nhầm lẫn

Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầmlẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫncó quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia khôngchấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vôhiệu.

Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm chobên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy địnhtại Điều 132 của Bộ luật này.

Điều 132. Giao dịch dân sự vô hiệudo bị lừa dối, đe dọa

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừadối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó làvô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của mộtbên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tínhchất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịchđó.

Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bênhoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránhthiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mìnhhoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.

Điều 133. Giao dịch dân sự vô hiệu dongười xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thờiđiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toàán tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu dokhông tuân thủ quy định về hình thức

Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiệncó hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của mộthoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc cácbên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thờihạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.

Điều 135. Giao dịch dân sự vô hiệu từngphần

Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưngkhông ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.

Điều 136. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyênbố giao dịch dân sự vô hiệu

1. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy địnhtại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngàygiao dịch dân sự được xác lập.

2. Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 củaBộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệukhông bị hạn chế.

Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịchdân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng banđầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vậtthì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tứcthu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệthại phải bồi thường.

Điều 138. Bảo vệ quyền lợi của người thứba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch làđộng sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịchkhác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực,trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này.

2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phảiđăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp ngườithứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch vớingười mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sởhữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án,quyết định bị hủy, sửa.

CHƯƠNG VII

ĐẠI DIỆN

Điều 139.Đại diện

1. Đại diện là việc một người(sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đâygọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm viđại diện.

2. Cá nhân, pháp nhân, chủ thểkhác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cánhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phảitự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

3. Quan hệ đại diện được xác lậptheo pháp luật hoặc theo ủy quyền.

4. Người được đại diện có quyền,nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập.

5. Người đại diện phải có nănglực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của Bộluật này.

Điều 140.Đại diện theo pháp luật

Đại diện theo pháp luật là đạidiện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Điều 141.Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luậtbao gồm:

1. Cha, mẹ đối với con chưathành niên;

2. Người giám hộ đối với ngườiđược giám hộ;

3. Người được Toà án chỉ địnhđối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

4. Người đứng đầu pháp nhân theoquy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền;

5. Chủ hộ gia đình đối với hộgia đình;

6. Tổ trưởng tổ hợp tác đối vớitổ hợp tác;

7. Những người khác theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 142. Đại diện theo ủy quyền

1. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữangười đại diện và người được đại diện.

2. Hình thức ủy quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quyđịnh việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.

Điều 143.Người đại diện theo ủy quyền

1. Cá nhân, người đại diện theopháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giaodịch dân sự.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đếnchưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợppháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lênxác lập, thực hiện.

Điều 144. Phạm vi đại diện

1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịchdân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác.

2. Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền.

3. Người đại diện chỉ được thựchiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

4. Người đại diện phải thông báocho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.

5. Người đại diện không được xáclập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba màmình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác.

Điều 145. Hậu quả của giao dịch dân sự dongười không có quyền đại diện xác lập, thực hiện

1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiệnkhông làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợpngười đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với ngườikhông có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đạidiện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này màkhông trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối vớingười được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiệnnghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịchbiết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.

2. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phươngchấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồithường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không cóquyền đại diện mà vẫn giao dịch.

Điều 146. Hậu quả của giao dịch dân sự dongười đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm viđại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối vớiphần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp ngườiđược đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thìngười đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình vềphần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện.

2. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thựchiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặctoàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp ngườiđó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

3. Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cốý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệthại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệthại.

Điều 147. Chấm dứt đại diện của cá nhân

1. Đại diện theo pháp luật củacá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a) Người được đại diện đã thànhniên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

b) Người được đại diện chết;

c) Các trường hợp khác do pháp luậtquy định.

2. Đại diện theo ủy quyền của cánhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a) Thời hạn ủy quyền đã hết hoặccông việc được ủy quyền đã hoàn thành;

b) Người ủy quyền hủy bỏ việc ủyquyền hoặc người được ủy quyền từ chối việc ủy quyền;

c) Người ủy quyền hoặc ngườiđược ủy quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

Khi chấm dứt đại diện theo ủyquyền, người đại diện phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản với người đượcđại diện hoặc với người thừa kế của người được đại diện.

Điều 148.Chấm dứt đại diện của pháp nhân

1. Đại diện theo pháp luật củapháp nhân chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt.

2. Đại diện theo ủy quyền củapháp nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a) Thời hạn ủy quyền đã hết hoặccông việc được ủy quyền đã hoàn thành;

b) Người đại diện theo pháp luậtcủa pháp nhân hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối việc ủyquyền;

c) Pháp nhân chấm dứt hoặc ngườiđược ủy quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

Khi chấm dứt đại diện theo ủyquyền, người đại diện phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản với pháp nhân ủyquyền hoặc pháp nhân kế thừa.

CHƯƠNG VIII

THỜI HẠN

Điều 149. Thời hạn

1. Thời hạn là một khoảng thời gian được xácđịnh từ thời điểm này đến thời điểm khác.

2. Thời hạn có thể được xác định bằng phút,giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

Điều 150. Áp dụng cách tính thời hạn

1. Cách tính thời hạn được áp dụng theo quyđịnh của Bộ luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quyđịnh khác.

2. Thời hạn được tính theo dương lịch.

Điều 151. Quy định về thời hạn, thờiđiểm tính thời hạn

1. Trong trường hợp các bên có thoả thuận vềthời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, mộtgiờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó đượctính như sau:

a) Một năm là ba trăm sáu mươilăm ngày;

b) Nửa năm là sáu tháng;

c) Một tháng là ba mươi ngày;

d) Nửa tháng là mười lăm ngày;

đ) Một tuần là bảy ngày;

e) Một ngày là hai mươi tư giờ;

g) Một giờ là sáu mươi phút;

h) Một phút là sáu mươi giây.

2. Trong trường hợp các bên thoảthuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng thì thời điểm đó được quyđịnh như sau:

a) Đầu tháng là ngày đầu tiêncủa tháng;

b) Giữa tháng là ngày thứ mườilăm của tháng;

c) Cuối tháng là ngày cuối cùngcủa tháng.

3. Trong trường hợp các bên thoảthuận về thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm thì thời điểm đó được quy địnhnhư sau:

a) Đầu năm là ngày đầu tiên củatháng một;

b) Giữa năm là ngày cuối cùngcủa tháng sáu;

c) Cuối năm là ngày cuối cùngcủa tháng mười hai.

Điều 152. Thời điểm bắt đầu thời hạn

1. Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờthì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.

2. Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần,tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếptheo của ngày được xác định.

3. Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thìngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày xảy rasự kiện đó.

Điều 153. Kết thúc thời hạn

1. Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúcngày cuối cùng của thời hạn.

2. Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúcngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.

3. Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kếtthúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thờihạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của thángđó.

4. Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúcngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.

5. Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễthì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉđó.

6. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờcủa ngày đó.

CHƯƠNG IX

THỜI HIỆU

Điều 154.Thời hiệu

Thời hiệu là thời hạn do phápluật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự,được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêucầu giải quyết việc dân sự.

Điều 155. Các loại thời hiệu

1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn màkhi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.

2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thờihạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việcthực hiện nghĩa vụ.

3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thểđược quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự làthời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợiích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.

Điều 156. Cách tính thời hiệu

Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu vàchấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

Điều 157. Hiệu lực của thời hiệu hưởngquyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

1. Trong trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dânsự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệuđó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới có hiệulực.

2. Thời hiệu hưởng quyền dân sự không áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhànước không có căn cứ pháp luật;

b) Việc hưởng quyền nhân thân không gắn với tàisản.

3. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự không ápdụng trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với Nhà nước, trừ trường hợp phápluật có quy định khác.

Điều 158. Tính liên tục của thời hiệuhưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩavụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiệnlàm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm giánđoạn chấm dứt.

2. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩavụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:

a) Có sự giải quyết của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu;

b) Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụngthời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp.

3. Thời hiệu cũng được tính liên tục trongtrường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giaohợp pháp cho người khác.

Điều 159. Bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụán dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày quyền, lợi ích hợppháp bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinhquyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 160. Không áp dụng thời hiệu khởikiện vụ án dân sự

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự không áp dụng trong những trường hợp sauđây:

1. Yêu cầu hoàn trả tài sảnthuộc hình thức sở hữu nhà nước;

2. Yêu cầu bảo vệ quyền nhânthân bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

3. Các trường hợp khác do phápluật quy định.

Điều 161. Thời gian không tính vào thờihiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêucầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sauđây:

1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyềnkhởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lườngtrước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiếtvà khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làmcho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợppháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dânsự của mình;

2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, ngườicó quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự;

3. Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác màkhông thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưathành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hànhvi dân sự chết.

Điều 162. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiệnvụ án dân sự

1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:

a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đốivới người khởi kiện;

b) Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với ngườikhởi kiện;

c) Các bên đã tự hoà giải vớinhau.

2. Thời hiệu khởi kiện vụ án dânsự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản1 Điều này.

PHẦN THỨ HAI

TÀI SẢNVÀ QUYỀN SỞ HỮU

CHƯƠNG X

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 163.Tài sản

Tài sản bao gồm vật, tiền, giấytờ có giá và các quyền tài sản.

Điều 164. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sửdụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể kháccó đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.

Điều 165. Nguyên tắc thực hiện quyền sởhữu

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sảnnhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợiích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 166. Chịu rủi ro về tài sản

Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêuhủy hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thoả thuận kháchoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 167. Đăng ký quyền sở hữu tàisản

Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng kýtheo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sởhữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác.

Điều 168. Thời điểm chuyển quyền sởhữu đối với tài sản

1. Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất độngsản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luậtcó quy định khác.

2. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản cóhiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật cóquy định khác.

Điều 169. Bảo vệ quyền sở hữu

1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủthể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.

2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạttrái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.

Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳngười nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sảnbị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.

3. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý doquốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụngcó bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 170. Căn cứ xác lập quyền sởhữu

Quyền sở hữu được xác lập đốivới tài sản trong các trường hợp sau đây:

1. Do lao động, do hoạt động sảnxuất, kinh doanh hợp pháp;

2. Được chuyển quyền sở hữu theothoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

3. Thu hoa lợi, lợi tức;

4. Tạo thành vật mới do sápnhập, trộn lẫn, chế biến;

5. Được thừa kế tài sản;

6. Chiếm hữu trong các điều kiệndo pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôngiấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;

7. Chiếm hữu tài sản không cócăn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quyđịnh tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này;

8. Các trường hợp khác do phápluật quy định.

Điều 171. Căn cứ chấm dứt quyền sởhữu

Quyền sở hữu chấm dứt trong các trường hợp sauđây:

1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình chongười khác;

2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình;

3. Tài sản bị tiêu hủy;

4. Tài sản bị xử lý để thực hiệnnghĩa vụ của chủ sở hữu;

5. Tài sản bị trưng mua;

6. Tài sản bị tịch thu;

7. Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên,gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà ngườikhác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định;tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại khoản 1Điều 247 của Bộ luật này;

8. Các trường hợp khác do phápluật quy định.

Điều 172. Hình thức sở hữu

Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tậpthể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tậpthể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị – xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xãhội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Điều 173. Các quyền của người khôngphải là chủ sở hữu đối với tài sản

1. Người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyềnchiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theothoả thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Các quyền của người khôngphải là chủ sở hữu đối với tài sản bao gồm:

a) Quyền sử dụng đất;

b) Quyền sử dụng hạn chế bấtđộng sản liền kề;

c) Các quyền khác theo thoảthuận hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Việc chủ sở hữu chuyển quyềnsở hữu tài sản cho người khác không phải là căn cứ để chấm dứt các quyền củangười không phải là chủ sở hữu đối với tài sản đó quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Các quyền đối với tài sản củangười không phải là chủ sở hữu được bảo vệ theo quy định tại Điều 261 của Bộluật này.

5. Các quyền của người khôngphải là chủ sở hữu đối với tài sản phải đăng ký bao gồm quyền sử dụng đất,quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo thoả thuận và các quyền kháctheo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG XI

CÁCLOẠI TÀI SẢN

Điều 174. Bất động sản và động sản

1. Bất động sản là các tài sảnbao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắnliền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

c) Các tài sản khác gắn liền vớiđất đai;

d) Các tài sản khác do pháp luậtquy định.

2. Động sản là những tài sảnkhông phải là bất động sản.

Điều 175.Hoa lợi, lợi tức

1. Hoa lợi là sản vật tự nhiênmà tài sản mang lại.

2. Lợi tức là các khoản lợi thuđược từ việc khai thác tài sản.

Điều 176. Vật chính và vật phụ

1. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.

2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vậtchính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vậtphụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 177.Vật chia được và vật không chia được

1. Vật chia được là vật khi bịphân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.

2. Vật không chia được là vậtkhi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng banđầu.

Khi cần phân chia vật không chiađược thì phải trị giá thành tiền để chia.

Điều 178. Vật tiêu hao và vật không tiêuhao

1. Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữđược tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng chomượn.

2. Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữđược tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Điều 179. Vật cùng loại và vật đặcđịnh

1. Vật cùng loại là những vật có cùng hìnhdáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.

Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thaythế cho nhau.

2. Vật đặc định là vật phân biệt được với cácvật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu,đặc tính, vị trí.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc địnhthì phải giao đúng vật đó.

Điều 180. Vật đồng bộ

Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhauhợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phầnhoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giátrị sử dụng của vật đó bị giảm sút.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộcác phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 181. Quyền tài sản

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao tronggiao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.

CHƯƠNG XII

NỘI DUNGQUYỀN SỞ HỮU

MỤC 1

QUYỀN CHIẾM HỮU

Điều 182. Quyền chiếm hữu

Quyền chiếm hữu là quyền nắmgiữ, quản lý tài sản.

Điều 183. Chiếm hữu có căn cứ phápluật

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữutài sản trong các trường hợp sau đây:

1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

2. Người được chủ sở hữu ủy quyềnquản lý tài sản;

3. Người được chuyển giao quyềnchiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

4. Người phát hiện và giữ tàisản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi,bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luậtquy định;

5. Người phát hiện và giữ giasúc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do phápluật quy định;

6. Các trường hợp khác do phápluật quy định.

Điều 184. Quyền chiếm hữu của chủ sởhữu

Trong trường hợp chủ sở hữu chiếm hữu tài sảnthuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí củamình để nắm giữ, quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xãhội.

Việc chiếm hữu của chủ sở hữu không bị hạn chế,gián đoạn về thời gian, trừ trường hợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm hữucho người khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 185. Quyền chiếm hữu của ngườiđược chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

1. Khi chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản chongười khác thì người được ủy quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trongphạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

2. Người được ủy quyền quản lý tài sản khôngthể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo căn cứ về thời hiệu quyđịnh tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.

Điều 186. Quyền chiếm hữu của người đượcgiao tài sản thông qua giao dịch dân sự

1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mànội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sảnphải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung củagiao dịch.

2. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyểnquyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác, nếu được chủ sở hữu đồng ý.

3. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sảnđược giao theo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luậtnày.

Điều 187. Quyền chiếm hữu tài sản bịđánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ailà chủ sở hữu

1. Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏquên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sởhữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho ủyban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhànước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Người phát hiện tài sản không xác định được ailà chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm đượcchiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sởhữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đối với tài sản do người khác tẩu tán nhằmche giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dânsự thì người phát hiện phải thông báo hoặc giao nộp ngay cho cơ quan nhà nướccó thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 188. Quyền chiếm hữu gia súc,gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc

Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vậtnuôi dưới nước bị thất lạc phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếuchưa xác định được chủ sở hữu thì được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm pháthiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu.

Điều 189. Chiếm hữu không có căn cứ phápluật nhưng ngay tình

Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luậtnày là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là ngườichiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không cócăn cứ pháp luật.

Điều 190. Chiếm hữu liên tục

Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong mộtkhoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên tục, kểcả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.

Điều 191. Chiếm hữu công khai

Việc chiếm hữu tài sản được coi là chiếm hữucông khai khi thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếmhữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản,giữ gìn như tài sản của chính mình.

MỤC 2

QUYỀN SỬ DỤNG

Điều 192. Quyền sử dụng

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng,hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Điều 193. Quyền sử dụng của chủ sở hữu

Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữucủa mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tàisản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đếnlợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của ngườikhác.

Điều 194. Quyền sử dụng của người khôngphải là chủ sở hữu

1. Quyền sử dụng tài sản có thể được chuyển giao cho người khác thông quahợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Người không phải là chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản đúng tính năng,công dụng, đúng phương thức.

2. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyềnkhai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của phápluật.

MỤC 3

QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT

Điều 195. Quyền định đoạt

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyềnsở hữu đó.

Điều 196. Điều kiện định đoạt

Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiệntheo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sảnthì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.

Điều 197. Quyền định đoạt của chủ sở hữu

Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏhoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luậtđối với tài sản.

Điều 198. Quyền định đoạt của người khôngphải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủyquyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

Người được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạtphù hợp với ý chí, lợi ích của chủ sở hữu.

Điều 199. Hạn chế quyền định đoạt

1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do pháp luật quy định.

2. Khi tài sản đem bán là ditích lịch sử, văn hoá thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.

Trong trường hợp pháp nhân, cánhân, chủ thể khác có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy địnhcủa pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua chocác chủ thể đó.

CHƯƠNGXIII

CÁCHÌNH THỨC SỞ HỮU

MỤC 1

SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

Điều 200. Tài sản thuộc hình thức sởhữu nhà nước

Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồmđất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi,sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển,thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanhnghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoahọc, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do phápluật quy định.

Điều 201. Thực hiện quyền của chủ sở hữuđối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước

1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sởhữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước.

2. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quảvà tiết kiệm tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước.

Điều 202. Quản lý, sử dụng, địnhđoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước

Việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộchình thức sở hữu nhà nước được thực hiện trong phạm vi và theo trình tự do phápluật quy định.

Điều 203. Thực hiện quyền sở hữu nhà nướcđối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước

1. Khi tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước được đầu tư vào doanh nghiệpnhà nước thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theoquy định của pháp luật về doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp nhà nước có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyênvà các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật về doanhnghiệp.

Điều 204. Thực hiện quyền sở hữu nhànước đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang

1. Khi tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nướcđược giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang thì Nhà nước thực hiện quyềnkiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.

2. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang có quyềnquản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài sảnđược Nhà nước giao.

Điều 205. Thực hiện quyền sở hữu nhà nướcđối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổchức chính trị xã hội – nghề nghiệp

1. Khi tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước được giao cho tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp thì Nhànước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp có quyền quản lý, sử dụng tài sản được Nhà nước giao đúng mụcđích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do pháp luật quy định phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ.

Điều 206. Quyền của doanh nghiệp, hộ giađình, tổ hợp tác và cá nhân đối với việc sử dụng, khai thác tài sản thuộc hìnhthức sở hữu nhà nước

Trong trường hợp pháp luật có quy định và được cơ quan nhà nước có thẩmquyền cho phép, doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ hợp tác và cá nhân được sử dụngđất, khai thác nguồn lợi thủy sản và tài nguyên khác thuộc hình thức sở hữu nhànước và phải sử dụng, khai thác đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện đầy đủnghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 207. Tài sản thuộc hình thức sởhữu nhà nước chưa được giao cho tổ chức, cá nhân quản lý

Đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nướcmà chưa được giao cho tổ chức, cá nhân quản lý thì Chính phủ tổ chức thực hiệnviệc bảo vệ, điều tra, khảo sát và lập quy hoạch đưa vào khai thác.

MỤC 2

SỞ HỮU TẬP THỂ

Điều 208. Sở hữu tập thể

Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặccác hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng gópvốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung đượcquy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùngquản lý và cùng hưởng lợi.

Điều 209. Tài sản thuộc hình thức sởhữu tập thể

Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp củacác thành viên, thu nhập hợp pháp do sản xuất, kinh doanh, được Nhà nước hỗ trợhoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sởhữu của tập thể đó.

Điều 210. Chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể

1. Việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sảnthuộc hình thức sở hữu tập thể phải tuân theo pháp luật, phù hợp với điều lệcủa tập thể đó, bảo đảm sự phát triển ổn định của sở hữu tập thể.

2. Tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể đượcgiao cho các thành viên khai thác công dụng bằng sức lao động của mình tronghoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất, pháttriển kinh tế chung và lợi ích, nhu cầu của các thành viên.

3. Thành viên của tập thể có quyền được ưu tiênmua, thuê, thuê khoán tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể.

MỤC 3

SỞ HỮU TƯ NHÂN

Điều 211. Sở hữu tư nhân

Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối vớitài sản hợp pháp của mình.

Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữutiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân.

Điều 212. Tài sản thuộc hình thức sởhữu tư nhân

1. Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở,tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợppháp khác của cá nhân là tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân.

Tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhânkhông bị hạn chế về số lượng, giá trị.

2. Cá nhân không được sở hữu đối với tài sản màpháp luật quy định không thể thuộc hình thức sở hữu sở hữu tư nhân.

Điều 213. Chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân

1. Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùnghoặc sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác phù hợp với quy định của phápluật.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sảnthuộc hình thức sở hữu tư nhân không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đếnlợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của ngườikhác.

MỤC 4

SỞ HỮU CHUNG

Điều 214.Sở hữu chung

Sở hữu chung là sở hữu của nhiềuchủ sở hữu đối với tài sản.

Sở hữu chung bao gồm sở hữuchung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Tài sản thuộc hình thức sở hữuchung là tài sản chung.

Điều 215. Xác lập quyền sở hữu chung

Quyền sở hữu chung được xác lập theo thoả thuận của các chủ sở hữu, theoquy định của pháp luật hoặc theo tập quán.

Điều 216.Sở hữu chung theo phần

1. Sở hữu chung theo phần là sởhữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đốivới tài sản chung.

2. Mỗi chủ sở hữu chung theophần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phầnquyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 217.Sở hữu chung hợp nhất

1. Sở hữu chung hợp nhất là sởhữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xácđịnh đối với tài sản chung.

Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sởhữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

2. Các chủ sở hữu chung hợp nhấtcó quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

Điều 218.Sở hữu chung hỗn hợp

1. Sở hữu chung hỗn hợp là sởhữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhaugóp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.

2. Tài sản được hình thành từnguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sảnxuất, kinh doanh hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật làtài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.

3. Việc chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải tuân theo quy định tại Điều 216của Bộ luật này và các quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổchức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm về tàisản và phân chia lợi nhuận.

Điều 219. Sở hữu chung của vợ chồng

1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.

2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sứccủa mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tàisản chung.

3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sửdụng, định đoạt tài sản chung.

4. Tài sản chung của vợ chồng cóthể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Toà án.

Điều 220. Sở hữu chung của cộng đồng

1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản,buôn, sóc, cộng đồng tôn giáo và các cộng đồng dân cư khác đối với tài sản đượchình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhauđóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quyđịnh của pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cả cộngđồng.

2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sảnchung theo thoả thuận hoặc theo tập quán, vì lợi ích của cộng đồng nhưng khôngđược trái pháp luật, đạo đức xã hội.

3. Tài sản chung của cộng đồnglà tài sản chung hợp nhất.

Điều 221. Chiếm hữu tài sản chung

Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chungtheo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật cóquy định khác.

Điều 222.Sử dụng tài sản chung

1. Mỗi chủ sở hữu chung theophần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chungtương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận kháchoặc pháp luật có quy định khác.

2. Các chủ sở hữu chung hợp nhấtcó quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từtài sản chung, nếu không có thoả thuận khác.

Điều 223. Định đoạt tài sản chung

1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền địnhđoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của phápluật.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất đượcthực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của phápluật.

3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bánphần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đốivới tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận đượcthông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào muathì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sựvi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiệncó sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủsở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ củangười mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữuchung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không cóngười thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữuchung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.

Điều 224.Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung

1. Trong trường hợp sở hữu chungcó thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sảnchung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chungtrong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sảnchung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vậtthì được trị giá thành tiền để chia.

2. Trong trường hợp có người yêucầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khingười đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thìngười yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán vàđược tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác.

Nếu không thể chia phần quyền sởhữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đốithì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu củamình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Điều 225.Sở hữu chung trong nhà chung cư

1. Phần diện tích, trang thiếtbị dùng chung trong nhà chung cư thuộc sở hữu chung của tất cả chủ sở hữu cáccăn hộ trong nhà đó và không thể phân chia, trừ trường hợp pháp luật có quyđịnh khác hoặc có sự thoả thuận của tất cả các chủ sở hữu.

2. Chủ sở hữu các căn hộ trongnhà chung cư có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng phầndiện tích và thiết bị chung.

3. Trong trường hợp nhà chung cưbị tiêu hủy thì chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền sử dụng diệntích mặt đất của nhà chung cư theo quy định của pháp luật.

Điều 226. Chấm dứt sở hữu chung

Sở hữu chung chấm dứt trong cáctrường hợp sau đây:

1. Tài sản chung đã được chia;

2. Một trong số các chủ sở hữuchung được hưởng toàn bộ tài sản chung;

3. Tài sản chung không còn;

4. Các trường hợp khác theo quyđịnh của pháp luật.

MỤC 5

SỞ HỮU CỦA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ -XÃ HỘI

Điều 227. Sở hữu của tổ chức chính trị, tổchức chính trị – xã hội

Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội là sở hữu của tổchức đó nhằm thực hiện mục đích chung quy định trong điều lệ.

Điều 228. Tài sản thuộc hình thức sở hữucủa tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội

1. Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sảnđược tặng cho chung và từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật làtài sản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước đã chuyển giao quyền sở hữu cho tổchức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội là tài sản thuộc sở hữu của tổ chứcđó.

2. Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước giao cho tổ chức chính trị, tổchức chính trị – xã hội để quản lý và sử dụng thì không thuộc sở hữu của tổchức đó.

Điều 229. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạttài sản thuộc hình thức sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xãhội

Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thực hiện quyền chiếm hữu, sửdụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật vàphù hợp với mục đích hoạt động được quy định trong điều lệ.

MỤC 6

SỞ HỮU CỦA TỔCHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI – NGHỀ NGHIỆP,

TỔCHỨC XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI – NGHỀ NGHIỆP

Điều 230. Sở hữu của tổ chức chính trị xãhội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chứcxã hội – nghề nghiệp là sở hữu của cả tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chungcủa các thành viên được quy định trong điều lệ.

Điều 231. Tài sản thuộc hình thức sở hữucủa tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp

Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản đượctặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tàisản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội – nghề nghiệp đó.

Điều 232. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạttài sản thuộc hình thức sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổchức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữucủa mình theo quy định của pháp luật và phù hợp với mục đích hoạt động được quyđịnh trong điều lệ.

CHƯƠNG XIV

XÁC LẬP,CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU

MỤC 1

XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU

Điều 233. Xác lập quyền sở hữu đốivới tài sản có được do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp

Người lao động, người tiến hành hoạt động sảnxuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản do lao động, do hoạtđộng sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó.

Điều 234.Xác lập quyền sở hữu theo thoả thuận

Người được giao tài sản thôngqua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó,kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặcpháp luật không có quy định khác.

Điều 235. Xác lập quyền sở hữu đối với hoalợi, lợi tức

Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tứctheo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoalợi, lợi tức đó.

Điều 236. Xác lập quyền sở hữu trongtrường hợp sáp nhập

1. Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhậpvới nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sápnhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sởhữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vậtphụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vậtmới được tạo thành; chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vậtphụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thoả thuận khác.

2. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản làđộng sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là củamình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sởhữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người sáp nhập tàisản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sảncủa người đó;

b) Yêu cầu người sáp nhập tàisản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại, nếu khôngnhận tài sản mới.

3. Khi một người sáp nhập tàisản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đãbiết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sựđồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập cóquyền yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mìnhvà bồi thường thiệt hại.

Điều 237. Xác lập quyền sở hữu trongtrường hợp trộn lẫn

1. Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫnvới nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữuchung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.

2. Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình,mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sựđồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn cómột trong các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người đã trộn lẫn tàisản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trịtài sản của người đó;

b) Yêu cầu người đã trộn lẫn tàisản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại, nếu khôngnhận tài sản mới.

Điều 238. Xác lập quyền sở hữu trongtrường hợp chế biến

1. Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới cũnglà chủ sở hữu của vật mới được tạo thành.

2. Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến màngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giátrị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.

3. Trong trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyênvật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vậtliệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạothành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyênvật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thườngthiệt hại.

Điều 239. Xác lập quyền sở hữu đối với vậtvô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu

1. Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó.

Người đã phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đótheo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộcNhà nước.

2. Người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báohoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gầnnhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ củangười giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.

ủy ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho ngườiphát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.

Trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản thìsau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai làchủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định củapháp luật; nếu vật là bất động sản thì sau năm năm, kể từ ngày thông báo côngkhai vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì bất động sản đó thuộc Nhànước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của phápluật.

Điều 240. Xác lập quyền sở hữu đối với vậtbị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy

Vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác địnhđược ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữuđối với vật đó được xác định như sau:

1. Vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hoá thì thuộc Nhà nước; ngườitìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;

2. Vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hoá, mà có giá trịđến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của ngườitìm thấy; nếu vật tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhànước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tốithiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lươngtối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.

Điều 241. Xác lập quyền sở hữu đốivới vật do người khác đánh rơi, bỏ quên

1. Người nhặt được vật do người khác đánh rơihoặc bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phảithông báo hoặc trả lại vật cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánhrơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã,phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sởhữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vậtphải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

2. Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khaivề vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đếnnhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy địnhthì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn mườitháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quảnngười nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nướcquy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhànước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.

3. Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên là di tích lịchsử, văn hoá mà sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, không xác định đượcchủ sở hữu hoặc không có người đến nhận thì vật đó thuộc Nhà nước; người nhặtđược vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 242. Xác lập quyền sở hữu đối với giasúc bị thất lạc

Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo cho ủy ban nhân dânxã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữubiết mà nhận lại. Chủ sở hữu nhận lại gia súc bị thất lạc phải thanhtoán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được.

Sau sáu tháng, kể từ ngày thôngbáo công khai mà không có người đến nhận thì gia súc đó thuộc sở hữu của ngườibắt được; nếu gia súc bắt được là gia súc thả rông theo tập quán thì thời hạnnày là một năm.

Trong thời gian nuôi giữ gia súcbị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng mộtnửa số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chếtgia súc.

Điều 243. Xác lập quyền sở hữu đối với giacầm bị thất lạc

Trong trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc, mà người khác bắt đượcthì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhậnlại. Chủ sở hữu nhận lại gia cầm bị thất lạc phải thanh toán tiền côngnuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được.

Sau một tháng, kể từ ngày thôngbáo công khai mà không có người đến nhận thì gia cầm đó thuộc sở hữu của ngườibắt được.

Trong thời gian nuôi giữ gia cầmbị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra vàphải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.

Điều 244. Xác lập quyền sở hữu đốivới vật nuôi dưới nước

Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyểntự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng,ao, hồ đó. Trong trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thểxác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đóphải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau một tháng, kể từngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì vật nuôi dưới nước đóthuộc sở hữu người có ruộng, ao, hồ đó.

Điều 245. Xác lập quyền sở hữu dođược thừa kế

Người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sảnthừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này.

Điều 246. Xác lập quyền sở hữu theo bảnán, quyết định của Toà án hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền khác

Quyền sở hữu có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định của Toà ánhoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Điều 247. Xác lập quyền sở hữu theo thờihiệu

1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luậtnhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản,ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từthời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứpháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là baolâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó.

MỤC 2

CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU

Điều 248. Chủ sở hữu chuyển giao quyền sởhữu của mình cho người khác

Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông quahợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay hoặc thông qua việc để thừa kếthì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phátsinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.

Điều 249. Từ bỏ quyền sở hữu

Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đốivới tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứngtỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.

Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thểgây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sởhữu phải tuân theo quy định của pháp luật.

Điều 250. Tài sản mà người khác đãđược xác lập quyền sở hữu

Khi vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, giacầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã đượcxác lập quyền sở hữu theo quy định tại các điều từ Điều 241 đến Điều 244 của Bộluật này thì quyền sở hữu của những người có tài sản đó chấm dứt.

Khi quyền sở hữu của người chiếm hữu đã đượcxác lập theo quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này thì chấm dứt quyềnsở hữu của người có tài sản bị chiếm hữu.

Điều 251. Xử lý tài sản để thực hiện nghĩavụ của chủ sở hữu

1. Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý đểthực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Toà án hoặc cơ quan nhànước có thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác.

2. Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụngđối với tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật.

3. Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sởhữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó.

4. Việc xử lý quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luậtvề đất đai.

Điều 252. Tài sản bị tiêu hủy

Khi tài sản bị tiêu hủy thìquyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt.

Điều 253.Tài sản bị trưng mua

Khi tài sản bị trưng mua theoquyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì lý do quốc phòng, an ninh vàvì lợi ích quốc gia thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu đó chấm dứtkể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực phápluật.

Điều 254.Tài sản bị tịch thu

Khi tài sản của chủ sở hữu dophạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữuđối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Toà án,quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.

CHƯƠNG XV

BẢOVỆ QUYỀN SỞ HỮU

Điều 255. Các biện pháp bảo vệ quyềnsở hữu

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyềnyêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâmphạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cảntrở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồithường thiệt hại.

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyềntự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằngnhững biện pháp theo quy định của pháp luật.

Điều 256.Quyền đòi lại tài sản

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợppháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi vềtài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyềnchiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy địnhtại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sựchiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộluật này.

Điều 257. Quyền đòi lại động sản khôngphải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từngười chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có đượcđộng sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền địnhđoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sởhữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trườnghợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

Điều 258. Quyền đòi lại động sản phải đăngký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản,trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông quabán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhànước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải làchủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

Điều 259. Quyền yêu cầu ngăn chặn hoặcchấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu,quyền chiếm hữu hợp pháp

Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, ngườichiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luậtphải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêucầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vivi phạm.

Điều 260.Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợppháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữucủa mình bồi thường thiệt hại.

Điều 261. Bảo vệ quyền của người chiếm hữumà không phải là chủ sở hữu

Các quyền được quy định tại các điều từ Điều 255 đến Điều 260 của Bộ luậtnày cũng thuộc về người tuy không phải là chủ sở hữu nhưng chiếm hữu tài sảntrên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề hoặctheo căn cứ khác do pháp luật quy định hoặc theo thoả thuận.

CHƯƠNG XVI

NHỮNG QUY ĐỊNHKHÁC VỀ QUYỀN SỞ HỮU

Điều 262. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trongtrường hợp xảy ra tình thế cấp thiết

1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đangthực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp phápcủa mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành độnggây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

2. Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu tài sản không được cản trở ngườikhác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tàisản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơxảy ra.

3. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạmquyền sở hữu. Chủ sở hữu được bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 3Điều 614 của Bộ luật này.

Điều 263. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trongviệc bảo vệ môi trường

Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theocác quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thìphải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quảvà bồi thường thiệt hại.

Điều 264. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trongviệc tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Khi thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, chủ sởhữu phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyềnsở hữu để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhànước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 265.Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản

1. Ranh giới giữa các bất độngsản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xácđịnh theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên màkhông có tranh chấp.

2. Người có quyền sử dụng đấtđược sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trongkhuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của ngườikhác.

Người sử dụng đất chỉ được trồngcây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình vàtheo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phảixén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trong trường hợp ranh giới làkênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng,duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách.

Điều 266. Quyền sở hữu đối với mốc giớingăn cách các bất động sản

1. Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xâytường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng đấtliền kề có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tườngngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản;những vật mốc giới này là sở hữu chung của những người đó.

Trong trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giớivà được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sởhữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thoảthuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chínhđáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thuđược từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kềkhông được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừtrường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

Trong trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sởhữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tườngcủa mình.

Điều 267. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xâydựng

1. Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp luậtvề xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách màpháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợppháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.

2. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đếnbất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu công trình phải cho ngừngngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất độngsản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3. Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại và các côngtrình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu phảixây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, antoàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.

Điều 268. Nghĩa vụ bảo đảm an toàn đối vớicông trình xây dựng liền kề

Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng các công trình dưới mặt đất, chủ sở hữucông trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựngquy định.

Trong trường hợp công trình có nguy cơ đe doạ sự an toàn bất động sản liềnkề và xung quanh thì chủ công trình phải thực hiện ngay các biện pháp khắcphục; nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh thìphải bồi thường.

Điều 269. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trongviệc thoát nước mưa

Chủ sở hữu nhà phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà củamình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.

Điều 270. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trongviệc thoát nước thải

Chủ sở hữu nhà phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ranơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sởhữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng làm ônhiễm môi trường.

Điều 271. Hạn chế quyền trổ cửa

1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh,nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Mái che trên cửa ra vào, cửasổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.

Điều 272. Quyền yêu cầu sửa chữa, phá dỡbất động sản liền kề

Trong trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bấtđộng sản liền kề hoặc nơi sinh hoạt công cộng thì chủ sở hữu phải chặt cây, sửachữa hoặc phá dỡ công trình xây dựng đó.

Chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu chủ sở hữu cây cối, côngtrình xây dựng có nguy cơ sập đổ phải chặt cây, phá dỡ; nếu người đó không chặtcây, phá dỡ thì chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu cơ quan nhànước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữucây cối, công trình xây dựng chịu.

Điều 273. Quyền sử dụng hạn chế bất độngsản liền kề

Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kềthuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp,thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầucần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuậnkhác.

Điều 274. Xác lập quyền sử dụng hạn chếbất động sản liền kề

1. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được xác lập theo thoả thuậnhoặc theo quy định của pháp luật.

2. Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xáclập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thì người được chuyển giao nhà, quyềnsử dụng đất cũng được hưởng quyền đó.

Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sảnliền kề

1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sởhữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bấtđộng sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người đượcyêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù chochủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện vàhợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sảnbị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bênthoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên;nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyềnxác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sởhữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho ngườiphía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Điều 276. Quyền mắc đường dây tải điện,thông tin liên lạc qua bất động sản liền kề

Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạcqua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm antoàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồithường.

Điều 277. Quyền về cấp, thoát nước qua bấtđộng sản liền kề

Trong trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoátnước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nướcchảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặcngăn chặn dòng nước chảy. Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đếnmức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắpđặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợpnước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sởhữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước khôngphải bồi thường thiệt hại.

Điều 278. Quyền về tưới nước, tiêu nướctrong canh tác

Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước,có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫnnước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụđáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sửdụng đất xung quanh thì phải bồi thường.

Điều 279. Chấm dứt quyền sử dụng hạn chếbất động sản liền kề

Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề chấm dứt trong các trường hợpsau đây:

1. Bất động sản liền kề với bất động sản của chủ sở hữu đang thực hiệnquyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đó nhập làm một;

2. Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng hạn chế bấtđộng sản liền kề.

PHẦN THỨ BA

NGHĨA VỤ DÂNSỰ VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

CHƯƠNG XVII

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

MỤC 1

NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Điều 280. Nghĩa vụ dân sự

Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặcnhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật,chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặckhông được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thểkhác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

Điều 281. Căn cứ phát sinh nghĩa vụdân sự

Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các căn cứ sauđây:

1. Hợp đồng dân sự;

2. Hành vi pháp lý đơn phương;

3. Thực hiện công việc không có ủy quyền;

4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi vềtài sản không có căn cứ pháp luật;

5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;

6. Những căn cứ khác do pháp luật quy định.

Điều 282. Đối tượng của nghĩa vụ dânsự

1. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tàisản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.

2. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự phải được xácđịnh cụ thể.

3. Chỉ những tài sản có thể giao dịch được,những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái đạo đứcxã hội mới là đối tượng của nghĩa vụ dân sự.

MỤC 2

THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Điều 283. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụdân sự

Bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trungthực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xãhội.

Điều 284. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ dânsự

1. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên thoả thuận.

2. Trong trường hợp không có thoả thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ dânsự được xác định như sau:

a) Nơi có bất động sản, nếu đốitượng của nghĩa vụ dân sự là bất động sản;

b) Nơi cư trú hoặc trụ sở củabên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự không phải là bất động sản.

Khi bên có quyền thay đổi nơi cưtrú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lêndo việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 285. Thời hạn thực hiện nghĩavụ dân sự

1. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự do cácbên thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ dân sựđúng thời hạn; chỉ được thực hiện nghĩa vụ dân sự trước thời hạn khi có sự đồngý của bên có quyền; nếu bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thờihạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coilà đã hoàn thành đúng thời hạn.

2. Trong trường hợp các bên không thoả thuận vàpháp luật không quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự thì các bên cóthể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào,nhưng phải thông báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý.

Điều 286. Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1. Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặcchỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết.

2. Bên chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thông báo ngay cho bên có quyềnvề việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.

Điều 287. Hoãn thực hiện nghĩa vụdân sự

1. Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sựđúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền biết vàđề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp không thông báo cho bên có quyền thìbên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh, trừ trường hợp có thoảthuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan không thể thông báo.

2. Bên có nghĩa vụ được hoãn việc thực hiệnnghĩa vụ, nếu được bên có quyền đồng ý. Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự khi đượchoãn vẫn được coi là thực hiện đúng thời hạn.

Điều 288. Chậm tiếp nhận việc thực hiệnnghĩa vụ dân sự

1. Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự là khi đến thời hạn thựchiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện theo thoả thuận nhưng bên cóquyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Trong trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thìbên có nghĩa vụ phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản và cóquyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý.

3. Đối với tài sản có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bántài sản đó và trả cho bên có quyền khoản tiền thu được từ việc bán tài sản saukhi trừ đi chi phí hợp lý để bảo quản và bán tài sản đó.

Điều 289. Thực hiện nghĩa vụ giao vật

1. Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.

2. Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vậtđó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúngsố lượng và chất lượng như đã thoả thuận và nếu không có thoả thuận về chấtlượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thìphải giao đồng bộ.

3. Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợpcó thoả thuận khác.

Điều 290. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địađiểm và phương thức đã thoả thuận.

2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp cóthoả thuận khác.

Điều 291. Nghĩa vụ phải thực hiện hoặckhông được thực hiện một công việc

1. Nghĩa vụ phải thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên cónghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó.

2. Nghĩa vụ không được thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bêncó nghĩa vụ không được thực hiện công việc đó.

Điều 292. Thực hiện nghĩa vụ dân sự theođịnh kỳ

Nghĩa vụ dân sự được thực hiện theo định kỳ nếu có thoả thuận hoặc phápluật có quy định.

Việc chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thựchiện nghĩa vụ dân sự.

Điều 293. Thực hiện nghĩa vụ dân sự thôngqua người thứ ba

Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứba thay mình thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bêncó quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụdân sự.

Điều 294. Thực hiện nghĩa vụ dân sự cóđiều kiện

Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về điềukiện thực hiện nghĩa vụ dân sự thì khi điều kiện phát sinh, bên có nghĩa vụphải thực hiện.

Điều 295. Thực hiện nghĩa vụ dân sự có đốitượng tuỳ ý lựa chọn

1. Nghĩa vụ dân sự có đối tượng tuỳ ý lựa chọn là nghĩa vụ mà đối tượng làmột trong nhiều tài sản hoặc công việc khác nhau và bên có nghĩa vụ có thể tuỳý lựa chọn, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định dành quyềnlựa chọn cho bên có quyền.

2. Bên có nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền biết về việc tài sảnhoặc công việc được lựa chọn để thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp bên có quyền đãxác định thời hạn thực hiện nghĩa vụ được lựa chọn thì bên có nghĩa vụ phảihoàn thành đúng thời hạn.

3. Trong trường hợp chỉ còn một tài sản hoặc một công việc thì bên có nghĩavụ phải giao tài sản đó hoặc thực hiện công việc đó.

Điều 296. Thực hiện nghĩa vụ dân sự thaythế được

Nghĩa vụ dân sự thay thế được là nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thựchiện được nghĩa vụ ban đầu thì có thể thực hiện một nghĩa vụ khác đã được bêncó quyền chấp nhận để thay thế nghĩa vụ dân sự đó.

Điều 297. Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêngrẽ

Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ dân sự, nhưng mỗi người có mộtphần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ với nhau thì mỗi người chỉ phải thực hiệnphần nghĩa vụ của mình.

Điều 298. Thực hiện nghĩa vụ dân sựliên đới

1. Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ donhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trongsố những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

2. Trong trường hợp một người đã thực hiện toànbộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phảithực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.

3. Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ địnhmột trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưngsau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiệnnghĩa vụ.

4. Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việcthực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phảithực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thựchiện phần nghĩa vụ của họ.

Điều 299. Thực hiện nghĩa vụ dân sự đốivới nhiều người có quyền liên đới

1. Nghĩa vụ dân sự đối với nhiều người có quyền liên đới là nghĩa vụ màtheo đó mỗi người trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩavụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bất cứ aitrong số những người có quyền liên đới.

3. Trong trường hợp một trong số những người có quyền liên đới miễn cho bêncó nghĩa vụ không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên có nghĩa vụvẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đớikhác.

Điều 300. Thực hiện nghĩa vụ dân sự phânchia được theo phần

1. Nghĩa vụ dân sự phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng củanghĩa vụ là vật chia được hoặc công việc có thể chia thành nhiều phần để thựchiện.

2. Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện từng phần nghĩa vụ, trừ trường hợp cóthoả thuận khác.

Điều 301. Thực hiện nghĩa vụ dân sự khôngphân chia được theo phần

1. Nghĩa vụ dân sự không phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượngcủa nghĩa vụ là vật không chia được hoặc là công việc phải được thực hiện cùngmột lúc.

2. Trong trường hợp nhiều người cùng phải thực hiện một nghĩa vụ không phânchia được thì họ phải thực hiện nghĩa vụ cùng một lúc.

MỤC 3

TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Điều 302. Trách nhiệm dân sự do viphạm nghĩa vụ dân sự

1. Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thựchiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thểthực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịutrách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quyđịnh khác.

3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệmdân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗicủa bên có quyền.

Điều 303. Trách nhiệm dân sự do không thựchiện nghĩa vụ giao vật

1. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì ngườicó quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vậtkhông còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.

2. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thìphải thanh toán giá trị của vật.

3. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ theo quyđịnh tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại cho bên có quyền thìngoài việc thanh toán giá trị của vật còn phải bồi thường thiệt hại cho bên cóquyền.

Điều 304. Trách nhiệm dân sự do không thựchiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc

1. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mìnhphải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thựchiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó vàyêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

2. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiệncông việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứtviệc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.

Điều 305. Trách nhiệm dân sự do chậm thựchiện nghĩa vụ dân sự

1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạnđể bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫnchưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫnphải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụkhông còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhậnviệc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãiđối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bốtương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp cóthoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 306. Trách nhiệm dân sự do chậm tiếpnhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự

Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự làm phát sinhthiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho người đó vàphải chịu mọi rủi ro xảy ra kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp cóthoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 307.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Trách nhiệm bồi thường thiệthại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồithường bù đắp tổn thất về tinh thần.

2. Trách nhiệm bồi thường thiệthại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính đượcthành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lýđể ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bịgiảm sút.

3. Người gây thiệt hại về tinhthần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uytín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chínhcông khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thầncho người bị thiệt hại.

Điều 308.Lỗi trong trách nhiệm dân sự

1. Người không thực hiện hoặcthực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi cólỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quyđịnh khác.

2. Cố ý gây thiệt hại là trườnghợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác màvẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hạixảy ra.

Vô ý gây thiệt hại là trường hợpmột người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dùphải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vicủa mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy rahoặc có thể ngăn chặn được.

MỤC 4

CHUYỂN GIAO QUYỀN YÊU CẦU VÀ CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤDÂN SỰ

Điều 309. Chuyển giao quyền yêu cầu

1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyềnyêu cầu đó cho người thế quyền theo thoả thuận, trừ những trường hợp sau đây:

a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đếntính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thoả thuận không được chuyển giaoquyền yêu cầu;

c) Các trường hợp khác do phápluật quy định.

2. Khi bên có quyền yêu cầuchuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bêncó quyền yêu cầu.

Người chuyển giao quyền yêu cầuphải báo cho bên có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêucầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ,trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 310. Hình thức chuyển giao quyền yêucầu

1. Việc chuyển giao quyền yêu cầu được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lờinói.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao quyền yêu cầuphải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, đăng kýhoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Điều 311.Nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ

1. Người chuyển giao quyền yêucầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan chongười thế quyền.

2. Người chuyển giao quyền yêucầu vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phảibồi thường thiệt hại.

Điều 312. Không chịu trách nhiệm sau khichuyển giao quyền yêu cầu

Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năngthực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 313. Chuyển giao quyền yêu cầu cóbiện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Trong trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảođảm thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó.

Điều 314. Quyền từ chối của bên có nghĩavụ

1. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyểngiao quyền yêu cầu hoặc người thế quyền không chứng minh về tính xác thực củaviệc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối việc thựchiện nghĩa vụ đối với người thế quyền.

2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ do không được thông báo về việc chuyểngiao quyền yêu cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêucầu thì người thế quyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩavụ đối với mình.

Điều 315. Chuyển giao nghĩa vụ dân sự

1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩavụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thâncủa bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.

2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên cónghĩa vụ.

Điều 316. Hình thức chuyển giao nghĩa vụdân sự

1. Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được thể hiện bằng văn bản hoặc bằnglời nói.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao nghĩa vụ phảiđược thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, đăng ký hoặcphải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Điều 317. Chuyển giao nghĩa vụ dân sự cóbiện pháp bảo đảm

Trong trường hợp nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thìbiện pháp bảo đảm đó chấm dứt, nếu không có thoả thuận khác.

MỤC 5

BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ

I- NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 318.Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1. Các biện pháp bảo đảm thựchiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:

a) Cầm cố tài sản;

b) Thế chấp tài sản;

c) Đặt cọc;

d) Ký cược;

đ) Ký quỹ;

e) Bảo lãnh;

g) Tín chấp.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặcpháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiệnbiện pháp bảo đảm đó.

Điều 319. Phạm vi bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ dân sự

1. Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phầnhoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không cóthoả thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi nhưđược bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại.

2. Các bên được thoả thuận về các biện pháp bảođảm thực hiện nghĩa vụ dân sự để bảo đảm thực hiện các loại nghĩa vụ, kể cảnghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.

Điều 320. Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụdân sự

1. Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của bênbảo đảm và được phép giao dịch.

2. Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc đượchình thành trong tương lai. Vật hình thành trong tương lai là động sản, bấtđộng sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặcgiao dịch bảo đảm được giao kết.

Điều 321. Tiền, giấy tờ có giá dùng để bảođảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Tiền, trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác được dùng đểbảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Điều 322. Quyền tài sản dùng để bảođảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1. Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảođảm bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểmđối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp,quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu củabên bảo đảm đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

2. Quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm thựchiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

3. Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên đượcdùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và phápluật về tài nguyên.

Điều 323. Đăng ký giao dịch bảo đảm

1. Giao dịch bảo đảm là giao dịch dân sự do cácbên thoả thuận hoặc pháp luật quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm đượcquy định tại khoản 1 Điều 318 của Bộ luật này.

2. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thựchiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc đăng ký làđiều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật cóquy định.

3. Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng kýtheo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối vớingười thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký.

Điều 324. Một tài sản dùng để bảođảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự

1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thựchiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảođảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoảthuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trong trường hợp một tài sản được bảo đảmthực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảmsau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụkhác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

3. Trong trường hợp phải xử lý tài sản để thựchiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coilà đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản.Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tàisản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thoả thuận khác.

Trong trường hợp các bên muốn tiếp tục thựchiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thoả thuận về việc bên bảo đảm dùngtài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.

Điều 325. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Thứ tự ưu tiên thánh toán khi xửlý tài sản bảo đảm được xác định như sau:

1. Trong trường hợp giao dịchbảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tàisản bảo đảm được xác định theo thứ tự đăng ký;

2. Trong trường hợp một tài sảnđược dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm cóđăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng kýđược ưu tiên thanh toán;

3. Trong trường hợp một tài sảndùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà các giao dịch bảo đảm đềukhông có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xáclập giao dịch bảo đảm.

II- CẦM CỐ TÀI SẢN

Điều 326. Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi làbên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọilà bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Điều 327. Hình thức cầm cố tài sản

Việc cầm cố tài sản phải được lập thành vănbản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

Điều 328. Hiệu lực của cầm cố tàisản

Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểmchuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

Điều 329. Thời hạn cầm cố tài sản

Thời hạn cầm cố tài sản do cácbên thoả thuận. Trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn cầm cố đượctính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.

Điều 330. Nghĩa vụ của bên cầm cốtài sản

Bên cầm cố tài sản có các nghĩavụ sau đây:

1. Giao tài sản cầm cố cho bênnhận cầm cố theo đúng thoả thuận;

2. Báo cho bên nhận cầm cố vềquyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trong trường hợp khôngthông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầubồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ bađối với tài sản cầm cố;

3. Thanh toán cho bên nhận cầmcố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoảthuận khác.

Điều 331. Quyền của bên cầm cố tàisản

Bên cầm cố tài sản có các quyềnsau đây:

1. Yêu cầu bên nhận cầm cố đìnhchỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 333của Bộ luật này, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trịhoặc giảm sút giá trị;

2. Được bán tài sản cầm cố, nếuđược bên nhận cầm cố đồng ý;

3. Được thay thế tài sản cầm cốbằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận;

4. Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụđược bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;

5. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồithường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.

Điều 332. Nghĩa vụ của bên nhận cầmcố tài sản

Bên nhận cầm cố tài sản có cácnghĩa vụ sau đây:

1. Bảoquản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phảibồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;

2. Khôngđược bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đemtài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;

3. Không được khai thác côngdụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồngý;

4. Trả lại tài sản cầm cố khinghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện phápbảo đảm khác.

Điều 333. Quyền của bên nhận cầm cốtài sản

Bên nhận cầm cố tài sản có cácquyền sau đây:

1. Yêu cầu người chiếm hữu, sửdụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó;

2. Yêu cầu xử lý tài sản cầm cốtheo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiệnnghĩa vụ;

3. Được khai thác công dụng tàisản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận;

4. Được thanh toán chi phí hợplý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

Điều 334. Cầm cố nhiều tài sản

Trong trường hợp cầm cố nhiều tài sản để bảođảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thựchiện toàn bộ nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận mỗi tài sản bảo đảm thựchiện một phần nghĩa vụ.

Điều 335. Hủy bỏ việc cầm cố tài sản

Việc cầm cố tài sản có thể bị hủy bỏ, nếu đượcbên nhận cầm cố đồng ý.

Điều 336. Xử lý tài sản cầm cố

Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sựmà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuậnthì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặcđược bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhậncầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố.

Điều 337. Xử lý tài sản cầm cố trongtrường hợp có nhiều tài sản cầm cố

Trong trường hợp tài sản được dùng để cầm cố cónhiều vật thì bên nhận cầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử lý, trừ trường hợpcó thoả thuận khác. Bên nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tươngứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiếtvà gây ra thiệt hại cho bên cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầmcố.

Điều 338.Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố

Tiền bán tài sản cầm cố được sửdụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản,bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố;trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhậncầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có;nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếuthì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó.

Điều 339. Chấm dứt cầm cố tài sản

Việc cầm cố tài sản chấm dứttrong các trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằngcầm cố chấm dứt;

2. Việc cầm cố tài sản được hủybỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

3. Tài sản cầm cố đã được xử lý;

4. Theo thoả thuận của các bên.

Điều 340. Trả lại tài sản cầm cố

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 Điều 339 của Bộ luật này thì tài sản cầm cố, giấy tờchứng nhận quyền sở hữu được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu đượctừ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, nếu không có thoả thuậnkhác.

Điều 341. Cầm cố tài sản tại cửahàng cầm đồ

Việc cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ đượcthực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 326 đến Điều 340 của Bộ luật nàyvà các văn bản pháp luật khác về hoạt động của cửa hàng cầm đồ.

III- THẾ CHẤP TÀI SẢN

Điều 342. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đâygọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và khôngchuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản,động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tàisản thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp một phần bất độngsản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp cácbên có thoả thuận khác.

Tài sản thế chấp cũng có thể làtài sản được hình thành trong tương lai.

2. Tài sản thế chấp do bên thếchấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

3. Việc thế chấp quyền sử dụng đấtđược thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luậtnày và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 343. Hình thức thế chấp tài sản

Việc thế chấp tài sản phải được lập thành vănbản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trườnghợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thựchoặc đăng ký.

Điều 344. Thời hạn thế chấp

Các bên thỏa thuận về thời hạn thế chấp tài sản; nếu không có thỏa thuậnthì việc thế chấp có thời hạn cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằngthế chấp.

Điều 345.Thế chấp tài sản đang cho thuê

Tài sản đang cho thuê cũng cóthể được dùng để thế chấp. Hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sảnthuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 346. Thế chấp tài sản được bảohiểm

1. Trong trường hợp tài sản thếchấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.

2. Bên nhận thế chấp phải thôngbáo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thếchấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả số tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấpkhi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo chotổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thìtổ chức bảo hiểm chi trả bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp cónghĩa vụ thanh toán với bên nhận thế chấp.

Điều 347. Thế chấp nhiều tài sản để bảođảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự

Trong trường hợp thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụdân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Cácbên cũng có thể thoả thuận mỗi tài sản bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ.

Điều 348. Nghĩa vụ của bên thế chấptài sản

Bên thế chấp tài sản có các nghĩavụ sau đây:

1. Bảoquản, giữ gìn tài sản thế chấp;

2. Áp dụng các biện pháp cầnthiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấpnếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảmsút giá trị;

3. Thông báo cho bên nhận thếchấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trongtrường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấptài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhậnquyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp;

4. Không được bán, trao đổi,tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều349 của Bộ luật này.

Điều 349. Quyền của bên thế chấp tàisản

Bên thế chấp tài sản có cácquyền sau đây:

1. Được khai thác công dụng,hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộctài sản thế chấp theo thoả thuận;

2. Đượcđầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;

3. Được bán, thay thế tài sảnthế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinhdoanh.

Trong trường hợp bán tài sản thếchấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêucầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ sốtiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.

4. Được bán, trao đổi, tặng chotài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất,kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.

5. Đượccho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượnbiết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phảithông báo cho bên nhận thế chấp biết;

6. Nhận lại tài sản thế chấp dongười thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc đượcthay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Điều 350. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấptài sản

Bên nhận thế chấp tài sản có cácnghĩa vụ sau đây:

1. Trong trường hợp các bên thỏathuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thếchấp phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp;

2. Yêu cầu cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xoá đăng ký trong các trường hợp quy địnhtại các điều 355, 356 và 357 của Bộ luật này.

Điều 351. Quyền của bên nhận thế chấp tàisản

Bên nhận thế chấp tài sản có cácquyền sau đây:

1. Yêu cầu bên thuê, bên mượntài sản thế chấp trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 349 của Bộ luật nàyphải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trịhoặc giảm sút giá trị của tài sản đó;

2. Được xem xét, kiểm tra trựctiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sửdụng, khai thác tài sản thế chấp;

3. Yêu cầu bên thế chấp phảicung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp;

4. Yêu cầu bên thế chấp áp dụngcác biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợpcó nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác,sử dụng;

5. Yêu cầu bên thế chấp hoặcngười thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trongtrường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặcthực hiện không đúng nghĩa vụ;

6. Giámsát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằngtài sản hình thành trong tương lai;

7. Yêu cầu xử lý tài sản thếchấp theo quy định tại Điều 355 hoặc khoản 3 Điều 324 của Bộ luật này và đượcưu tiên thanh toán.

Điều 352. Nghĩa vụ của người thứ ba giữtài sản thế chấp

Người thứ ba giữ tài sản thếchấp có các nghĩa vụ sau đây:

1. Bảoquản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trịhoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường;

2. Không được tiếp tục khai tháccông dụng tài sản thế chấp, trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 353 củaBộ luật này, nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảmsút giá trị của tài sản thế chấp;

3. Giao lại tài sản thế chấp chobên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thoả thuận.

Điều 353.Quyền của người thứ ba giữ tài sản thế chấp

Người thứ ba giữ tài sản thếchấp có các quyền sau đây:

1. Được khai thác công dụng tàisản thế chấp, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận;

2. Được trả thù lao và đượcthanh toán chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thoảthuận khác.

Điều 354.Thay thế và sửa chữa tài sản thế chấp

1. Bên thế chấp chỉ được thaythế tài sản thế chấp khi có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, nếu không có thoảthuận khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 349 của Bộ luật này.

2. Trong trường hợp thế chấp khohàng thì bên thế chấp có thể thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảmgiá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

3. Khi tài sản thế chấp bị hưhỏng thì bên thế chấp trong một thời gian hợp lý phải sửa chữa tài sản thế chấphoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, nếu không có thoả thuậnkhác.

Điều 355. Xử lý tài sản thế chấp

Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụdân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụthì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 336 vàĐiều 338 của Bộ luật này.

Điều 356. Hủy bỏ việc thế chấp tàisản

Việc thế chấp tài sản có thể bị hủy bỏ nếu đượcbên nhận thế chấp đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 357. Chấm dứt thế chấp tài sản

Việc thế chấp tài sản chấm dứttrong các trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằngthế chấp chấm dứt;

2. Việc thế chấp tài sản được hủybỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

3. Tài sản thế chấp đã được xửlý;

4. Theo thoả thuận của các bên.

IV- ĐẶT CỌC

Điều 358.Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên giaocho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác(sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặcthực hiện hợp đồng dân sự.

Việc đặt cọc phải được lập thànhvăn bản.

2. Trong trường hợp hợp đồng dânsự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọchoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giaokết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phảitrả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tàisản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

V- KÝ CƯỢC

Điều 359.Ký cược

1. Ký cược là việc bên thuê tàisản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quíhoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn đểbảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

2. Trong trường hợp tài sản thuêđược trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trừ tiền thuê;nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tàisản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc vềbên cho thuê.

VI- KÝ QUỸ

Điều 360.Ký quỹ

1. Ký quỹ là việc bên có nghĩavụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tàikhoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

2. Trong trường hợp bên có nghĩavụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền đượcngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gâyra, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.

3. Thủ tục gửi và thanh toán dopháp luật về ngân hàng quy định.

VII- BẢO LÃNH

Điều 361. Bảo lãnh

Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi làbên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thựchiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếukhi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúngnghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thựchiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ củamình.

Điều 362. Hình thức bảo lãnh

Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, cóthể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợppháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứngthực.

Điều 363. Phạm vi bảo lãnh

Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phầnhoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợgốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 364. Thù lao

Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh cóthoả thuận.

Điều 365. Nhiều người cùng bảo lãnh

Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thìhọ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặcpháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêucầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộnghĩa vụ.

Khi một người trong số những người bảo lãnhliên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyềnyêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đốivới mình.

Điều 366. Quan hệ giữa bên bảo lãnhvới bên nhận bảo lãnh

1. Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảolãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.

2. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụbảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên đượcbảo lãnh.

Điều 367. Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh

Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảolãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thoảthuận khác.

Điều 368. Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảolãnh

1. Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bênbảo lãnh thì bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảolãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định phải liên đớithực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

2. Trong trường hợp chỉ một người trong số nhiều người cùng nhận bảo lãnhliên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì nhữngngười khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.

Điều 369. Xử lý tài sản của bên bảolãnh

Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụthay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình đểthanh toán cho bên nhận bảo lãnh.

Điều 370. Hủy bỏ việc bảo lãnh

Việc bảo lãnh có thể được hủy bỏ nếu được bênnhận bảo lãnh đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 371. Chấm dứt việc bảo lãnh

Việc bảo lãnh chấm dứt trong cáctrường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằngbảo lãnh chấm dứt;

2. Việc bảo lãnh được hủy bỏhoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

3. Bên bảo lãnh đã thực hiệnnghĩa vụ bảo lãnh;

4. Theo thoả thuận của các bên.

VIII- TÍN CHẤP

Điều 372. Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chínhtrị – xã hội

Tổ chức chính trị – xã hội tạicơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoảntiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịchvụ theo quy định của Chính phủ.

Điều 373. Hình thức bảo đảm bằng tínchấp

Việccho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiềnvay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm củangười vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm.

MỤC 6

CHẤM DỨT NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Điều 374. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụdân sự

Nghĩa vụ dân sự chấm dứt trong các trường hợpsau đây:

1. Nghĩa vụ được hoàn thành;

2. Theo thoả thuận của các bên;

3. Bên có quyền miễn việc thựchiện nghĩa vụ;

4. Nghĩa vụ được thay thế bằngnghĩa vụ dân sự khác;

5. Nghĩa vụ được bù trừ;

6. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hoà nhập làmmột;

7. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự đã hết;

8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là phápnhân, chủ thể khác chấm dứt mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân, chủthể đó thực hiện;

9. Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêucầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt màquyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân, chủ thể khác;

10. Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ dânsự không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ khác;

11. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Điều 375. Hoàn thành nghĩa vụ dân sự

Nghĩa vụ dân sự được hoàn thành khi bên cónghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại đượcbên có quyền miễn cho việc thực hiện tiếp.

Điều 376. Hoàn thành nghĩa vụ dân sự trongtrường hợp bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ

1. Khi bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là vật thì bên cónghĩa vụ phải bảo quản, giữ gìn vật hoặc có thể gửi tại nơi nhận gửi giữ vàphải báo ngay cho bên có quyền. Bên chậm tiếp nhận phải chịu rủi ro và mọi chiphí về gửi giữ.

Nghĩa vụ giao vật hoàn thành tại thời điểm vật đã được gửi giữ bảo đảm sốlượng, chất lượng và các điều kiện khác mà các bên đã thoả thuận.

2. Trong trường hợp đối tượng của nghĩa vụ là tiền hoặc giấy tờ có giá thìkhi bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ, người có nghĩa vụ cũngcó thể gửi tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên có quyền; nghĩa vụđược xem là đã hoàn thành kể từ thời điểm gửi giữ.

Điều 377. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự theothoả thuận

Các bên có thể thoả thuận chấm dứt nghĩa vụ dân sự bất cứ lúc nào, nhưngkhông được gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền,lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 378. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự do đượcmiễn thực hiện nghĩa vụ

1. Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụcho bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Khi nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm được miễn thì việc bảo đảm cũngchấm dứt.

Điều 379. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự do đượcthay thế bằng nghĩa vụ dân sự khác

1. Trong trường hợp các bên thoả thuận thay thế nghĩa vụ dân sự ban đầubằng nghĩa vụ dân sự khác thì nghĩa vụ ban đầu chấm dứt.

2. Nghĩa vụ dân sự cũng chấm dứt, nếu bên có quyền đã tiếp nhận tài sảnhoặc công việc khác thay thế cho tài sản hoặc công việc đã thoả thuận trước.

3. Trong trường hợp nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệthại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụkhác gắn liền với nhân thân không thể chuyển cho người khác được thì không đượcthay thế bằng nghĩa vụ khác.

Điều 380. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự do bùtrừ nghĩa vụ

1. Trong trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối vớinhau thì khi cùng đến hạn họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau vànghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Trong trường hợp giá trị của tài sản hoặc công việc không tương đươngvới nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch.

3. Những vật được định giá thành tiền cũng có thể bù trừ với nghĩa vụ trảtiền.

Điều 381. Những trường hợp không được bùtrừ nghĩa vụ dân sự

Nghĩa vụ dân sự không được bù trừ trong các trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ đang có tranh chấp;

2. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hạido xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

3. Nghĩa vụ cấp dưỡng;

4. Các nghĩa vụ khác do phápluật quy định.

Điều 382. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự do hoànhập bên có nghĩa vụ và bên có quyền

Khi bên có nghĩa vụ lại trở thành bên có quyền đối với chính nghĩa vụ đóthì nghĩa vụ dân sự chấm dứt.

Điều 383. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự do hếtthời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự

Khi thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự đã hết thì nghĩa vụ chấm dứt.

Điều 384. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự khi bêncó nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt

Khi các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nghĩa vụ phảido chính bên có nghĩa vụ thực hiện mà cá nhân chết hoặc pháp nhân, chủ thể khácchấm dứt thì nghĩa vụ cũng chấm dứt.

Điều 385. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự khi bêncó quyền là cá nhân chết hoặc là pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt

Khi các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nghĩa vụ đượcthực hiện chỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân, chủ thể khác là bên có quyền màcá nhân chết hoặc pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt thì nghĩa vụ cũng chấm dứt.

Điều 386. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự khi vậtđặc định không còn

Nghĩa vụ giao vật chấm dứt trong trường hợp vật phải giao là vật đặc địnhkhông còn.

Các bên có thể thoả thuận thaythế vật khác hoặc bồi thường thiệt hại.

Điều 387. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự trongtrường hợp phá sản

Trong trường hợp phá sản thì nghĩa vụ dân sự chấm dứt theo quy định củapháp luật về phá sản.

MỤC 7

HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

I- GIAO KẾT HỢP ĐỒNGDÂN SỰ

Điều 388.Khái niệm hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuậngiữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều 389.Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự

Việc giao kết hợp đồng dân sựphải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Tự do giao kết hợp đồng nhưngkhông được trái pháp luật, đạo đức xã hội;

2. Tự nguyện, bình đẳng, thiệnchí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

Điều 390.Đề nghị giao kết hợp đồng

1. Đề nghị giao kết hợp đồng làviệc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị nàycủa bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.

2. Trong trường hợp đề nghị giaokết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồngvới người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồithường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu cóthiệt hại phát sinh.

Điều 391. Thời điểm đề nghị giao kết hợpđồng có hiệu lực

1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:

a) Do bên đề nghị ấn định;

b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghịgiao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.

2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhậnđược đề nghị giao kết hợp đồng:

a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bênđược đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là phápnhân;

b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tinchính thức của bên được đề nghị;

c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giaokết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

Điều 392. Thay đổi, rút lại đề nghịgiao kết hợp đồng

1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thayđổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo vềviệc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đềnghị;

b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phátsinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lạiđề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

2. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đềnghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới.

Điều 393. Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng

Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền hủy bỏ đềnghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đềnghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báotrước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Điều 394. Chấm dứt đề nghị giao kết hợpđồng

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;

2. Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

3. Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;

4. Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;

5. Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạnchờ bên được đề nghị trả lời.

Điều 395. Sửa đổi đề nghị do bên được đềnghị đề xuất

Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiệnhoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.

Điều 396. Chấp nhận đề nghị giao kết hợpđồng

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đốivới bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

Điều 397. Thời hạn trả lời chấp nhận giaokết hợp đồng

1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhậnchỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kếthợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này đượccoi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý dokhách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thôngbáo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trảlời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

2. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp quađiện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngaycó chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trảlời.

Điều 398. Trường hợp bên đề nghị giao kếthợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự

Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hànhvi dân sự sau khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kếthợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị.

Điều 399. Trường hợp bên được đề nghị giaokết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự

Trong trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lựchành vi dân sự sau khi trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì việc trả lờichấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị.

Điều 400.Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng

Bên được đề nghị giao kết hợpđồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo nàyđến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giaokết hợp đồng.

Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằnglời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy địnhloại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợpđồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăngký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp cóvi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 402. Nội dung của hợp đồng dân sự

Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dungsau đây:

1. Đối tượng của hợp đồng là tàisản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;

2. Số lượng, chất lượng;

3. Giá, phương thức thanh toán;

4. Thời hạn, địa điểm, phươngthức thực hiện hợp đồng;

5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

7. Phạt vi phạm hợp đồng;

8. Các nội dung khác.

Điều 403. Địa điểm giao kết hợp đồng dânsự

Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thoả thuận; nếu không có thoảthuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụsở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.

Điều 404. Thời điểm giao kết hợp đồng dânsự

1. Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trảlời chấp nhận giao kết.

2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời màbên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấpnhận giao kết.

3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuậnvề nội dung của hợp đồng.

4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng kývào văn bản.

Điều 405. Hiệu lực của hợp đồng dân sự

Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừtrường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 406. Các loại hợp đồng dân sự chủ yếu

Hợp đồng gồm các loại chủ yếusau đây:

1. Hợp đồng song vụ là hợp đồngmà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau;

2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồngmà chỉ một bên có nghĩa vụ;

3. Hợp đồng chính là hợp đồng màhiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ;

4. Hợp đồng phụ là hợp đồng màhiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính;

5. Hợp đồng vì lợi ích của ngườithứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ vàngười thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó;

6. Hợp đồng có điều kiện là hợpđồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt mộtsự kiện nhất định.

Điều 407. Hợp đồng dân sự theo mẫu

1. Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ratheo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghịtrả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu màbên đề nghị đã đưa ra.

2. Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bênđưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.

3. Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm củabên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chínhđáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thoảthuận khác.

Điều 408. Phụ lục hợp đồng

1. Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điềukhoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụlục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

2. Trong trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung củađiều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợpcó thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điềukhoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợpđồng đã được sửa đổi.

Điều 409. Giải thích hợp đồng dân sự

1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từcủa hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điềukhoản đó.

2. Khi một điều khoản của hợp đồng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa thìphải chọn nghĩa nào làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho cácbên.

3. Khi hợp đồng có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phảigiải thích theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng.

4. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giảithích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.

5. Khi hợp đồng thiếu một số điều khoản thì có thể bổ sung theo tập quánđối với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng.

6. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ vớinhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợpđồng.

7. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôntừ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thíchhợp đồng.

8. Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bênyếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế.

Điều 410. Hợp đồng dân sự vô hiệu

1. Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộluật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợpcác bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định nàykhông áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừtrường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời củahợp đồng chính.

Điều 411. Hợp đồng dân sự vô hiệu do cóđối tượng không thể thực hiện được

1. Trong trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có đối tượng không thểthực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu.

2. Trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết vềviệc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo chobên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại chobên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đốitượng không thể thực hiện được.

3. Quy định tại khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợpđồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được, nhưng phần cònlại của hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.

II- THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Điều 412. Nguyên tắc thực hiện hợp đồngdân sự

Việc thực hiện hợp đồng phảituân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúngđối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoảthuận khác;

2. Thực hiện một cách trungthực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫnnhau;

3. Không được xâm phạm đến lợiích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 413. Thực hiện hợp đồng đơn vụ

Đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng nhưđã thoả thuận; chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyềnđồng ý.

Điều 414. Thực hiện hợp đồng song vụ

1. Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thoả thuận thời hạn thực hiệnnghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không đượchoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừtrường hợp quy định tại Điều 415 và Điều 417 của Bộ luật này.

2. Trong trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụtrước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụkhông thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thờigian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.

Điều 415. Quyền hoãn thực hiện nghĩa vụdân sự trong hợp đồng song vụ

1. Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếutài sản của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiệnđược nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện đượcnghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh.

2. Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạnnếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.

Điều 416.Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ

1. Cầm giữ tài sản là việc bêncó quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang chiếm giữ hợp pháp tài sản là đốitượng của hợp đồng song vụ được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thựchiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận.

2. Bên cầm giữ có quyền và nghĩavụ sau đây:

a) Cầm giữ toàn bộ hoặc một phần tài sản trongtrường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Thu hoa lợi từ tài sản cầm giữ và được dùngđể bù trừ nghĩa vụ;

c) Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ;

d) Yêu cầu bên có tài sản bị cầm giữ thanh toáncác chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản đó.

3. Quyền cầm giữ chấm dứt trong các trường hợpsau đây:

a) Theo thỏa thuận của các bên;

b) Bên cầm giữ vi phạm nghĩa vụ bảo quản, giữgìn tài sản cầm giữ;

c) Bên có tài sản bị cầm giữ hoàn thành nghĩavụ.

Điều 417. Nghĩa vụ không thể thựchiện được do lỗi của bên có quyền

Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thựchiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫnphải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thườngthiệt hại.

Điều 418. Không thực hiện được nghĩavụ nhưng không do lỗi của các bên

Trong hợp đồng song vụ, nếu một bên không thựchiện được nghĩa vụ mà các bên đều không có lỗi thì bên không thực hiện đượcnghĩa vụ không có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trườnghợp một bên đã thực hiện được một phần nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên kiathực hiện phần nghĩa vụ tương ứng đối với mình.

Điều 419. Thực hiện hợp đồng vì lợi íchcủa người thứ ba

Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba cóquyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình;nếu các bên có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không cóquyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết.

Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợiích của người thứ ba.

Điều 420. Quyền từ chối của người thứ ba

Trong trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên cónghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ,nhưng phải báo cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị hủy bỏ, các bên phảihoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu người thứ ba từ chối lợi ích của mìnhsau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoànthành và bên có quyền vẫn phải thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ.

Điều 421. Không được sửa đổi hoặc hủy bỏhợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thựchiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng,trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý.

Điều 422. Thực hiện hợp đồng có thoả thuậnphạt vi phạm

1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bênvi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bênthoả thuận.

3. Các bên có thể thoả thuận vềviệc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồithường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệthại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồithường toàn bộ thiệt hại.

Trong trường hợp các bên khôngcó thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộptiền phạt vi phạm.

III- SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Điều 423. Sửa đổi hợp đồng dân sự

1. Các bên có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả củaviệc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứngthực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hìnhthức đó.

Điều 424. Chấm dứt hợp đồng dân sự

Hợp đồng chấm dứt trong cáctrường hợp sau đây:

1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

2. Theo thoả thuận của các bên;

3. Cá nhân giao kết hợp đồngchết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân,pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện;

4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơnphương chấm dứt thực hiện;

5. Hợp đồng không thể thực hiệnđược do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thếđối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;

6. Các trường hợp khác do phápluật quy định.

Điều 425. Hủy bỏ hợp đồng dân sự

1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và khôngphải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ màcác bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay chobên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồithường.

3. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không cóhiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đãnhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền.

4. Bên có lỗi trong việc hợpđồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại.

Điều 426. Đơn phương chấm dứt thực hiệnhợp đồng dân sự

1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên cóthoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bênkia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thìphải bồi thường.

3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từthời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tụcthực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanhtoán.

4. Bên có lỗi trong việc hợp đồngbị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.

Điều 427. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồngdân sự

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sựlà hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủthể khác bị xâm phạm.

CHƯƠNG XVIII

HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THÔNG DỤNG

MỤC 1

HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN

I- QUY ĐỊNH CHUNG VỀHỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN

Điều 428. Hợp đồng mua bán tài sản

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữacác bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, cònbên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.

Điều 429. Đối tượng của hợp đồng muabán

1. Đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sảnđược phép giao dịch.

2. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng muabán là vật thì vật phải được xác định rõ.

3. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng muabán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minhquyền đó thuộc sở hữu của bên bán.

Điều 430. Chất lượng của vật mua bán

1. Chất lượng của vật mua bán docác bên thoả thuận.

2. Trong trường hợp chất lượngcủa vật đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thìchất lượng của vật được xác định theo các tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quyđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Khi các bên không có thoảthuận và pháp luật không có quy định về chất lượng thì chất lượng của vật muabán được xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng trung bình của vật cùngloại.

Điều 431.Giá và phương thức thanh toán

1. Giá do các bên thoả thuậnhoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên.

Trong trường hợp các bên thoảthuận thanh toán theo giá thị trường thì giá được xác định tại địa điểm và thờiđiểm thanh toán.

Đối với tài sản trong giao dịchdân sự mà Nhà nước có quy định khung giá thì các bên thoả thuận theo quy địnhđó.

2. Các bên có thể thoả thuận ápdụng hệ số trượt giá khi có biến động về giá.

3. Thoả thuận về giá có thể làmức giá cụ thể hoặc một phương pháp xác định giá. Trong trường hợp thoả thuậnmức giá hoặc phương pháp xác định giá không rõ ràng thì giá của tài sản đượcxác định căn cứ vào giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

4. Phương thức thanh toán do cácbên thoả thuận.

Điều 432. Thời hạn thực hiện hợpđồng mua bán

1. Thời hạn thực hiện hợp đồngmua bán do các bên thoả thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thờihạn đã thoả thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếuđược bên mua đồng ý.

2. Khi các bên không thoả thuậnthời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bênbán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báotrước cho nhau một thời gian hợp lý.

3. Khi các bên không có thoảthuận về thời hạn thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay khi nhận tài sản.

Điều 433. Địa điểm giao tài sản

Địa điểm giao tài sản do các bên thoả thuận;nếu không có thoả thuận thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 284 của Bộ luậtnày.

Điều 434.Phương thức giao tài sản

Tài sản được giao theo phươngthức do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận về phương thức giao tài sảnthì tài sản do bên bán giao một lần, giao trực tiếp cho bên mua.

Điều 435.Trách nhiệm do giao vật không đúng số lượng

1. Trong trường hợp bên bán giaovật với số lượng nhiều hơn số lượng đã thoả thuận thì bên mua có quyền nhậnhoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì việc thanh toán được thực hiện theothoả thuận đối với phần dôi ra.

2. Trong trường hợp bên bán giaoít hơn số lượng đã thoả thuận thì bên mua có một trong các quyền sau đây:

a) Nhận phần đã giao và yêu cầubồi thường thiệt hại;

b) Nhận phần đã giao và địnhthời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu;

c) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầubồi thường thiệt hại.

Điều 436. Trách nhiệm do giao vật khôngđồng bộ

1. Trong trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụngcủa vật không đạt được thì bên mua có một trong các quyền sau đây:

a) Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầubồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khivật được giao đồng bộ;

b) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầubồi thường thiệt hại.

2. Trong trường hợp bên mua đãtrả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì được trả lãi đối với sốtiền đã trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định và yêu cầu bênbán bồi thường thiệt hại do giao vật không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thựchiện hợp đồng cho đến khi vật được giao đồng bộ.

Điều 437. Trách nhiệm giao vật không đúngchủng loại

Trong trường hợp vật được giaokhông đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền sau đây:

1. Nhận và thanh toán theo giádo các bên thoả thuận;

2. Yêu cầu giao đúng chủng loạivà bồi thường thiệt hại;

3. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầubồi thường thiệt hại.

Điều 438. Nghĩa vụ trả tiền

1. Bên mua phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm đã thoả thuận;nếu không có thoả thuận thì phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm giaotài sản.

2. Bên mua phải trả lãi, kể từ ngày chậm trả theo quy định tại khoản 2 Điều305 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quyđịnh khác.

Điều 439. Thời điểm chuyển quyền sở hữu

1. Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua kể từ thờiđiểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặcpháp luật có quy định khác.

2. Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữuthì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tụcđăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.

3. Trong trường hợp tài sản mua bán chưa được chuyển giao mà phát sinh hoalợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên bán.

Điều 440. Thời điểm chịu rủi ro

1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản đượcgiao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khinhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác.

2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phảiđăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tụcđăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cảkhi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác.

Điều 441. Chi phí vận chuyển và chi phíliên quan đến việc chuyển quyền sở hữu

Trong trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định vềchi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu thì bênbán phải chịu chi phí vận chuyển đến địa điểm giao tài sản và chi phí liên quanđến việc chuyển quyền sở hữu.

Điều 442. Nghĩa vụ cung cấp thông tin vàhướng dẫn cách sử dụng

Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản muabán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụnày thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện; nếu bên bán vẫn khôngthực hiện thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 443. Bảo đảm quyền sở hữu củabên mua đối với tài sản mua bán

1. Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đốivới tài sản đã bán cho bên mua không bị người thứ ba tranh chấp.

2. Trong trường hợp tài sản bị người thứ batranh chấp thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bênmua; nếu người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bán thìbên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại.

3. Trong trường hợp bên mua biết hoặc phải biếttài sản mua bán thuộc sở hữu của người thứ ba mà vẫn mua thì phải trả lại tàisản cho chủ sở hữu và không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 444. Bảo đảm chất lượng vật muabán

1. Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặccác đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tậtlàm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngaykhi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật cókhuyết tật, giảm giá và bồi thường thiệt hại, nếu không có thoả thuận khác.

2. Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sựmô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hoá hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựachọn.

3. Bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tậtcủa vật trong các trường hợp sau đây:

a) Khuyết tật mà bên mua đã biếthoặc phải biết khi mua;

b) Vật bán đấu giá, vật bán ởcửa hàng đồ cũ;

c) Bên mua có lỗi gây ra khuyếttật của vật.

Điều 445. Nghĩa vụ bảo hành

Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật muabán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bênthoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bênmua có nghĩa vụ phải nhận vật.

Điều 446. Quyền yêu cầu bảo hành

Trong thời hạn bảo hành nếu bên mua phát hiệnđược khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa khôngphải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật vàlấy lại tiền.

Điều 447. Sửa chữa vật trong thờihạn bảo hành

1. Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật cóđủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.

2. Bên bán chịu chi phí về sửa chữa và vậnchuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở củabên mua.

3. Bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thànhviệc sửa chữa trong thời hạn do các bên thoả thuận hoặc trong một thời gian hợplý; nếu bên bán không thể sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữatrong thời hạn đó thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tậtlấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.

Điều 448.Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành

1. Ngoài việc yêu cầu thực hiệncác biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hạido khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.

2. Bên bán không phải bồi thườngthiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán đượcgiảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiếtmà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

Điều 449. Mua bán quyền tài sản

1. Trong trường hợp mua bán quyền tài sản thìbên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, cònbên mua phải trả tiền cho bên bán.

2. Trong trường hợp quyền tài sản là quyền đòinợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bánphải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợkhông trả.

3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyềntài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu đối vớiquyền về tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếupháp luật có quy định.

II- HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ

Điều 450. Hình thức hợp đồng mua bánnhà ở

Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành vănbản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 451. Nghĩa vụ của bên bán nhà ở

Bên bán nhà ở có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thông báo cho bên mua về các hạn chế quyềnsở hữu đối với nhà mua bán, nếu có;

2. Bảo quản nhà ở đã bán trongthời gian chưa giao nhà ở cho bên mua;

3. Giao nhà ở đúng tình trạng đãghi trong hợp đồng kèm theo hồ sơ về nhà cho bên mua;

4. Thực hiện đúng các thủ tụcmua bán nhà ở theo quy định của pháp luật.

Điều 452. Quyền của bên bán nhà ở

Bên bán nhà ở có các quyền sauđây:

1. Yêu cầu bên mua nhận nhà đúngthời hạn đã thoả thuận;

2. Yêu cầu bên mua trả tiền đúngthời hạn, theo phương thức đã thoả thuận;

3. Yêu cầu bên mua hoàn thànhcác thủ tục mua bán nhà ở trong thời hạn đã thoả thuận;

4. Không giao nhà khi chưa nhậnđủ tiền nhà như đã thoả thuận.

Điều 453. Nghĩa vụ của bên mua nhà ở

Bên mua nhà ở có các nghĩa vụ sau đây:

1. Trả đủ tiền mua nhà đúng thời hạn, theo phương thức đã thoả thuận; nếukhông có thoả thuận về thời hạn và địa điểm trả tiền thì bên mua phải trả vàothời điểm bên bán giao nhà và tại nơi có nhà;

2. Nhận nhà và hồ sơ về nhà đúngthời hạn đã thoả thuận;

3. Trong trường hợp mua nhà đangcho thuê, phải bảo đảm quyền, lợi ích của người thuê như thoả thuận trong hợpđồng thuê khi thời hạn thuê còn hiệu lực.

Điều 454. Quyền của bên mua nhà ở

Bên mua nhà ở có các quyền sauđây:

1. Được nhận nhà kèm theo hồ sơvề nhà theo đúng tình trạng đã thoả thuận;

2. Yêu cầu bên bán hoàn thànhcác thủ tục mua bán nhà ở trong thời hạn đã thoả thuận;

3. Yêu cầu bên bán giao nhà đúngthời hạn; nếu không giao hoặc chậm giao nhà thì phải bồi thường thiệt hại.

Điều 455. Mua nhà để sử dụng vào mục đíchkhác

Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác thì các quy định tại cácđiều từ Điều 450 đến Điều 454 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với việcmua nhà sử dụng vào mục đích khác không phải là mua nhà ở.

III- MỘT SỐ QUY ĐỊNH RIÊNG VỀ MUA BÁN TÀI SẢN

Điều 456. Bán đấu giá

Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý muốncủa chủ sở hữu hoặc pháp luật có quy định.

Tài sản chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ýcủa các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật cóquy định khác.

Điều 457. Thông báo bán đấu giá

1. Người bán đấu giá phải thông báo công khaitại nơi bán đấu giá và trên phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, địađiểm, số lượng, chất lượng và danh mục các tài sản bán đấu giá chậm nhất là bảyngày đối với động sản, ba mươi ngày đối với bất động sản trước ngày bán đấugiá.

2. Những người có liên quan đến tài sản bán đấugiá phải được thông báo về việc bán đấu giá để tham gia định giá khởi điểm, trừtrường hợp có thoả thuận khác.

Điều 458. Thực hiện bán đấu giá

1. Khi bán đấu giá, người bán đấu giá công bốgiá bán khởi điểm.

2. Người trả giá cao nhất và ít nhất bằng giákhởi điểm là người được mua tài sản bán đấu giá và được coi là đã chấp nhậngiao kết hợp đồng.

3. Việc bán đấu giá được lập thành văn bản vàcó chữ ký của người mua, người bán và hai người chứng kiến.

4. Thời hạn giao tài sản bán đấu giá, thời hạnvà phương thức thanh toán được thực hiện theo quy chế bán đấu giá.

5. Người bán đấu giá không chịu trách nhiệm vềgiá trị, chất lượng của tài sản bán đấu giá.

6. Trong trường hợp giá mua cao nhấtđược công bố thấp hơn so với giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá xem như không thành.

Chính phủ quy định chi tiết về tổchức và thủ tục bán đấu giá tài sản.

Điều 459. Bán đấu giá bất động sản

1. Việc bán đấu giá bất động sản được thực hiệntại nơi có bất động sản hoặc nơi do người bán đấu giá xác định.

2. Sau khi có thông báo về việc bán đấu giá bấtđộng sản, những người muốn mua phải đăng ký mua và phải nộp một khoản tiền đặttrước. Danh sách những người đăng ký mua được công bố công khai tại nơibán đấu giá.

3. Trong trường hợp mua được tàisản bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trừ vào giá mua; nếu người mua từchối mua thì không được hoàn trả khoản tiền đó.

4. Người bán đấu giá phải hoàntrả khoản tiền đặt trước cho những người khác đã đăng ký mà không mua được tàisản bán đấu giá.

5. Việc muabán bất động sản bán đấu giá được lập thành văn bản có công chứng, chứng thựchoặc phải được đăng ký, nếu pháp luật có quy.

Điều 460. Mua sau khi sử dụng thử

1. Các bên cóthể thoả thuận về việc bên mua được dùng thử vật mua trong một thời hạn gọi làthời hạn dùng thử. Trong thời hạn dùng thử, bên mua có thể trả lời mua hoặckhông mua; nếu hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời thì coi như đãchấp nhận mua theo các điều kiện đã thoả thuận trước khi nhận vật dùng thử.

2. Trong thời hạn dùng thử, vậtvẫn thuộc sở hữu của bên bán. Bên bán phải chịu mọi rủi ro xảy ra đối với vật,nếu không có thoả thuận khác. Trong thời hạn dùng thử, bên bán không được bán,tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố tài sản khi bên mua chưa trảlời.

3. Trong trường hợp bên dùng thửtrả lời không mua thì phải trả lại vật cho bên bán và phải bồi thường thiệt hạicho bên bán, nếu làm mất mát, hư hỏng vật dùng thử. Bên dùng thử không phảichịu trách nhiệm về những hao mòn thông thường do việc dùng thử gây ra và khôngphải hoàn trả hoa lợi do việc dùng thử mang lại.

Điều 461. Mua trả chậm, trả dần

1. Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền muatrong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu củamình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoảthuận khác.

2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên muacó quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời giansử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 462. Chuộc lại tài sản đã bán

1. Bên bán có thể thoả thuận với bên mua vềquyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại.

Thời hạn chuộc lại tài sản do các bên thoảthuận nhưng không quá một năm đối với động sản và năm năm đối với bất động sản,kể từ thời điểm giao tài sản. Trong thời hạn này bên bán có quyền chuộc lại bấtcứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý. Giáchuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, nếu không cóthoả thuận khác.

2. Trong thời hạn chuộc lại, bênmua không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản,phải chịu rủi ro đối với tài sản.

MỤC 2

HỢP ĐỒNG TRAO ĐỔITÀI SẢN

Điều 463. Hợp đồng trao đổi tài sản

1. Hợp đồng trao đổi tài sản làsự thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữuđối với tài sản cho nhau.

2. Hợp đồng trao đổi tài sảnphải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu phápluật có quy định.

3. Trong trường hợp một bên traođổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủsở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thườngthiệt hại.

4. Mỗi bên đều được coi là ngườibán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về.Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 428 đến Điều 437 và từ Điều 439 đếnĐiều 448 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản.

Điều 464.Thanh toán giá trị chênh lệch

Trong trường hợp tài sản traođổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệchđó, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

MỤC 3

HỢP ĐỒNG TẶNG CHOTÀI SẢN

Điều 465.Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản là sựthoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyểnquyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặngcho đồng ý nhận.

Điều 466. Tặng cho động sản

Hợp đồng tặng cho động sản cóhiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật cóquy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểmđăng ký.

Điều 467. Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thànhvăn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của phápluật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lựckể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thìhợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Điều 468. Trách nhiệm do cố ý tặng cho tàisản không thuộc sở hữu của mình

Trong trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu củamình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bêntặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên đượctặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.

Điều 469.Thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho

Bên tặng cho có nghĩa vụ thôngbáo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho. Trong trường hợp bêntặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu tráchnhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên tặng chokhông biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại.

Điều 470.Tặng cho tài sản có điều kiện

1. Bên tặng cho có thể yêu cầubên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khitặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

2. Trong trường hợp phải thựchiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụmà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ màbên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trong trường hợp phải thựchiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bêntặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

MỤC 4

HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

Điều 471.Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thoảthuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạntrả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng sốlượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quyđịnh.

Điều 472. Quyền sở hữu đối với tàisản vay

Bên vay trở thành chủ sở hữu tàisản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.

Điều 473. Nghĩa vụ của bên cho vay

Bên cho vay có các nghĩa vụ sauđây:

1. Giao tài sản cho bên vay đầyđủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thoả thuận;

2. Bồi thường thiệt hại cho bênvay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bênvay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó;

3. Không được yêu cầu bên vaytrả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 478 của Bộluật này.

Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản làvật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp cóthoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theotrị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vayđồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừtrường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợhoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theolãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trảtại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trảkhông đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãisuất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thờiđiểm trả nợ.

Điều 475. Sử dụng tài sản vay

Các bên có thể thoả thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mụcđích vay; bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyềnđòi lại tài sản vay trước thời hạn, nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tàisản trái mục đích.

Điều 476.Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thoảthuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nướccông bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên cóthoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấpvề lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứngvới thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Điều 477. Thực hiện hợp đồng vay không kỳhạn

1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay cóquyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưngphải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuậnkhác.

2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòilại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợplý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyềntrả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ,nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.

Điều 478. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn

1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trảlại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gianhợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vayđồng ý.

2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lạitài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có thoảthuận khác.

Điều 479. Họ, hụi, biêu, phường

1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là một hình thức giaodịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợpnhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thứcgóp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

2. Hình thức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theoquy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

MỤC 5

HỢP ĐỒNG THUÊ TÀISẢN

I- QUY ĐỊNH CHUNG VỀHỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN

Điều 480.Hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản là sự thoảthuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụngtrong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê.

Điều 481.Giá thuê

Giá thuê tài sản do các bên thoảthuận.

Trong trường hợp pháp luật cóquy định về khung giá thuê thì các bên chỉ được thoả thuận về giá thuê trongphạm vi khung giá đó.

Điều 482. Thời hạn thuê

1. Thời hạn thuê do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì đượcxác định theo mục đích thuê.

2. Trong trường hợp các bên không thoả thuận về thời hạn thuê hoặc thời hạnthuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì hợp đồng thuê hết thời hạnkhi bên thuê đã đạt được mục đích thuê.

Điều 483.Cho thuê lại

Bên thuê có quyền cho thuê lạitài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.

Điều 484.Giao tài sản thuê

1. Bên cho thuê phải giao tàisản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng và đúng thờiđiểm, địa điểm đã thoả thuận và cung cấp những thông tin cần thiết về việc sửdụng tài sản đó.

2. Trong trường hợp bên cho thuêchậm giao tài sản thì bên thuê có thể gia hạn giao tài sản hoặc hủy bỏ hợp đồngvà yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu tài sản thuê không đúng chất lượng nhưthoả thuận thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuêhoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 485.Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê

1. Bên cho thuê phải bảo đảm tàisản thuê trong tình trạng như đã thoả thuận, phù hợp với mục đích thuê trongsuốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sảnthuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.

2. Trong trường hợp tài sản thuêbị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyềnyêu cầu bên cho thuê:

a) Sửa chữa tài sản;

b) Giảm giá thuê;

c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứtthực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê không thểsửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được hoặc tài sản thuê có khuyếttật mà bên thuê không biết.

3. Trong trường hợp bên cho thuê đã được thôngbáo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửachữa tài sản thuê, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên chothuê thanh toán chi phí sửa chữa.

Điều 486. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sửdụng tài sản cho bên thuê

1. Bên cho thuê phải bảo đảmquyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.

2. Trong trường hợp có tranhchấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tàisản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêucầu bồi thường thiệt hại.

Điều 487. Nghĩa vụ bảo quản tài sảnthuê

1. Bên thuê phải bảo quản tàisản thuê như tài sản của chính mình, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làmmất mát, hư hỏng thì phải bồi thường.

Bên thuê không chịu trách nhiệmvề những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.

2. Bên thuê có thể tu sửa và làmtăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bêncho thuê thanh toán chi phí hợp lý.

Điều 488. Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuêđúng công dụng, mục đích

1. Bên thuê phải sử dụng tài sảnthuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận.

2. Trong trường hợp bên thuê sửdụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê cóquyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 489. Trả tiền thuê

1. Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thoả thuận; nếu không cóthoả thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác địnhtheo tập quán nơi trả tiền; nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quánthì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.

2. Trong trường hợp các bên thoả thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thìbên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuêkhông trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặcpháp luật có quy định khác.

Điều 490.Trả lại tài sản thuê

1. Bên thuê phải trả lại tài sảnthuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng nhưtình trạng đã thoả thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tìnhtrạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ haomòn tự nhiên.

2. Trong trường hợp tài sản thuêlà động sản thì địa điểm trả lại tài sản thuê là nơi cư trú hoặc trụ sở của bêncho thuê, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trong trường hợp tài sản thuêlà gia súc, bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và cả gia súc được sinh ratrong thời gian thuê, nếu không có thoả thuận khác. Bên cho thuê phải thanhtoán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê.

4. Khi bên thuê chậm trả tài sảnthuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê và trảtiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phảitrả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thoả thuận.

5. Bên thuê phải chịu rủi ro xảyra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.

Điều 491.Chấm dứt hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản chấm dứttrong các trường hợp sau đây:

1. Thời hạn thuê đã hết;

2. Theo thoả thuận của các bên về việc chấm dứttrước thời hạn; đối với hợp đồng thuê không xác định thời hạn, khi bên cho thuêmuốn chấm dứt hợp đồng thì phải báo cho bên thuê biết trước một thời gian hợplý, nếu không có thoả thuận về thời hạn báo trước;

3. Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấmdứt thực hiện;

4. Tài sản thuê không còn.

II- HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ

Điều 492.Hình thức hợp đồng thuê nhà ở

Hợp đồng thuê nhà ở phải đượclập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có côngchứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác.

Điều 493. Nghĩa vụ của bên cho thuênhà ở

Bên cho thuê nhà ở có các nghĩavụ sau đây:

1. Giao nhà cho bên thuê theođúng hợp đồng;

2. Bảo đảm cho bên thuê sử dụngổn định nhà trong thời hạn thuê;

3. Bảo dưỡng, sửa chữa nhà theođịnh kỳ hoặc theo thoả thuận; nếu bên cho thuê không bảo dưỡng, sửa chữa nhà màgây thiệt hại cho bên thuê thì phải bồi thường.

Điều 494. Quyền của bên cho thuê nhàở

Bên cho thuê nhà ở có các quyềnsau đây:

1. Nhận đủ tiền thuê nhà đúng kỳhạn đã thoả thuận;

2. Đơn phương chấm dứt thực hiệnhợp đồng thuê nhà theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 498 của Bộ luậtnày;

3. Cải tạo, nâng cấp nhà chothuê khi được bên thuê đồng ý, nhưng không được gây phiền hà cho bên thuê sửdụng chỗ ở;

4. Được lấy lại nhà cho thuê khithời hạn thuê đã hết; nếu hợp đồng không quy định thời hạn thuê thì bên chothuê muốn lấy lại nhà phải báo cho bên thuê biết trước sáu tháng.

Điều 495. Nghĩa vụ của bên thuê nhà ở

Bên thuê nhà có các nghĩa vụ sauđây:

1. Sử dụng nhà đúng mục đích đãthoả thuận;

2. Trả đủ tiền thuê nhà đúng kỳhạn đã thoả thuận;

3. Giữ gìn nhà, sửa chữa những hư hỏng do mìnhgây ra;

4. Tôn trọng quy tắc sinh hoạtcông cộng;

5. Trả nhà cho bên cho thuê theođúng thoả thuận.

Điều 496. Quyền của bên thuê nhà ở

Bên thuê nhà có các quyền sauđây:

1. Nhận nhà thuê theo đúng thoảthuận;

2. Được đổi nhà đang thuê vớingười thuê khác, nếu được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;

3. Được cho thuê lại nhà đangthuê, nếu được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;

4. Được tiếp tục thuê theo cácđiều kiện đã thoả thuận với bên cho thuê, trong trường hợp thay đổi chủ sở hữunhà;

5. Yêu cầu bên cho thuê sửa chữanhà đang cho thuê trong trường hợp nhà bị hư hỏng nặng.

6. Đơn phương chấm dứt thực hiệnhợp đồng thuê nhà theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 498 của Bộ luậtnày.

Điều 497. Quyền, nghĩa vụ của những ngườithuộc bên thuê có tên trong hợp đồng thuê nhà ở

Những người thuộc bên thuê có tên trong hợp đồng thuê nhà có quyền, nghĩavụ ngang nhau đối với bên cho thuê và phải liên đới thực hiện các nghĩa vụ củabên thuê đối với bên cho thuê.

Điều 498. Đơn phương chấm dứt thực hiệnhợp đồng thuê nhà ở

1. Bên cho thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuênhà khi bên thuê có một trong các hành vi sau đây:

a) Không trả tiền thuê nhà liêntiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

b) Sử dụng nhà không đúng mụcđích thuê;

c) Cố ý làm nhà hư hỏng nghiêmtrọng;

d) Sửa chữa, đổi hoặc cho ngườikhác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang thuê mà không có sự đồng ý bằngvăn bản của bên cho thuê;

đ) Làm mất trật tự công cộngnhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường của những ngườixung quanh;

e) Làm ảnh hưởng nghiêm trọngđến vệ sinh môi trường.

2. Bên thuê nhà có quyền đơnphương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên cho thuê có một trong cáchành vi sau đây:

a) Không sửa chữa nhà khi chấtlượng nhà giảm sút nghiêm trọng;

b) Tăng giá thuê nhà bất hợp lý.

c) Quyền sử dụng nhà ở bị hạnchế do lợi ích của người thứ ba.

3. Bên đơn phương chấm dứt thựchiện hợp đồng thuê nhà phải báo cho bên kia biết trước một tháng, nếu không cóthoả thuận khác.

Điều 499. Chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở

Hợp đồng thuê nhà ở chấm dứttrong các trường hợp sau đây:

1. Thời hạn thuê đã hết; nếu hợpđồng không xác định thời hạn thuê thì hợp đồng chấm dứt sau sáu tháng, kể từngày bên cho thuê báo cho bên thuê biết về việc đòi nhà;

2. Nhà cho thuê không còn;

3. Bên thuê nhà chết và không cóai cùng chung sống;

4. Nhà cho thuê phải phá dỡ dobị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ hoặc do thực hiện quy hoạch xây dựng của Nhànước.

Điều 500. Thuê nhà để sử dụng vào mục đíchkhác

Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác thì quy định tại các điềutừ Điều 492 đến Điều 499 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với việc thuênhà sử dụng vào mục đích khác không phải là thuê nhà ở.

III- HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN TÀI SẢN

Điều 501. Hợp đồng thuê khoán tàisản

Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thoả thuậngiữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê để khai tháccông dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó và có nghĩa vụ trảtiền thuê.

Điều 502. Đối tượng của hợp đồngthuê khoán

Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đấtđai, rừng, mặt nước chưa khai thác, súc vật, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tưliệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởnghoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 503. Thời hạn thuê khoán

Thời hạn thuê khoán do các bên thoả thuận theochu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.

Điều 504. Giá thuê khoán

Giá thuê khoán do các bên thoả thuận; nếu thuêkhoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá được xác định khi đấu thầu.

Điều 505. Giao tài sản thuê khoán

Khi giao tài sản thuê khoán, cácbên phải lập biên bản đánh giá tình trạng của tài sản thuê khoán và xác địnhgiá trị tài sản thuê khoán.

Trong trường hợp các bên khôngxác định được giá trị thì mời người thứ ba xác định giá trị và phải lập thànhvăn bản.

Điều 506. Trả tiền thuê khoán và phươngthức trả

1. Tiền thuê khoán có thể bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiệnmột công việc.

2. Bên thuê khoán phải trả đủtiền thuê khoán cho dù không khai thác công dụng tài sản thuê khoán.

3. Khi giao kết hợp đồng thuêkhoán các bên có thể thoả thuận điều kiện về việc giảm tiền thuê khoán; nếu hoalợi, lợi tức bị mất ít nhất là một phần ba do sự kiện bất khả kháng thì bênthuê khoán có quyền yêu cầu giảm hoặc miễn tiền thuê khoán, trừ trường hợp cóthoả thuận khác.

4. Trong trường hợp bên thuêkhoán phải trả hiện vật theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác công dụng củatài sản thuê khoán thì phải trả vào thời điểm kết thúc thời vụ hoặc kết thúcchu kỳ khai thác, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

5. Trong trường hợp bên thuêkhoán phải thực hiện một công việc thì phải thực hiện đúng công việc đó.

Điều 507.Khai thác tài sản thuê khoán

Bên thuê khoán phải khai tháctài sản thuê khoán đúng mục đích đã thoả thuận và báo cho bên thuê khoán theođịnh kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản; nếu bên cho thuêkhoán có yêu cầu hoặc cần báo đột xuất thì bên thuê khoán phải báo kịp thời.Khi bên thuê khoán khai thác công dụng tài sản thuê khoán không đúng mục đíchthì bên cho thuê khoán có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêucầu bồi thường thiệt hại.

Điều 508. Bảo quản, bảo dưỡng, địnhđoạt tài sản thuê khoán

1. Trong thời hạn khai thác tài sản thuê khoán,bên thuê khoán phải bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bịkèm theo bằng chi phí của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu bên thuêkhoán làm mất mát, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút giá trị tài sản thuêkhoán thì phải bồi thường thiệt hại. Bên thuê khoán không chịu trách nhiệm vềnhững hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê khoán.

2. Bên thuê khoán có thể tự mìnhthay thế, cải tạo tài sản thuê khoán, nếu có thoả thuận và phải bảo toàn giátrị tài sản thuê khoán.

Bên cho thuê khoán phải thanhtoán cho bên thuê khoán chi phí hợp lý để thay thế, cải tạo tài sản thuê khoántheo thoả thuận.

3. Bên thuê khoán không được chothuê khoán lại, trừ trường hợp được bên cho thuê khoán đồng ý.

Điều 509. Hưởng hoa lợi, chịu thiệthại về súc vật thuê khoán

Trong thời hạn thuê khoán súc vật, bên thuêkhoán được hưởng một nửa số súc vật sinh ra và phải chịu một nửa những thiệthại về súc vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thoảthuận khác.

Điều 510. Đơn phương chấm dứt thựchiện hợp đồng thuê khoán

1. Trong trường hợp một bên đơn phương chấm dứtthực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý;nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trướcphải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.

2. Trong trường hợp bên thuê khoán vi phạmnghĩa vụ, mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bênthuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợiích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấmdứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoánkhông được tiếp tục vi phạm hợp đồng.

Điều 511. Trả lại tài sản thuê khoán

Khi chấm dứt hợp đồng thuê khoán, bên thuêkhoán phải trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp với mức độ khấu haođã thoả thuận; nếu làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thuê khoánthì phải bồi thường thiệt hại.

MỤC 6

HỢP ĐỒNG MƯỢN TÀISẢN

Điều 512. Hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa cácbên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thờihạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thờihạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Điều 513.Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản

Tất cả những vật không tiêu haođều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.

Điều 514. Nghĩa vụ của bên mượn tàisản

Bên mượn tài sản có các nghĩa vụsau đây:

1. Giữ gìn, bảo quản tài sảnmượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tàisản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;

2. Không được cho người khácmượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn;

3. Trả lại tài sản mượn đúngthời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phảitrả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được;

4. Bồi thường thiệt hại, nếu làmhư hỏng, mất mát tài sản mượn.

Điều 515. Quyền của bên mượn tài sản

Bên mượn tài sản có các quyềnsau đây:

1. Được sử dụng tài sản mượntheo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận;

2. Yêu cầu bên cho mượn phảithanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn,nếu có thoả thuận.

3. Không phải chịu trách nhiệmvề những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.

Điều 516. Nghĩa vụ của bên cho mượntài sản

Bên cho mượn tài sản có cácnghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp thông tin cần thiếtvề việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có;

2. Thanh toán cho bên mượn chiphí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thoả thuận;

3. Bồi thường thiệt hại cho bênmượn, nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gâythiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.

Điều 517. Quyền của bên cho mượn tàisản

Bên cho mượn tài sản có cácquyền sau đây:

1. Đòi lại tài sản ngay sau khibên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bêncho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì đượcđòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trướcmột thời gian hợp lý;

2. Đòi lại tài sản khi bên mượnsử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặccho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn;

3. Yêu cầu bồi thường thiệt hạiđối với tài sản do người mượn gây ra.

MỤC 7

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

Điều 518.Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là sự thoảthuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bênthuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịchvụ.

Điều 519.Đối tượng của hợp đồng dịch vụ

Đối tượng của hợp đồng dịch vụphải là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạođức xã hội.

Điều 520.Nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ

Bên thuê dịch vụ có các nghĩa vụsau đây:

1. Cung cấp cho bên cung ứngdịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện côngviệc, nếu có thoả thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi;

2. Trả tiền dịch vụ cho bên cungứng dịch vụ theo thoả thuận.

Điều 521. Quyền của bên thuê dịch vụ

Bên thuê dịch vụ có các quyềnsau đây:

1. Yêu cầu bên cung ứng dịch vụthực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và cácthoả thuận khác;

2. Trong trường hợp bên cung ứngdịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phươngchấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 522. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịchvụ

Bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và cácthoả thuận khác;

2. Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc, nếu không có sựđồng ý của bên thuê dịch vụ;

3. Bảo quản và phải giao lại chobên thuê dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành côngviệc;

4. Báo ngay cho bên thuê dịch vụvề việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượngđể hoàn thành công việc;

5. Giữ bí mật thông tin mà mìnhbiết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thoả thuận hoặc pháp luậtcó quy định;

6. Bồi thường thiệt hại cho bênthuê dịch vụ, nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặctiết lộ bí mật thông tin.

Điều 523. Quyền của bên cung ứng dịch vụ

Bên cung ứng dịch vụ có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên thuê dịch vụ cungcấp thông tin, tài liệu và phương tiện;

2. Được thay đổi điều kiện dịchvụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ, mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bênthuê dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nhưngphải báo ngay cho bên thuê dịch vụ;

3. Yêu cầu bên thuê dịch vụ trảtiền dịch vụ.

Điều 524. Trả tiền dịch vụ

1. Bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thoả thuận.

2. Khi giao kết hợp đồng nếu không có thoả thuận về giá dịch vụ, phươngpháp xác định giá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụthì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loạitại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.

3. Bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việckhi hoàn thành dịch vụ, nếu không có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thoả thuậnhoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên thuê dịch vụ cóquyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 525. Đơn phương chấm dứt thực hiệnhợp đồng dịch vụ

1. Trong trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bênthuê dịch vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợpđồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý;bên thuê dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụđã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

2. Trong trường hợp bên thuê dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặcthực hiện không đúng theo thoả thuận thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơnphương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 526. Tiếp tục hợp đồng dịch vụ

Sau khi đã kết thúc thời hạn dịch vụ mà công việc chưa hoàn thành và bêncung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện công việc, còn bên thuê dịch vụ biếtnhưng không phản đối thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên được tiếp tục thực hiệntheo nội dung đã thoả thuận cho đến khi công việc được hoàn thành.

MỤC 8

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN

I- HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH

Điều 527. Hợp đồng vận chuyển hành khách

Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bênvận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thoả thuận,còn hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.

Điều 528. Hình thức hợp đồng vận chuyểnhành khách

1. Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản hoặc bằnglời nói.

2. Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữacác bên.

Điều 529. Nghĩa vụ của bên vận chuyển

Bên vận chuyển có các nghĩa vụ sau đây:

1. Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúnggiờ, văn minh, lịch sự và bằng phương tiện đã thoả thuận một cách an toàn, theolộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải;

2. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định củapháp luật;

3. Bảo đảm thời gian xuất phátđã được thông báo hoặc theo thoả thuận;

4. Chuyên chở hành lý và trả lạicho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thoả thuận theo đúngthời gian, lộ trình;

5. Hoàn trả cho hành khách cướcphí vận chuyển theo thoả thuận. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì theoquy định của pháp luật.

Điều 530. Quyền của bên vận chuyển

Bên vận chuyển có các quyền sauđây:

1. Yêu cầu hành khách trả đủcước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý mang theo ngườivượt quá mức quy định;

2. Từ chối chuyên chở hành kháchtrong các trường hợp sau đây:

a) Hành khách không chấp hànhquy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm mất trật tự công cộng, cản trởcông việc của bên vận chuyển, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của ngườikhác hoặc có những hành vi khác không bảo đảm an toàn trong hành trình; trongtrường hợp này, hành khách không được trả lại cước phí vận chuyển và phải chịuphạt vi phạm, nếu điều lệ vận chuyển có quy định;

b) Do tình trạng sức khoẻ củahành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc vận chuyển sẽ gây nguy hiểm chochính hành khách đó hoặc những người khác trong hành trình;

c) Để ngăn ngừa dịch bệnh lâylan.

Điều 531. Nghĩa vụ của hành khách

Hành khách có các nghĩa vụ sauđây:

1. Trả đủ cước phí vận chuyểnhành khách, cước phí vận chuyển hành lý vượt quá mức quy định và tự bảo quảnhành lý mang theo người;

2. Có mặt tại điểm xuất phátđúng thời gian đã thoả thuận;

3. Tôn trọng, chấp hành đúng cácquy định của bên vận chuyển và các quy định khác về bảo đảm an toàn giao thông.

Điều 532.Quyền của hành khách

Hành khách có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu được chuyên chở đúngbằng phương tiện vận chuyển và giá trị loại vé với lộ trình đã thoả thuận;

2. Được miễn cước phí vận chuyểnđối với hành lý ký gửi và hành lý xách tay trong hạn mức theo thoả thuận hoặctheo quy định của pháp luật;

3. Yêu cầu thanh toán chi phíphát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu bên vận chuyển có lỗi trong việc khôngchuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận;

4. Được nhận lại toàn bộ hoặcmột phần cước phí vận chuyển trong trường hợp quy định tại điểm b và điểm ckhoản 2 Điều 530 của Bộ luật này và những trường hợp khác do pháp luật quy địnhhoặc theo thoả thuận;

5. Nhận hành lý tại địa điểm đãthoả thuận theo đúng thời gian, lộ trình;

6. Yêu cầu tạm dừng hành trìnhtrong thời hạn và theo thủ tục do pháp luật quy định.

Điều 533.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Trong trường hợp tính mạng,sức khoẻ và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồithường theo quy định của pháp luật.

2. Bên vận chuyển không phải bồithường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách nếu thiệt hạixảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác.

3. Trong trường hợp hành kháchvi phạm điều kiện vận chuyển đã thoả thuận, các quy định của điều lệ vận chuyểnmà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.

Điều 534. Đơn phương chấm dứt thực hiệnhợp đồng vận chuyển hành khách

1. Bên vận chuyển có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong cáctrường hợp quy định tại khoản 2 Điều 530 của Bộ luật này.

2. Hành khách có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trườnghợp bên vận chuyển vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 529của Bộ luật này.

II- HỢP ĐỒNG VẬNCHUYỂN TÀI SẢN

Điều 535.Hợp đồng vận chuyển tài sản

Hợp đồng vận chuyển tài sản làsự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sảnđến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyềnnhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

Điều 536.Hình thức hợp đồng vận chuyển tài sản

1. Hợp đồng vận chuyển tài sảnđược giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản.

2. Vận đơn hoặc chứng từ vậnchuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên.

Điều 537. Giao tài sản cho bên vậnchuyển

1. Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ giao tài sảncho bên vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm và đóng gói theo đúng quy cách đãthoả thuận; phải chịu chi phí xếp, dỡ tài sản lên phương tiện vận chuyển, trừtrường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bên thuê vận chuyển giaotài sản không đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận thì phải thanh toán chi phíchờ đợi và tiền vận chuyển tài sản đến địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồngcho bên vận chuyển hoặc phải nộp phạt vi phạm theo thoả thuận; nếu bên vậnchuyển chậm nhận tài sản tại địa điểm đã thỏa thuận thì phải chịu chi phí phátsinh do việc chậm tiếp nhận.

Điều 538. Cước phí vận chuyển

1. Mức cước phí vận chuyển do các bên thoả thuận; nếu pháp luật có quy địnhvề mức cước phí vận chuyển thì áp dụng mức cước phí đó.

2. Bên thuê vận chuyển phải thanh toán đủ cước phí vận chuyển sau khi tàisản được chuyển lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 539. Nghĩa vụ của bên vận chuyển

Bên vận chuyển có các nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toànđến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn;

2. Trả tài sản cho người có quyền nhận;

3. Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chởtài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

4. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quyđịnh của pháp luật;

5. Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyểntrong trường hợp bên vận chuyển để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình,trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 540. Quyền của bên vận chuyển

Bên vận chuyển có các quyền sauđây:

1. Kiểm tra sự xác thực của tàisản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác;

2. Từ chối vận chuyển tài sảnkhông đúng với loại tài sản đã thoả thuận trong hợp đồng;

3. Yêu cầu bên thuê vận chuyểnthanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn;

4. Từ chối vận chuyển tài sảncấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biếthoặc phải biết;

5. Yêu cầu bên thuê vận chuyểnbồi thường thiệt hại.

Điều 541.Nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển

Bên thuê vận chuyển có các nghĩavụ sau đây:

1. Trả đủ tiền cước phí vậnchuyển cho bên vận chuyển theo đúng thời hạn, phương thức đã thoả thuận;

2. Trông coi tài sản trên đườngvận chuyển, nếu có thoả thuận. Trong trường hợp bên thuê vận chuyển trông coitài sản mà tài sản bị mất mát, hư hỏng thì không được bồi thường.

Điều 542. Quyền của bên thuê vận chuyển

Bên thuê vận chuyển có các quyềnsau đây:

1. Yêu cầu bên vận chuyển chuyênchở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thoả thuận;

2. Trực tiếp hoặc chỉ định ngườithứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển;

3. Yêu cầu bên vận chuyển bồithường thiệt hại.

Điều 543. Trả tài sản cho bên nhậntài sản

1. Bên nhận tài sản có thể là bên thuê vậnchuyển tài sản hoặc là người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tàisản.

2. Bên vận chuyển phải trả tài sản đầy đủ, đúngthời hạn và địa điểm cho bên nhận theo phương thức đã thoả thuận.

3. Trong trường hợp tài sản đã được chuyển đếnđịa điểm trả tài sản đúng thời hạn nhưng không có bên nhận thì bên vận chuyểncó thể gửi số tài sản đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên thuê vậnchuyển hoặc bên nhận tài sản. Bên thuê vận chuyển hoặc bên nhận tài sản phảichịu chi phí hợp lý phát sinh từ việc gửi giữ tài sản.

Nghĩa vụ trả tài sản hoàn thành khi tài sản đãđược gửi giữ đáp ứng các điều kiện đã thoả thuận và bên thuê vận chuyển hoặcbên nhận tài sản đã được thông báo về việc gửi giữ.

Điều 544. Nghĩa vụ của bên nhận tàisản

Bên nhận tài sản có các nghĩa vụsau đây:

1. Xuất trình cho bên vận chuyểnvận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác và nhận tài sản đúng thờihạn, địa điểm đã thoả thuận;

2. Chịu chi phí xếp, dỡ tài sảnvận chuyển, nếu không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác;

3. Thanh toán chi phí hợp lýphát sinh do việc chậm tiếp nhận tài sản;

4. Báo cho bên thuê vận chuyểnvề việc nhận tài sản và các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của bên đó;nếu không thông báo thì không có quyền yêu cầu bên thuê vận chuyển bảo vệquyền, lợi ích liên quan đến tài sản vận chuyển của mình.

Điều 545. Quyền của bên nhận tài sản

Bên nhận tài sản có các quyềnsau đây:

1. Kiểm tra số lượng, chất lượngtài sản được vận chuyển đến;

2. Nhận tài sản được vận chuyểnđến;

3. Yêu cầu bên vận chuyển thanhtoán chi phí hợp lý phát sinh do phải chờ nhận tài sản, nếu bên vận chuyển chậmgiao;

4. Trực tiếp yêu cầu hoặc báo đểbên thuê vận chuyển yêu cầu bên vận chuyển bồi thường thiệt hại do tài sản bịmất mát, hư hỏng.

Điều 546.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Bên vận chuyển phải bồithường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển, nếu để tài sản bị mất mát hoặc hưhỏng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 541 của Bộ luật này.

2. Bên thuê vận chuyển phải bồithường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vậnchuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảman toàn trong quá trình vận chuyển.

3. Trong trường hợp bất khảkháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất mát, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quátrình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

MỤC 9

HỢP ĐỒNG GIA CÔNG

Điều 547.Hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công là sự thoảthuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sảnphẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, còn bên đặt gia công nhận sản phẩm vàtrả tiền công.

Điều 548.Đối tượng của hợp đồng gia công

Đối tượng của hợp đồng gia cônglà vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thoả thuận hoặcpháp luật có quy định.

Điều 549. Nghĩa vụ của bên đặt giacông

Bên đặt gia công có các nghĩa vụsau đây:

1. Cung cấp nguyên vật liệu theođúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm cho bên nhận gia công, trừtrường hợp có thoả thuận khác; cung cấp các giấy tờ cần thiết liên quan đếnviệc gia công;

2. Chỉ dẫn cho bên nhận gia côngthực hiện hợp đồng;

3. Trả tiền công theo đúng thoảthuận.

Điều 550. Quyền của bên đặt gia công

Bên đặt gia công có các quyềnsau đây:

1. Nhận sản phẩm gia công theođúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận;

2. Đơn phương chấm dứt thực hiệnhợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêmtrọng hợp đồng;

3. Trong trường hợp sản phẩmkhông bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầusửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn đã thoảthuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệthại.

Điều 551. Nghĩa vụ của bên nhận gia công

Bên nhận gia công có các nghĩavụ sau đây:

1. Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia côngcung cấp;

2. Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyênvật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiệngia công, nếu việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại choxã hội; trường hợp không báo hoặc không từ chối thì phải chịu trách nhiệm vềsản phẩm tạo ra;

3. Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng sốlượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận;

4. Giữ bí mật các thông tin vềquy trình gia công và sản phẩm tạo ra;

5. Chịu trách nhiệm về chấtlượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vậtliệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặtgia công.

6. Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặtgia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

Điều 552. Quyền của bên nhận giacông

Bên nhận gia công có các quyềnsau đây:

1. Yêu cầu bên đặt gia công giaonguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận;

2. Từ chối sự chỉ dẫn không hợplý của bên đặt gia công, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sảnphẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công;

3. Yêu cầu bên đặt gia công trảđủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận.

Điều 553. Trách nhiệm chịu rủi ro

Cho đến khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu củanguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm đượctạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thờigian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệucủa bên nhận gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Khi bên nhận gia công chậm giaosản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hạixảy ra cho bên đặt gia công.

Điều 554. Giao, nhận sản phẩm giacông

Bên nhận gia công phải giao sảnphẩm và bên đặt gia công phải nhận sản phẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểmđã thoả thuận.

Điều 555. Chậm giao, chậm nhận sảnphẩm gia công

1. Trong trường hợp bên nhận gia công chậm giaosản phẩm thì bên đặt gia công có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên nhậngia công vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên đặt gia công có quyền đơn phươngchấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Trong trường hợp bên đặt gia công chậm nhậnsản phẩm thì bên nhận gia công có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ vàphải báo ngay cho bên đặt gia công. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đápứng được các điều kiện đã thoả thuận và bên đặt gia công đã được thông báo. Bênđặt gia công phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ.

Điều 556. Đơn phương chấm dứt thực hiệnhợp đồng gia công

1. Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công,nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, trừtrường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nhưng phải báocho bên kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu bên đặt gia công đơn phươngchấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đãlàm; nếu bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì khôngđược trả tiền công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Bên đơn phương chấm dứt thựchiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.

Điều 557. Trả tiền công

1. Bên đặt gia công phải trả đủ tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm, nếukhông có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp không có thoả thuận về mức tiền công thì áp dụng mứctiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm giacông và vào thời điểm trả tiền.

3. Bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công, nếu sản phẩm không bảođảm chất lượng do nguyên vật liệu mà mình đã cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn khônghợp lý của mình.

Điều 558. Thanh lý nguyên vật liệu

Khi hợp đồng gia công chấm dứt, bên nhận gia công phải hoàn trả nguyên vậtliệu còn lại cho bên đặt gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

MỤC 10

HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ TÀISẢN

Điều 559.Hợp đồng gửi giữ tài sản

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sựthoả thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quảnvà trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửiphải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiềncông.

Điều 560. Nghĩa vụ của bên gửi tàisản

Bên gửi tài sản có các nghĩa vụsau đây:

1. Khi giao tài sản phải báongay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đốivới tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏngdo không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hạithì phải bồi thường;

2. Phải trả đủ tiền công, đúngthời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận.

Điều 561. Quyền của bên gửi tài sản

Bên gửi tài sản có các quyền sauđây:

1. Yêu cầu lấy lại tài sản bấtcứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trướccho bên giữ một thời gian hợp lý;

2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại,nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 562. Nghĩa vụ của bên giữ tàisản

Bên giữ tài sản có các nghĩa vụsau đây:

1. Bảo quản tài sản như đã thoảthuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ;

2. Chỉ được thay đổi cách bảoquản tài sản, nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đónhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi;

3. Báo kịp thời bằng văn bản chobên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đóvà yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thờihạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện phápcần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí;

4. Phải bồi thường thiệt hại,nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 563. Quyền của bên giữ tài sản

Bên giữ tài sản có các quyền sauđây:

1. Yêu cầu bên gửi trả tiền côngtheo thoả thuận;

2. Yêu cầu bên gửi trả chi phíhợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công;

3. Yêu cầu bên gửi nhận lại tàisản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trongtrường hợp gửi giữ không xác định thời hạn;

4. Bán tài sản gửi giữ có nguycơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó chobên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chiphí hợp lý để bán tài sản.

Điều 564.Trả lại tài sản gửi giữ

1. Bên giữ phải trả lại chínhtài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Địa điểm trả tài sản gửi giữ lànơi gửi; nếu bên gửi yêu cầu trả tài sản ở địa điểm khác thì phải chịu chi phívận chuyển đến nơi đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Bên giữ phải trả lại tài sản đúng thời hạnvà chỉ có quyền yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn, nếu có lý dochính đáng.

Điều 565. Chậm giao, chậm nhận tàisản gửi giữ

Trong trường hợp bên giữ chậm giao tài sản thìkhông được yêu cầu bên gửi trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản,kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gianchậm giao tài sản.

Trong trường hợp bên gửi chậmnhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và tiền công cho bênnhận giữ tài sản trong thời gian chậm nhận.

Điều 566. Trả tiền công

1. Bên gửi phải trả đủ tiền công khi lấy lại tài sản gửi giữ, nếu không cóthoả thuận khác.

2. Trong trường hợp các bên không thoả thuận về mức tiền công thì áp dụngmức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công.

3. Khi bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì vẫn phải trả đủ tiền côngvà thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sảntrước thời hạn, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Khi bên giữ yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì bên giữkhông được nhận tiền công và phải bồi thường thiệt hại cho bên gửi, trừ trườnghợp có thoả thuận khác.

MỤC 11

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Điều 567. Hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa cácbên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trảmột khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Điều 568. Các loại hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm bao gồm hợp đồng bảo hiểm conngười, hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Điều 569. Đối tượng bảo hiểm

Đối tượng bảo hiểm bao gồm con người, tài sản,trách nhiệm dân sự và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

Điều 570. Hình thức hợp đồng bảohiểm

Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận không tách rờicủa hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứngcủa việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Điều 571. Sự kiện bảo hiểm

Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luậtquy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm chobên được bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 346 của Bộ luậtnày.

Điều 572. Phí bảo hiểm

1. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảohiểm phải đóng cho bên bảo hiểm.

Thời hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận hoặctheo quy định của pháp luật. Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc theo địnhkỳ.

2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chậm đóngphí bảo hiểm theo định kỳ thì bên bảo hiểm ấn định một thời hạn để bên mua bảohiểm đóng phí bảo hiểm; nếu hết thời hạn đó mà bên mua bảo hiểm không đóng phíbảo hiểm thì hợp đồng chấm dứt.

Điều 573. Nghĩa vụ thông tin của bênmua bảo hiểm

1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, theo yêu cầucủa bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ thôngtin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ thông tin mà bên bảo hiểm đã biếthoặc phải biết.

2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cungcấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng để hưởng tiền bảo hiểm thì bên bảohiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và thu phí bảo hiểm đếnthời điểm chất dứt hợp đồng.

Điều 574.Nghĩa vụ phòng ngừa thiệt hại

1. Bên được bảo hiểm có nghĩa vụtuân thủ các điều kiện ghi trong hợp đồng, các quy định của pháp luật có liênquan và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại.

2. Trong trường hợp bên được bảohiểm có lỗi không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại đã ghi trong hợpđồng thì bên bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để bên được bảo hiểm thựchiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn mà các biện pháp phòng ngừa vẫn khôngđược thực hiện thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồnghoặc không trả tiền bảo hiểm khi thiệt hại xảy ra do các biện pháp phòng ngừađã không được thực hiện.

Điều 575. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, bênđược bảo hiểm và của bên bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm hoặc bên được bảo hiểmphải báo ngay cho bên bảo hiểm và phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết mà khảnăng cho phép để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

2. Bên bảo hiểm phải thanh toán chi phí cần thiết và hợp lý mà người thứ bađã bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

Điều 576. Trả tiền bảo hiểm

1. Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạnđã thoả thuận; nếu không có thoả thuận về thời hạn thì bên bảo hiểm phải trảtiền bảo hiểm trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơhợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm.

2. Trong trường hợp bên bảo hiểm chậm trả tiền bảo hiểm thì phải trả cả lãiđối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy địnhtại thời điểm trả tiền bảo hiểm tương ứng với thời gian chậm trả.

3. Trong trường hợp bên được bảo hiểm cố ý để xảy ra thiệt hại thì bên bảohiểm không phải trả tiền bảo hiểm; nếu do lỗi vô ý của người được bảo hiểm thìbên bảo hiểm không phải trả một phần tiền bảo hiểm tương ứng với mức độ lỗi củabên được bảo hiểm.

Điều 577. Chuyển yêu cầu hoàn trả

1. Trong trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảohiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm thì bên bảohiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả. Bên đượcbảo hiểm có nghĩa vụ phải cung cấp cho bên bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằngchứng cần thiết mà mình biết để bên bảo hiểm thực hiện quyền yêu cầu đối vớingười thứ ba.

2. Trong trường hợp bên được bảo hiểm đã nhận số tiền bồi thường thiệt hạido người thứ ba trả, nhưng vẫn ít hơn số tiền mà bên bảo hiểm phải trả thì bênbảo hiểm chỉ phải trả phần chệnh lệch giữa số tiền bảo hiểm và số tiền mà ngườithứ ba đã trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu bên được bảo hiểm đã nhậntiền bảo hiểm nhưng ít hơn so với thiệt hại do người thứ ba gây ra thì bên đượcbảo hiểm vẫn có quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường phần chênh lệch giữa sốtiền bảo hiểm và tiền bồi thường thiệt hại.

Bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đãtrả cho bên được bảo hiểm.

Điều 578. Bảo hiểm tính mạng

Trong trường hợp bảo hiểm tính mạng thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bênbảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm hoặc người đại diện theo ủyquyền của họ; nếu bên được bảo hiểm chết thì tiền bảo hiểm được trả cho ngườithừa kế của bên được bảo hiểm.

Điều 579. Bảo hiểm tài sản

1. Bên bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểmtheo các điều kiện đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Trong trường hợp quyền sở hữu đối với tài sản bảo hiểm được chuyển chongười khác thì chủ sở hữu mới đương nhiên thay thế chủ sở hữu cũ trong hợp đồngbảo hiểm, kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản. Chủ sở hữu cũ là bên muabảo hiểm phải báo cho chủ sở hữu mới biết về việc tài sản đã được bảo hiểm, báokịp thời cho bên bảo hiểm về việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản.

Điều 580. Bảo hiểm trách nhiệm dânsự

1. Trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sựđối với người thứ ba theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật thì bênbảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm hoặc cho người thứ ba theoyêu cầu của bên mua bảo hiểm đối với thiệt hại mà bên mua bảo hiểm đã gây racho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thoả thuận hoặc theo quy định của phápluật.

2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã bồithường thiệt hại cho người thứ ba thì có quyền yêu cầu bên bảo hiểm phải hoàntrả khoản tiền mà mình đã trả cho người thứ ba, nhưng không vượt quá mức trảbảo hiểm mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật đã quy định.

MỤC 12

HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN

Điều 581. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận giữa cácbên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủyquyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luậtcó quy định.

Điều 582. Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thoả thuận hoặc dopháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thìhợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Điều 583. ủy quyền lại

Bên được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại chongười thứ ba, nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Hình thức hợp đồng ủy quyền lại cũng phải phùhợp với hình thức hợp đồng ủy quyền ban đầu.

Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủyquyền ban đầu.

Điều 584. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền

Bên được ủy quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thựchiện công việc đó;

2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạmvi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;

3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủyquyền;

4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủyquyền;

5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu đượctrong khi thực hiện việc ủy quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của phápluật;

6. Bồi thường thiệt hại do viphạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 585. Quyền của bên được ủy quyền

Bên được ủy quyền có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cầnthiết để thực hiện công việc ủy quyền;

2. Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thựchiện công việc ủy quyền.

Điều 586. Nghĩa vụ của bên ủy quyền

Bên ủy quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủyquyền thực hiện công việc;

2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm viủy quyền;

3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiệncông việc được ủy quyền và trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thoả thuậnvề việc trả thù lao.

Điều 587. Quyền của bên ủy quyền

Bên ủy quyền có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủyquyền;

2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việcthực hiện công việc ủy quyền, nếu không có thoả thuận khác;

3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quyđịnh tại Điều 584 của Bộ luật này.

Điều 588. Đơn phương chấm dứt thực hiệnhợp đồng ủy quyền

1. Trong trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phươngchấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên đượcủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồithường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấmdứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủyquyền một thời gian hợp lý.

Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủyquyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ bavẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợpđồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

2. Trong trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyềnđơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước chobên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủyquyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phảibồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền.

Điều 589. Chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng ủy quyền hết hạn;

2. Công việc được ủy quyền đãhoàn thành;

3. Bên ủy quyền, bên được ủyquyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 588 của Bộluật này;

4. Bên ủy quyền hoặc bên được ủyquyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lựchành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

MỤC 13

HỨA THƯỞNG VÀ THI CÓGIẢI

Điều 590.Hứa thưởng

1. Người đã công khai hứa thưởngphải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứathưởng.

2. Công việc được hứa thưởngphải cụ thể, có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đứcxã hội.

Điều 591.Rút lại tuyên bố hứa thưởng

Khi chưa đến hạn bắt đầu thựchiện công việc thì người hứa thưởng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng củamình. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức vàtrên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố.

Điều 592.Trả thưởng

1. Trong trường hợp một côngviệc được hứa thưởng do một người thực hiện thì khi công việc hoàn thành, ngườithực hiện công việc đó được nhận thưởng.

2. Khi một công việc được hứathưởng do nhiều người cùng thực hiện nhưng mỗi người thực hiện độc lập với nhauthì người hoàn thành đầu tiên được nhận thưởng.

3. Trong trường hợp nhiều ngườicùng hoàn thành công việc được hứa thưởng vào cùng một thời điểm thì phầnthưởng được chia đều cho những người đó.

4. Trong trường hợp nhiều ngườicùng cộng tác để thực hiện công việc được hứa thưởng do người hứa thưởng yêucầu thì mỗi người được nhận một phần của phần thưởng, tương ứng với phần đónggóp của mình.

Điều 593.Thi có giải

1. Người tổ chức các cuộc thivăn hoá, nghệ thuật, thể thao, khoa học, kỹ thuật và các cuộc thi khác khôngtrái pháp luật, đạo đức xã hội phải công bố điều kiện dự thi, thang điểm, cácgiải thưởng và mức thưởng của mỗi giải.

2. Việc thay đổi điều kiện dựthi phải được thực hiện theo cách thức đã công bố trong một thời gian hợp lýtrước khi diễn ra cuộc thi.

3. Người đoạt giải có quyền yêucầu người tổ chức thi trao giải thưởng đúng mức đã công bố.

CHƯƠNG XIX

THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ UỶ QUYỀN

Điều 594.Thực hiện công việc không có ủy quyền

Thực hiện công việc không có ủyquyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tựnguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc đượcthực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.

Điều 595. Nghĩa vụ thực hiện công việckhông có ủy quyền

1. Người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện côngviệc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.

2. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc nhưcông việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có côngviệc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.

3. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có côngviệc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu,trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc khôngcó ủy quyền không biết nơi cư trú của người đó.

4. Trong trường hợp người có công việc được thực hiện chết thì người thựchiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khingười thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếpnhận.

5. Trong trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc khôngcó ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người cócông việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người nàyhoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.

Điều 596. Nghĩa vụ thanh toán của người cócông việc được thực hiện

1. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi ngườithực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chiphí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiệncông việc, kể cả trong trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốncủa mình.

2. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việckhông có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo,có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từchối.

Điều 597.Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại

1. Khi người thực hiện công việckhông có ủy quyền cố ý gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì phải bồithường thiệt hại cho người có công việc được thực hiện.

2. Nếu người thực hiện công việckhông có ủy quyền do vô ý mà gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thìcăn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, người đó có thể được giảm mức bồithường.

Điều 598. Chấm dứt thực hiện công việckhông có ủy quyền

Việc thực hiện công việc không có ủy quyền chấm dứt trong các trường hợpsau đây:

1. Theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện;

2. Người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện củangười có công việc được thực hiện tiếp nhận công việc;

3. Người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục thực hiệncông việc theo quy định tại khoản 5 Điều 595 của Bộ luật này;

4. Người thực hiện công việc không có ủy quyền chết.

CHƯƠNG XX

NGHĨAVỤ HOÀN TRẢ DO CHIẾM HỮU, SỬ DỤNG TÀI SẢN, ĐƯỢC LỢI VỀ TÀI SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨPHÁP LUẬT

Điều 599. Nghĩa vụ hoàn trả

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản củangười khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, ngườichiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữuhợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừtrường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.

2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứpháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó chongười bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luậtnày.

Điều 600. Tài sản hoàn trả

1. Người chiếm hữu, người sửdụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thuđược.

2. Trong trường hợp tài sản hoàntrả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đặc định đó bị mấthoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trong trường hợp tài sản hoàntrả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải trả vật cùng loại hoặcđền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Người được lợi về tài sản màkhông có căn cứ pháp luật phải hoàn trả cho người bị thiệt khoản lợi về tài sảnđó bằng hiện vật hoặc bằng tiền.

Điều 601. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợitức

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản màkhông có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tứcthu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không cócăn cứ pháp luật.

2. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà khôngcó căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu đượctừ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, đượclợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1Điều 247 của Bộ luật này.

Điều 602. Quyền yêu cầu người thứ ba hoàntrả

Trong trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứpháp luật đã giao tài sản cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu, người chiếmhữu hợp pháp tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tàisản đó, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác; nếu tài sản đó đã được trảbằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tàisản cho mình bồi thường thiệt hại.

Điều 603. Nghĩa vụ thanh toán

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người bị thiệt hại được hoàn trả tàisản thì phải thanh toán những chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sửdụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngaytình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản.

CHƯƠNG XXI

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

MỤC 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 604.Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào do lỗi cố ý hoặclỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản củapháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luậtquy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗithì áp dụng quy định đó.

Điều 605.Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại phải được bồithường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hìnhthức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phươngthức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác.

2. Người gây thiệt hại có thểđược giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khảnăng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

3. Khi mức bồi thường không cònphù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyềnyêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồithường.

Điều 606. Năng lực chịu trách nhiệm bồithường thiệt hại của cá nhân

1. Người từ đủ mười tám tuổi trởlên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa thành niên dướimười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộthiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thànhniên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần cònthiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đếnchưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình;nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếubằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, ngườimất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộđó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giámhộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phảibồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình khôngcó lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Điều 607. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồithường thiệt hại

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngàyquyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.

MỤC 2

XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI

Điều 608. Thiệt hại do tài sản bịxâm phạm

Trong trường hợp tài sản bị xâmphạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

1. Tài sản bị mất;

2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

3. Lợi ích gắn liền với việc sửdụng, khai thác tài sản;

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn,hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bịxâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâmphạm bao gồm:

a) Chi phíhợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất,bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặcbị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hạikhông ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bìnhcủa lao động cùng loại;

c) Chi phíhợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệthại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động vàcần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý choviệc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ củangười khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và mộtkhoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồithường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuậnđược thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quyđịnh.

Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bịxâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâmphạm bao gồm:

a) Chi phíhợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khichết;

b) Chi phíhợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho nhữngngười mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

2. Người xâm phạm tính mạng củangười khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và mộtkhoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thíchthuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những ngườinày thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếpnuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắptổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mứctối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm,uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệthại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phíhợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặcbị giảm sút.

2. Người xâm phạm danh dự, nhânphẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đógánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận;nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểudo Nhà nước quy định.

Điều 612. Thời hạn hưởng bồi thường thiệthại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm

1. Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thìngười bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết.

2. Trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này cónghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sauđây:

a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết vàcòn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười támtuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đãtham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;

b) Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấpdưỡng cho đến khi chết.

MỤC 3

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠITRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

Điều 613.Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

1. Người gây thiệt hại trongtrường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

2. Người gây thiệt hại do vượtquá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Điều 614. Bồi thường thiệt hại trongtrường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

1. Người gây thiệt hại trongtình thế cấp thiết không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

2. Trong trường hợp thiệt hạixảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phảibồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết chongười bị thiệt hại.

3. Người đã gây ra tình thế cấpthiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Điều 615.Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra

1. Người do uống rượu hoặc dodùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làmchủ được hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.

2. Khi một người cố ý dùng rượuhoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năngnhận thức và làm chủ được hành vi của họ mà gây thiệt hại thì phải bồi thườngcho người bị thiệt hại.

Điều 616.Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Trong trường hợp nhiều ngườicùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bịthiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xácđịnh tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗithì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Điều 617.Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi

Khi người bị thiệt hại cũng cólỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phầnthiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn dolỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

Điều 618.Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Pháp nhân phải bồi thường thiệthại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao;nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trongviệc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Điều 619.Bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra

Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ,công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trongkhi thi hành công vụ.

Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ,công chức có trách nhiệm yêu cầu cán bộ, công chức phải hoàn trả một khoản tiềntheo quy định của pháp luật, nếu cán bộ, công chức có lỗi trong khi thi hànhcông vụ.

Điều 620. Bồi thường thiệt hại do người cóthẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra

Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyềncủa mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng.

Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gâythiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu ngườicó thẩm quyền có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ.

Điều 621. Bồi thường thiệt hại do ngườidưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời giantrường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý

1. Người dưới mười lăm tuổitrong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thườngthiệt hại xảy ra.

2. Người mất năng lực hành vidân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức kháctrực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

3. Trong các trường hợp quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứngminh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của ngườidưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hình vi dân sự phải bồi thường.

Điều 622.Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra

Cá nhân, pháp nhân và các chủthể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ratrong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công,người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiềntheo quy định của pháp luật.

Điều 623.Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ baogồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy côngnghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thúdữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm caođộ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồnnguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm caođộ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữuđã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường,trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sởhữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cảkhi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn dolỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trườnghợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác.

4. Trong trường hợp nguồn nguyhiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sửdụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủsở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc đểnguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đớibồi thường thiệt hại.

Điều 624.Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Cá nhân, pháp nhân và các chủthể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy địnhcủa pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.

Điều 625.Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồithường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàntoàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu khôngphải bồi thường.

2. Trong trường hợp người thứ bahoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ baphải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phảiliên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trong trường hợp súc vật bịchiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụngtrái pháp luật phải bồi thường;

4. Trong trường hợp súc vật thảrông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thườngtheo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Điều 626.Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra

Chủ sở hữu phải bồi thường thiệthại do cây cối đổ, gẫy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗicủa người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.

Điều 627.Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Chủ sở hữu, người được chủ sởhữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thườngthiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụtlở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn dolỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.

Điều 628.Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể

1. Cá nhân, pháp nhân, chủ thểkhác xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.

2. Thiệt hại do xâm phạm thi thểgồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

3. Người xâm phạm thi thể phảibồi thường một khoản tiền theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiềnkhác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừakế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếpnuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thấtvề tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đakhông quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Điều 629.Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khácgây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại doxâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

Điều 630. Bồi thường thiệt hại do vi phạmquyền lợi của người tiêu dùng

Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chấtlượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.


PHẦN THỨ TƯ

THỪA KẾ

CHƯƠNG XXII

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 631. Quyền thừa kế của cá nhân

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sảncủa mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theopháp luật.

Điều 632. Quyền bình đẳng về thừa kế củacá nhân

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khácvà quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Điều 633. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trườnghợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày đượcxác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếukhông xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toànbộ hoặc phần lớn di sản.

Điều 634. Di sản

Di sản bao gồm tài sản riêng củangười chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Điều 635.Người thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải làngười còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểmmở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trườnghợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chứctồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Điều 636. Thời điểm phát sinh quyền vànghĩa vụ của người thừa kế

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tàisản do người chết để lại.

Điều 637. Thực hiện nghĩa vụ tài sảndo người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệmthực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừtrường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thìnghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theothoả thuận của những người thừa kế.

3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗingười thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưngkhông vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chứchưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do ngườichết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Điều 638. Người quản lý di sản

1. Người quản lý di sản là người được chỉ địnhtrong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.

2. Trong trường hợp di chúc không chỉ địnhngười quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sảnthì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đócho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

3. Trong trường hợp chưa xác định được ngườithừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩmquyền quản lý.

Điều 639. Nghĩa vụ của người quản lýdi sản

1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 vàkhoản 3 Điều 638 của Bộ luật này có các nghĩa vụ sau đây:

a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộcdi sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật cóquy định khác;

b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi,tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác, nếukhông được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

c) Thông báo về di sản cho nhữngngười thừa kế;

d) Bồi thường thiệt hại, nếu viphạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

đ) Giao lại di sản theo yêu cầucủa người thừa kế.

2. Người đang chiếm hữu, sửdụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 638 của Bộ luật này có các nghĩavụ sau đây:

a) Bảo quản di sản; không đượcbán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hìnhthức khác;

b) Thông báo về di sản cho nhữngngười thừa kế;

c) Bồi thường thiệt hại, nếu viphạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

d) Giao lại di sản theo thoảthuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừakế.

Điều 640. Quyền của người quản lý disản

1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 vàkhoản 3 Điều 638 của Bộ luật này có các quyền sau đây:

a) Đại diện cho những người thừa kế trong quanhệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;

b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với nhữngngười thừa kế.

2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý disản quy định tại khoản 2 Điều 638 của Bộ luật này có các quyền sau đây:

a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thoả thuậntrong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừakế;

b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với nhữngngười thừa kế.

Điều 641. Việc thừa kế của những người cóquyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùngthời điểm

Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùngthời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được ngườinào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kếdi sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng,trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 của Bộ luật này.

Điều 642. Từ chối nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản,trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản củamình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thànhvăn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giaonhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường,thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng,kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chốinhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

Điều 643. Người không được quyềnhưởng di sản

1. Những người sau đây khôngđược quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cốý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạngười để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọngnghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cốý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phầndi sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối,cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo dichúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sảntrái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tạikhoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vicủa những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Điều 644. Tài sản không có ngườinhận thừa kế thuộc Nhà nước

Trong trường hợp không có người thừa kế theo dichúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhậndi sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không cóngười nhận thừa kế thuộc Nhà nước.

Điều 645. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyềnthừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từthời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sảncủa người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

CHƯƠNG XXIII

THỪAKẾ THEO DI CHÚC

Điều 646. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằmchuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Điều 647.Người lập di chúc

1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bịbệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vicủa mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc,nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

Điều 648.Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có các quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

3. Dành một phần tài sản trongkhối di sản để di tặng, thờ cúng;

4. Giao nghĩa vụ cho người thừakế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý disản, người phân chia di sản.

Điều 649.Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu khôngthể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập dichúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

Điều 650. Di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

1. Di chúc bằng văn bản không cóngười làm chứng;

2. Di chúc bằng văn bản có ngườilàm chứng;

3. Di chúc bằng văn bản có côngchứng;

4. Di chúc bằng văn bản có chứngthực.

Điều 651. Di chúc miệng

1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cáichết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằngvăn bản thì có thể di chúc miệng.

2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệngmà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủybỏ.

Điều 652. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bịlừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúckhông trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phảiđược lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữphải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợppháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ýchí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đónhững người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạnnăm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúcphải được công chứng hoặc chứng thực.

Điều 653. Nội dung của di chúc bằngvăn bản

1. Di chúc phải ghi rõ:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởngdi sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởngdi sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản;

đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ vànội dung của nghĩa vụ.

2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằngký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự vàcó chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Điều 654. Người làm chứng cho việclập di chúc

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập dichúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo phápluật của người lập di chúc;

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quantới nội dung di chúc;

3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không cónăng lực hành vi dân sự.

Điều 655. Di chúc bằng văn bản không cóngười làm chứng

Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quyđịnh tại Điều 653 của Bộ luật này.

Điều 656. Di chúc bằng văn bản cóngười làm chứng

Trong trường hợp người lập di chúc không thể tựmình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất làhai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúctrước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểmchỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tạiĐiều 653 và Điều 654 của Bộ luật này.

Điều 657. Di chúc có công chứng hoặc chứngthực

Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.

Điều 658. Thủ tục lập di chúc tại cơ quancông chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường,thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:

1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viênhoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dungmà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản dichúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ýchí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;

2. Trong trường hợp người lập dichúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểmchỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặtcông chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã,phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập dichúc và người làm chứng.

Điều 659. Người không được công chứng,chứng thực di chúc

Công chứng viên, người có thẩm quyền của ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn không được công chứng, chứng thực đối với di chúc, nếu họ là:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặctheo pháp luật;

3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

Điều 660. Di chúc bằng văn bản có giá trịnhư di chúc được công chứng, chứng thực

Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thựcbao gồm:

1. Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấpđại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực;

2. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của ngườichỉ huy phương tiện đó;

3. Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điềudưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó;

4. Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ởvùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị;

5. Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quanlãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó;

6. Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, ngườiđang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnhcó xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.

Điều 661. Di chúc do công chứng viênlập tại chỗ ở

1. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứngviên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.

2. Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hànhnhư thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng theo quy định tại Điều 658 củaBộ luật này.

Điều 662. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủybỏ di chúc

1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vàobất cứ lúc nào.

2. Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập vàphần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập vàphần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thìdi chúc trước bị hủy bỏ.

Điều 663. Di chúc chung của vợ, chồng

Vợ, chồng có thể lập di chúcchung để định đoạt tài sản chung.

Điều 664. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủybỏ di chúc chung của vợ, chồng

1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứlúc nào.

2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chungthì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉcó thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.

Điều 665. Gửi giữ di chúc

1. Người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quancông chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.

2. Trong trường hợp cơ quan công chứng lưu giữbản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp luật về côngchứng.

3. Cá nhân giữ bản di chúc có các nghĩa vụ sauđây:

a) Giữ bí mật nội dung di chúc;

b) Giữ gìn, bảo quản bản dichúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập dichúc;

c) Giao lại bản di chúc chongười thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúcchết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký củangười giao, người nhận và trước sự có mặt của hai người làm chứng.

Điều 666. Di chúc bị thất lạc, hưhại

1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúcbị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của ngườilập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thựccủa người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định vềthừa kế theo pháp luật.

2. Trong trường hợp di sản chưachia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.

Điều 667. Hiệu lực pháp luật của di chúc

1. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.

2. Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong cáctrường hợp sau đây:

a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ngườilập di chúc;

b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểmmở thừa kế.

Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trướchoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổchức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừakế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không cóhiệu lực pháp luật.

3. Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kếkhông còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ cònmột phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực củacác phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.

5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bảndi chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

Điều 668. Hiệu lực pháp luật của di chúcchung của vợ, chồng

Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chếthoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.

Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộcvào nội dung của di chúc

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất củamột người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trongtrường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởngphần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhậndi sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởngdi sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ,vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không cókhả năng lao động.

Điều 670. Di sản dùng vào việc thờcúng

1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lạimột phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừakế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thựchiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặckhông theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyềngiao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉđịnh người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lýdi sản thờ cúng.

Trong trường hợp tất cả những người thừa kếtheo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đangquản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo phápluật.

2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của ngườichết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dànhmột phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Điều 671. Di tặng

1. Di tặng là việc người lập di chúc dành mộtphần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong dichúc.

2. Người được di tặng không phải thực hiệnnghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản khôngđủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũngđược dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.

Điều 672. Công bố di chúc

1. Trong trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại cơ quan côngchứng thì công chứng viên là người công bố di chúc.

2. Trong trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thìngười này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ địnhhoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì nhữngngười thừa kế còn lại thoả thuận cử người công bố di chúc.

3. Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tớitất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.

4. Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốccủa di chúc.

5. Trong trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúcđó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng.

Điều 673.Giải thích nội dung di chúc

Trong trường hợp nội dung dichúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì người công bố di chúcvà những người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ýnguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của ngườichết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cáchhiểu nội dung di chúc thì coi như không có di chúc và việc chia di sản được ápdụng theo quy định về thừa kế theo pháp luật.

Trong trường hợp có một phần nộidung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lạicủa di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực.

CHƯƠNG XXIV

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Điều 674.Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừakế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Điều 675. Những trường hợp thừa kế theopháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc đều chếttrước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức đượchưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kếtheo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đốivới các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong dichúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của dichúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừakế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận disản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đếncơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểmmở thừa kế.

Điều 676. Người thừa kế theo phápluật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quyđịnh theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, chađẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội,ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột củangười chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoạicủa người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết;cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, côruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởngphần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ đượchưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyềnhưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Điều 677. Thừa kế thế vị

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thờiđiểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ củacháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểmvới người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắtđược hưởng nếu còn sống.

Điều 678. Quan hệ thừa kế giữa connuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế disản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677của Bộ luật này.

Điều 679. Quan hệ thừa kế giữa con riêngvà bố dượng, mẹ kế

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau nhưcha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sảntheo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này.

Điều 680. Việc thừa kế trong trường hợpvợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác

1. Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồntại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

2. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Toà áncho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu mộtngười chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chếtthì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

CHƯƠNG XXV

THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN

Điều 681.Họp mặt những người thừa kế

1. Sau khi có thông báo về việcmở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt đểthoả thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản,người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu ngườiđể lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.

2. Mọi thoả thuận của những người thừa kế phảiđược lập thành văn bản.

Điều 682. Người phân chia di sản

1. Người phân chia di sản có thể đồng thời làngười quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kếthoả thuận cử ra.

2. Người phân chia di sản phải chia di sản theođúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những người thừa kế theo pháp luật.

3. Người phân chia di sản được hưởng thù lao,nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thoảthuận.

Điều 683. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Các nghĩa vụ tài sản và cáckhoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quáncho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3. Tiền trợ cấp cho người sốngnương nhờ;

4. Tiền công lao động;

5. Tiền bồi thường thiệt hại;

6. Thuế và các khoản nợ khác đốivới Nhà nước;

7. Tiền phạt;

8. Các khoản nợ khác đối với cánhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

9. Chi phí cho việc bảo quản disản;

10. Các chi phí khác.

Điều 684. Phân chia di sản theo dichúc

1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ýchí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng ngườithừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc,trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di chúc xác định phân chiadi sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợitức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảmsút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi củangười khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3. Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phânchia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tínhtrên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Điều 685.Phân chia di sản theo pháp luật

1. Khi phân chia di sản nếu cóngười thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại mộtphần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đócòn sống khi sinh ra, được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những ngườithừa kế khác được hưởng.

2. Những người thừa kế có quyềnyêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vậtthì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoảthuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bánđể chia.

Điều 686. Hạn chế phân chia di sản

Trong trường hợp theo ý chí của người lập dichúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phânchia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới đượcđem chia.

Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế màviệc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng cònsống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sảnmà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạnnhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạndo Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những ngườithừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.

Điều 687. Phân chia di sản trong trườnghợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế

1. Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thìkhông thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừakế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tươngứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tươngứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyềnthừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tươngđương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những ngườithừa kế, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

PHẦN THỨ NĂM

QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

CHƯƠNG XXVI

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 688.Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất

1. Đất đai thuộc hình thức sởhữu nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản lý.

2. Quyền sử dụng đất của cánhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác được xác lập do Nhà nước giao đất,cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.

3. Quyền sử dụng đất của cánhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác cũng được xác lập do được người khácchuyển quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp luật vềđất đai.

Điều 689. Hình thức chuyển quyền sử dụngđất

1. Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng, trừtrường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có côngchứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

3. Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điềutừ Điều 733 đến Điều 735 của Bộ luật này.

Điều 690. Giá chuyển quyền sử dụng đất

Giá chuyển quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quyđịnh.

Điều 691. Nguyên tắc chuyển quyền sử dụngđất

1. Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác sử dụng đất được pháp luậtcho phép chuyển quyền sử dụng đất mới có quyền chuyển quyền sử dụng đất.

2. Khi chuyển quyền sử dụng đất, các bên có quyền thoả thuận về nội dungcủa hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất nhưng phải phù hợp với quy định của Bộluật này và pháp luật về đất đai.

3. Bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích, đúngthời hạn ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phù hợp với quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất ở địa phương tại thời điểm chuyển quyền sử dụng đất.

Điều 692. Hiệu lực của việc chuyển quyềnsử dụng đất

Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sửdụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

CHƯƠNG XXVII

HỢP ĐỒNG CHUYỂN ĐỔI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 693. Hợp đồng chuyển đổi quyền sửdụng đất

Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theođó các bên chuyển giao đất và chuyển quyền sử dụng đất cho nhau theo quy địnhcủa Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

Điều 694. Nội dung của hợp đồng chuyển đổiquyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây:

1. Tên, địa chỉ của các bên;

2. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

3. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạngđất;

4. Thời điểm chuyển giao đất;

5. Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển đổi; thời hạn sử dụng đất còn lạicủa bên được chuyển đổi;

6. Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất, nếu có;

7. Quyền của người thứ ba đối với đất chuyển đổi;

8. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

Điều 695. Nghĩa vụ của các bên chuyển đổiquyền sử dụng đất

Các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

1. Chuyển giao đất cho nhau đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí,số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

2. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn;

3. Chịu lệ phí về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất đối với diện tích đấtmà mình được chuyển đổi và thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất theoquy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai;

4. Thanh toán tiền chênh lệch, nếu giá trị quyền sử dụng đất chuyển đổi củamột bên cao hơn, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 696. Quyền của các bên chuyển đổi quyềnsử dụng đất

Các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên kia giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí,số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

2. Yêu cầu bên kia giao cho mình toàn bộ giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụngđất;

3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất đã chuyển đổi;

4. Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn.

CHƯƠNG XXVIII

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 697. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sửdụng đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên,theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụngđất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bênchuyển nhượng theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

Điều 698. Nội dung của hợp đồng chuyểnnhượng quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây:

1. Tên, địa chỉ của các bên;

2. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

3. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạngđất;

4. Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng; thời hạn sử dụng đất còn lạicủa bên nhận chuyển nhượng;

5. Giá chuyển nhượng;

6. Phương thức, thời hạn thanhtoán;

7. Quyền của người thứ ba đốivới đất chuyển nhượng;

8. Các thông tin khác liên quanđến quyền sử dụng đất;

9. Trách nhiệm của các bên khivi phạm hợp đồng.

Điều 699. Nghĩa vụ của bên chuyển nhượngquyền sử dụng đất

Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

1. Chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng đủ diện tích, đúng hạng đất,loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

2. Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyểnnhượng.

Điều 700. Quyền của bên chuyển nhượngquyền sử dụng đất

Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền được nhận tiền chuyển nhượngquyền sử dụng đất; trường hợp bên nhận chuyển nhượng chậm trả tiền thì áp dụngtheo quy định tại Điều 305 của Bộ luật này.

Điều 701. Nghĩa vụ của bên nhận chuyểnnhượng quyền sử dụng đất

Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

1. Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận cho bênchuyển nhượng quyền sử dụng đất;

%5CUsers%5Ctrieu%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip image0022. Đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

3. Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;

4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 702. Quyền của bên nhận chuyển nhượngquyền sử dụng đất

Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao cho mình giấy tờ cóliên quan đến quyền sử dụng đất;

2. Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúnghạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được chuyểnnhượng;

4. Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn.

CHƯƠNG XXIX

HỢP ĐỒNG THUÊ,THUÊ LẠI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

MỤC 1

HỢP ĐỒNG THUÊ QUYỀNSỬ DỤNG ĐẤT

Điều 703.Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Hợp đồng thuê quyền sử dụng đấtlà sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê chuyển giao đất cho bênthuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải sử dụng đất đúng mụcđích, trả tiền thuê và trả lại đất khi hết thời hạn thuê theo quy định của Bộluật này và pháp luật về đất đai.

Điều 704. Nội dung của hợp đồng thuê quyềnsử dụng đất

Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây:

1. Tên, địa chỉ của các bên;

2. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

3. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạngđất;

4. Thời hạn thuê;

5. Giá thuê;

6. Phương thức, thời hạn thanhtoán;

7. Quyền của người thứ ba đốivới đất thuê;

8. Trách nhiệm của các bên khivi phạm hợp đồng;

9. Giải quyết hậu quả khi hợpđồng thuê quyền sử dụng đất hết hạn.

Điều 705. Nghĩa vụ của bên cho thuê quyềnsử dụng đất

Bên cho thuê quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

1. Đăng ký việc cho thuê quyền sử dụng đất;

2. Chuyển giao đất cho bên thuê đủ diện tích, đúng vị trí, số hiệu, hạngđất, loại đất và tình trạng đất như đã thoả thuận;

3. Cho thuê quyền sử dụng đất trong thời hạn được giao, được thuê;

4. Kiểm tra, nhắc nhở bên thuê bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mụcđích;

5. Nộp thuế sử dụng đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

6. Báo cho bên thuê về quyền của người thứ ba đối với đất thuê.

Điều 706. Quyền của bên cho thuê quyền sửdụng đất

Bên cho thuê quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên thuê quyền sử dụng đất trả đủ tiền thuê;

2. Yêu cầu bên thuê quyền sử dụng đất chấm dứt ngay việc sử dụng đất khôngđúng mục đích, hủy hoại đất hoặc làm giảm sút giá trị sử dụng của đất; nếu bênthuê không chấm dứt ngay hành vi vi phạm thì bên cho thuê có quyền đơn phươngchấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bên thuê trả lại đất đang thuê và bồithường thiệt hại;

3. Yêu cầu bên thuê trả lại đất khi thời hạncho thuê đã hết.

Điều 707. Nghĩa vụ của bên thuêquyền sử dụng đất

Bên thuê quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sauđây:

1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới,đúng thời hạn cho thuê;

2. Không được hủy hoại, làm giảm sút giá trị sửdụng của đất và phải thực hiện các yêu cầu khác như đã thoả thuận trong hợpđồng thuê quyền sử dụng đất;

3. Trả đủ tiền thuê quyền sử dụng đất đúng thờihạn, đúng địa điểm và theo phương thức đã thoả thuận; nếu việc sử dụng đấtkhông sinh lợi thì bên thuê vẫn phải trả đủ tiền thuê, trừ trường hợp có thoảthuận khác;

4. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường;không được làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất xungquanh;

5. Trả lại đất đúng tình trạng như khi nhận saukhi hết thời hạn thuê, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 708. Quyền của bên thuê quyền sử dụngđất

Bên thuê quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên cho thuê chuyển giao đất đủ diện tích, đúng vị trí, số hiệu,hạng đất, loại đất và tình trạng đất như đã thoả thuận;

2. Được sử dụng đất thuê ổn định theo thời hạn như đã thoả thuận;

3. Được hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất;

4. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 426 của Bộluật này;

5. Yêu cầu bên cho thuê giảm, miễn tiền thuê trong trường hợp do bất khảkháng mà hoa lợi, lợi tức bị mất hoặc bị giảm sút.

Điều 709. Chậm trả tiền thuê quyền sử dụngđất

Khi bên thuê chậm trả tiền thuê quyền sử dụng đất theo thoả thuận thì bêncho thuê có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên thuê không thực hiện nghĩavụ thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầubên thuê trả lại đất. Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả đủ tiền trongthời gian đã thuê kể cả lãi đối với khoản tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản doNgân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểmthanh toán.

Điều 710.Bồi thường thiệt hại do đất bị thu hồi

1. Khi bên cho thuê hoặc bênthuê cố ý vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng đất dẫn đến việc Nhà nước thu hồiđất thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.

2. Trong trường hợp hợp đồngthuê quyền sử dụng đất đang có hiệu lực nhưng do nhu cầu về quốc phòng, anninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế mà Nhà nước thuhồi đất thì hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm dứt trước thời hạn.

Trong trường hợp bên thuê đã trảtiền trước thì bên cho thuê phải trả lại cho bên thuê khoản tiền còn lại tươngứng với thời gian chưa sử dụng đất; nếu bên thuê chưa trả tiền thì chỉ phải trảtiền tương ứng với thời gian đã sử dụng đất.

Bên cho thuê được Nhà nước bồithường thiệt hại do thu hồi đất theo quy định của pháp luật, còn bên thuê đượcNhà nước bồi thường thiệt hại về hoa lợi có trên đất.

Điều 711. Quyền tiếp tục thuê quyền sửdụng đất khi một bên chết

1. Trong trường hợp bên cho thuê quyền sử dụng đất là cá nhân chết thì bênthuê vẫn được tiếp tục thuê quyền sử dụng đất cho đến hết thời hạn thuê.

2. Trong trường hợp bên thuê quyền sử dụng đất là cá nhân chết thì thànhviên trong hộ gia đình của người đó được tiếp tục thuê quyền sử dụng đất chođến hết thời hạn thuê nhưng phải báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 712. Chuyển nhượng quyền sử dụng đấttrong thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất

Khi thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất đang còn, bên cho thuê vẫn có quyềnchuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác nếu được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cho phép, nhưng phải báo cho bên thuê biết để bên thuê thực hiệnnghĩa vụ với bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Bên thuê vẫn được tiếp tục thuê cho đến hết thời hạn thuê quyền sử dụng đấttheo hợp đồng.

Điều 713. Chấm dứt hợp đồng thuê quyền sửdụng đất

1. Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn thuê và không được gia hạnthuê;

b) Theo thoả thuận của các bên;

c) Nhà nước thu hồi đất;

d) Một trong các bên đơn phương chấm dứt thựchiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng theo thoả thuận hoặc theo quy định của phápluật;

đ) Bên thuê quyền sử dụng đất là cá nhân chếtmà trong hộ gia đình của người đó không còn thành viên nào khác hoặc có nhưngkhông có nhu cầu tiếp tục thuê;

e) Diện tích đất thuê không còn do thiên tai;

g) Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Khi hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấmdứt, người thuê quyền sử dụng đất phải khôi phục tình trạng đất như khi nhậnđất, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Tài sảngắn liền với đất được giải quyết theo thoả thuận của các bên.

MỤC 2

HỢP ĐỒNG THUÊ LẠI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 714.Hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất

Trong trường hợp pháp luật khôngcó quy định khác thì quy định tại các điều từ Điều 703 đến Điều 713 của Bộ luậtnày cũng được áp dụng đối với hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất.

CHƯƠNG XXX

HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 715. Hợp đồng thế chấp quyền sửdụng đất

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thoảthuận giữa các bên, theo đó bên sử dụng đất (sau đây gọi là bên thế chấp) dùngquyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bênkia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đấttrong thời hạn thế chấp.

Điều 716. Phạm vi thế chấp quyền sử dụngđất

1. Quyền sử dụng đất có thể được thế chấp một phần hoặc toàn bộ.

2. Trường hợp người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà, côngtrình xây dựng khác, rừng trồng, vườn cây và các tài sản khác của người thếchấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận.

Điều 717. Nghĩa vụ của bên thế chấp quyềnsử dụng đất

Bên thế chấp quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

1. Giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp;

2. Làm thủ tục đăng ký việc thế chấp; xoá việc đăng ký thế chấp khi hợpđồng thế chấp chấm dứt;

3. Sử dụng đất đúng mục đích, không làm hủy hoại, làm giảm giá trị của đấtđã thế chấp;

4. Thanh toán tiền vay đúng hạn,đúng phương thức theo thoả thuận trong hợp đồng.

Điều 718. Quyền của bên thế chấp quyền sửdụng đất

Bên thế chấp quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

1. Được sử dụng đất trong thời hạn thế chấp;

2. Được nhận tiền vay do thế chấp quyền sử dụng đất theo phương thức đãthoả thuận;

3. Hưởng hoa lợi, lợi tức thu được, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũngthuộc tài sản thế chấp;

4. Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đấtđã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý;

5. Nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã thực hiện xongnghĩa vụ thế chấp.

Điều 719. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấpquyền sử dụng đất

Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

1. Cùng với bên thế chấp đăng ký việc thế chấp;

2. Trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bên thế chấp đã thực hiệnnghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp.

Điều 720. Quyền của bên nhận thế chấpquyền sử dụng đất

Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

1. Kiểm tra, nhắc nhở bên thế chấp quyền sử dụng đất bảo vệ, giữ gìn đất vàsử dụng đất đúng mục đích;

2. Được ưu tiên thanh toán nợ trong trường hợp xử l‎ý quyền sử dụng đất đãthế chấp.

Điều 721. Xử lý quyền sử dụng đất đã thếchấp

Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụngđất mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thìquyền sử dụng đất đã thế chấp được xử lý theo thoả thuận; nếu không có thỏathuận hoặc không xử lý được theo thoả thuận thì bên nhận thế chấp có quyền khởikiện tại Toà án.

CHƯƠNG XXXI

HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 722. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụngđất

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đóbên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đềnbù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và phápluật về đất đai.

Điều 723. Nội dung của hợp đồng tặng choquyền sử dụng đất

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây:

1. Tên, địa chỉ của các bên;

2. Lý do tặng cho quyền sử dụng đất;

3. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

4. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, sốhiệu, ranh giới và tình trạng đất;

5. Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên tặngcho;

6. Quyền của người thứ ba đối với đất được tặngcho;

7. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợpđồng.

Điều 724. Nghĩa vụ của bên tặng choquyền sử dụng đất

Bên tặng cho quyền sử dụng đất có các nghĩa vụsau đây:

1. Giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loạiđất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

2. Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụngđất cho bên được tặng cho để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất.

Điều 725. Nghĩa vụ của bên được tặng choquyền sử dụng đất

Bên được tặng cho quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

1. Đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quyđịnh của pháp luật về đất đai;

2. Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho;

3. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 726. Quyền của bên được tặng choquyền sử dụng đất

Bên được tặng cho quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên tặng cho giao đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí,số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

2. Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn;

3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

CHƯƠNG XXXII

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 727. Hợp đồng góp vốn bằng giátrị quyền sử dụng đất

Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đấtlà sự thoả thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất (sau đây gọi là bêngóp vốn) góp phần vốn của mình bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sảnxuất, kinh doanh với cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác theo quyđịnh của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

Điều 728. Nội dung của hợp đồng góp vốnbằng giá trị quyền sử dụng đất

Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sauđây:

1. Tên, địa chỉ của các bên;

2. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

3. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạngđất;

4. Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên góp vốn;

5. Thời hạn góp vốn;

6. Giá trị quyền sử dụng đất góp vốn;

7. Quyền của người thứ ba đối với đất được góp vốn;

8. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

Điều 729. Nghĩa vụ của bên góp vốn bằnggiá trị quyền sử dụng đất

Bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

1. Giao đất đúng thời hạn, đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí,số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận trong hợp đồng;

2. Đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quyđịnh của pháp luật về đất đai.

Điều 730. Quyền của bên góp vốn bằng giátrị quyền sử dụng đất

Bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

1. Được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất;

2. Được chuyển nhượng, để thừa kế phần góp vốn bằng giá trị quyền sử dụngđất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

3. Được nhận lại quyền sử dụng đất đã góp vốn theo thỏa thuận hoặc khi thờihạn góp vốn đã hết;

4. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên nhận góp vốnkhông thực hiện việc thanh toán phần lợi nhuận đúng thời hạn hoặc thanh toánkhông đầy đủ.

Điều 731. Nghĩa vụ của bên nhận góp vốnbằng giá trị quyền sử dụng đất

Bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thanh toán phần lợi nhuận cho bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đấtđúng thời hạn, đúng phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng;

2. Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất được góp vốn;

3. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 732. Quyền của bên nhận góp vốn bằnggiá trị quyền sử dụng đất

Bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất giao đất đủ diệntích, đúng thời hạn, hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất nhưđã thoả thuận trong hợp đồng;

2. Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn;

3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp bên nhận gópvốn là pháp nhân, trừ trường hợp góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.

CHƯƠNG XXXIII

THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 733. Thừa kế quyền sử dụng đất

Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chếtsang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

Điều 734. Cá nhân để thừa kế quyền sử dụngđất

Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đấtcó quyền để thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luậtnày và pháp luật về đất đai.

Điều 735. Thừa kế quyền sử dụng đất đượcNhà nước giao cho hộ gia đình

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong hộ có thành viên chết thìquyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại cho những người thừa kế theoquy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

PHẦN THỨ SÁU

QUYỀN SỞ HỮUTRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

CHƯƠNG XXXIV

QUYỀN TÁC GIẢ VÀQUYỀN LIÊN QUAN

MỤC 1

QUYỀN TÁC GIẢ

Điều 736. Tác giả

1. Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi chunglà tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó.

Trong trường hợp có hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩmthì những người đó là các đồng tác giả.

2. Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác, bao gồmtác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cảibiên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của tác phẩm pháisinh đó.

Điều 737. Đối tượng quyền tác giả

Đối tượng quyền tác giả bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vựcvăn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bấtkỳ phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vàobất kỳ thủ tục nào.

Điều 738. Nội dung quyền tác giả

1. Quyền tác giả bao gồm quyềnnhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm.

2. Quyền nhân thân thuộc quyềntác giả bao gồm:

a) Đặt tên cho tác phẩm;

b) Đứng tên thật hoặc bút danhtrên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sửdụng;

c) Công bố hoặc cho phép ngườikhác công bố tác phẩm;

d) Bảo vệ sự toàn vẹn của tácphẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm.

3. Quyền tài sản thuộc quyền tácgiả bao gồm:

a) Sao chép tác phẩm;

b) Cho phép tạo tác phẩm pháisinh;

c) Phân phối, nhập khẩu bản gốcvà bản sao tác phẩm;

d) Truyền đạt tác phẩm đến côngchúng;

đ) Cho thuê bản gốc hoặc bản saochương trình máy tính.

Điều 739. Thời điểm phát sinh và hiệu lựcquyền tác giả

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ ngày tác phẩm được sáng tạo và được thểhiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

2. Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả tồn tại vô thời hạn, trừ quyền côngbố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm do pháp luật về sở hữu trí tuệ quyđịnh.

3. Quyền tài sản thuộc quyền tác giả tồn tại trong thời hạn do pháp luật vềsở hữu trí tuệ quy định.

Điều 740. Chủ sở hữu quyền tác giả

1. Quyền nhân thân thuộc về tác giả.

2. Trong trường hợp tác phẩm được sáng tạo không phải trên cơ sở thực hiệnnhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc thì quyền tài sản thuộc về tác giả.

3. Trong trường hợp tác phẩmđược sáng tạo trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc thì quyềntài sản thuộc về cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ hoặc bên giao việc theo hợpđồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Trong trường hợp quyền tài sảnkhông thuộc về tác giả thì tác giả có quyền nhận thù lao, nhuận bút do chủ sởhữu quyền tài sản chi trả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Điều 741. Phân chia quyền của đồng tác giả

Trường hợp tác phẩm được các đồng tác giả sáng tạo, trong đó mỗi phần dotừng đồng tác giả sáng tạo có thể tách rời để sử dụng độc lập thì quy định tạiĐiều 740 của Bộ luật này được áp dụng cho từng phần tác phẩm được sử dụng độclập đó, nếu các đồng tác giả không có thoả thuận khác.

Điều 742. Chuyển giao quyền tác giả

1. Quyền nhân thân quy định tại các điểm a, b và d khoản 2 Điều 738 của Bộluật này không được chuyển giao.

Quyền nhân thân quy định tại điểm c khoản 2 Điều 738 của Bộ luật này có thểđược chuyển giao với các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.

2. Quyền tài sản có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc từng phần theo hợpđồng hoặc để thừa kế, kế thừa.

Điều 743. Hợp đồng chuyển giao quyền tàisản thuộc quyền tác giả

Việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền tài sản thuộc quyền tác giảđược thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng chuyển giao quyền tác giảphải được lập thành văn bản.

MỤC 2

QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ

Điều 744. Đối tượng quyền liên quan đếnquyền tác giả

Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liênquan) bao gồm cuộc biểu diễn của người biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; cuộcphát sóng của các tổ chức phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình đượcmã hoá.

Điều 745. Chủ sở hữu và nội dung quyền đốivới cuộc biểu diễn

1. Quyền đối với cuộc biểu diễn bao gồm quyền nhân thân của người biểu diễnvà quyền tài sản của người đầu tư để thực hiện cuộc biểu diễn.

2. Quyền nhân thân của người biểu diễn bao gồm quyền được nêu tên khi biểudiễn hoặc khi phát hành các bản ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn và quyền đượcbảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn.

3. Quyền tài sản của người đầu tư để thực hiện cuộc biểu diễn bao gồm quyềnthực hiện và cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:

a) Ghi âm, ghi hình cuộc biểudiễn;

b) Sao chép, phân phối bản gốchoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn;

c) Phát sóng hoặc truyền theocách khác cuộc biểu diễn đến công chúng.

Điều 746. Chủ sở hữu và nội dung quyền đốivới bản ghi âm, ghi hình

1. Quyền đối với bản ghi âm, ghi hình thuộc về người đầu tư để tạo ra bảnghi âm, ghi hình đó.

2. Quyền đối với bản ghi âm, ghi hình bao gồm quyền thực hiện và cấm ngườikhác thực hiện các hành vi sau đây:

a) Sao chép toàn bộ hoặc mộtphần bản ghi âm, ghi hình;

b) Phân phối, nhập khẩu bản gốchoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình;

c) Cho thuê bản gốc hoặc bản saobản ghi âm, ghi hình nhằm mục đích thương mại.

Điều 747. Chủ sở hữu và nội dung quyền đốivới cuộc phát sóng

1. Quyền đối với cuộc phát sóng thuộc về tổ chức phát sóng.

2. Quyền đối với cuộc phát sóng bao gồm quyền thực hiện hoặc cấm người khácthực hiện các hành vi sau đây:

a) Ghi, sao chép bản ghi; phát sóng, phát lại một phần hoặc toàn bộ cuộcphát sóng;

b) Phân phối bản ghi hoặc bản sao bản ghi cuộc phát sóng.

Điều 748. Chủ sở hữu và nội dung quyền đốivới tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã Hoá

1. Quyền đối với tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá thuộc vềngười đầu tiên phát tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá đó.

2. Quyền đối với tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá gồm quyềnthực hiện, cho phép hoặc cấm người khác thực hiện các hành vi sau:

a) Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, nhập khẩu, bán, cho thuê thiết bị hoặc hệthống nhằm mục đích giải mã tín hiệu vệ tinh được mã hoá;

b) Thu, phân phối lại tín hiệu đã được giải mã khi không được người nắm giữquyền đối với tín hiệu vệ tinh được mã hoá cho phép.

Điều 749. Chuyển giao quyền liên quan

1. Các quyền tài sản thuộc quyền liên quan quy định tại các điều 745, 746,747 và 748 của Bộ luật này có thể được chuyển giao.

2. Việc chuyển giao các quyền liên quan được thực hiện trên cơ sở hợp đồngbằng văn bản.

CHƯƠNG XXXV

QUYỀN SỞHỮU CÔNG NGHIỆP VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Điều 750. Đối tượng quyền sở hữu côngnghiệp và quyền đối với giống cây trồng

1. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng côngnghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu,tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.

2. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và giốngcây trồng.

Điều 751. Nội dung quyền sở hữu côngnghiệp và quyền đối với giống cây trồng

1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiếtkế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, quyền đối với giống cây trồng, bao gồm quyềnnhân thân và quyền tài sản được quy định như sau:

a) Quyền nhân thân đối với sáng chế,kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồngthuộc về người đã trực tiếp tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bốtrí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng bằng lao động sáng tạo của mình, baogồm quyền được đứng tên tác giả trong văn bằng bảo hộ do Nhà nước cấp, trongcác tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kếbố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đó;

b) Quyền tài sản đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trímạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng thuộc về chủ sở hữu các đối tượng đó,bao gồm quyền sử dụng, cho phép hoặc cấm người khác sử dụng sáng chế, kiểu dángcông nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đó.

2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh thuộc về tổ chức, cánhân có được thông tin tạo thành bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thựchiện việc bảo mật thông tin đó, bao gồm:

a) Khai thác, sử dụng bí mậtkinh doanh;

b) Cho phép hoặc cấm người kháctiếp cận, sử dụng, tiết lộ bí mật kinh doanh.

3. Quyền sở hữu công nghiệp đốivới nhãn hiệu, tên thương mại thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại đó,bao gồm:

a) Sử dụng nhãn hiệu, tên thươngmại trong kinh doanh;

b) Cho phép hoặc cấm người khácsử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu củamình; cấm người khác sử dụng tên thương mại gây nhầm lẫn với hoạt động kinhdoanh của mình.

4. Quyền sở hữu chỉ dẫn địa lýthuộc về Nhà nước. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nhằm chỉ dẫn xuất xứ, nguồn gốccủa sản phẩm thuộc về tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện do pháp luật về sởhữu trí tuệ quy định.

5. Quyền chống cạnh tranh khônglành mạnh thuộc về tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnhtranh.

Điều 752. Căn cứ xác lập quyền sở hữu côngnghiệp và quyền đối với giống cây trồng

1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiếtkế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền đối với giốngcây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnkhi thực hiện việc đăng ký các đối tượng đó theo quy định của pháp luật về sởhữu trí tuệ.

2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sởsử dụng hợp pháp tên thương mại đó.

3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơsở có được thông tin tạo thành bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và sự bảomật thông tin đó.

4. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt độngcạnh tranh trong kinh doanh.

Điều 753. Chuyển giao quyền sở hữu côngnghiệp và quyền đối với giống cây trồng

1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiếtkế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, quyền đối vớigiống cây trồng có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần theo hợp đồnghoặc để thừa kế, kế thừa.

2. Quyền đối với tên thương mại chỉ được phép chuyển giao cùng với việcchuyển giao toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thươngmại đó.

3. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao.

4. Đối với hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp phát sinh trên cơsở đăng ký thì chỉ khi hợp đồng đó được đăng ký mới có giá trị pháp lý đối vớingười thứ ba.

CHƯƠNG XXXVI

CHUYỂN GIAOCÔNG NGHỆ

Điều 754. Quyền chuyển giao công nghệ

Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữucông nghệ:

1. Chủ sở hữu công nghệ;

2. Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sửdụng, quyền sở hữu công nghệ.

Điều 755. Đối tượng chuyển giao công nghệ

1. Đối tượng chuyển giao công nghệ bao gồm bí quyết kỹ thuật; kiến thức kỹthuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, côngthức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thôngtin dữ liệu về công nghệ chuyển giao; giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mớicông nghệ, cấp phép đặc quyền kinh doanh và các đối tượng khác do pháp luật vềchuyển giao công nghệ quy định.

2. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thìviệc chuyển giao công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyềnsở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Điều 756. Những công nghệ không đượcchuyển giao

1. Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động,vệ sinh lao động, bảo đảm sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường.

2. Những trường hợp khác do phápluật quy định.

Điều 757. Hợp đồng chuyển giao công nghệ

1. Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng vănbản.

2. Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước cóthẩm quyền trong trường hợp pháp luật có quy định.

3. Việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng chuyển giao công nghệphải được lập thành hợp đồng bằng văn bản; đối với hợp đồng chuyển giao côngnghệ quy định tại khoản 2 Điều này, việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn, hủy bỏ hợpđồng cũng phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

PHẦN THỨ BẢY

QUAN HỆ DÂN SỰCÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Điều 758. Quan hệ dân sự có yếu tố nướcngoài

Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trongcác bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân,tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theopháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quanhệ đó ở nước ngoài.

Điều 759. Áp dụng pháp luật dân sự Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tậpquán quốc tế

1. Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namđược áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộluật này có quy định khác.

2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namlà thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quyđịnh của điều ước quốc tế đó.

3. Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luậtcủa nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng khôngtrái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam; trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thoảthuận trong hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó không trái với quy định của Bộ luậtnày và các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luậtnày, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điềuước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dânsự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặchậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luậtCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 760. Căn cứ áp dụng pháp luật đối vớingười không quốc tịch, người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài

1. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộnghoà xã hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật củanước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người khôngquốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơicư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước màngười nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài cóhai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốctịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cưtrú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật củanước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụcông dân.

Điều 761. Năng lực pháp luật dân sự của cánhân là người nước ngoài

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác địnhtheo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.

2. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dânViệt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyđịnh khác.

Điều 762. Năng lực hành vi dân sự của cánhân là người nước ngoài

1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác địnhtheo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.

2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dânsự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác địnhtheo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 763. Xác định người không có, mấthoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

1. Việc xác định người không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hànhvi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải tuân theo pháp luật củanước mà người đó có quốc tịch.

2. Trong trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì việc xác địnhngười đó không có, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải tuân theopháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 764. Xác định người mất tích hoặcchết

1. Việc xác định một người mất tích hoặc chết phải tuân theo pháp luật củanước mà người đó có quốc tịch vào thời điểm trước khi có tin tức cuối cùng vềviệc mất tích hoặc chết.

2. Trong trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì việc xác địnhngười đó mất tích hoặc chết phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam.

Điều 765. Năng lực pháp luật dân sự củapháp nhân nước ngoài

1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theopháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập, trừ trường hợp quy định tạikhoản 2 Điều này.

2. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịchdân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác địnhtheo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 766. Quyền sở hữu tài sản

1. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứtquyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theopháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 vàkhoản 4 Điều này.

2. Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vậnchuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếukhông có thoả thuận khác.

3. Việc phân biệt tài sản làđộng sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tàisản.

4. Việc xác định quyền sở hữuđối với tàu bay dân dụng và tàu biển tại Việt Namphải tuân theo pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải củaCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 767. Thừa kế theo pháp luật có yếu tốnước ngoài

1. Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lạidi sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

2. Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơicó bất động sản đó.

3. Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi cóbất động sản đó.

4. Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người đểlại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

Điều 768. Thừa kế theo di chúc

1. Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo phápluật của nước mà người lập di chúc là công dân.

2. Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.

Điều 769. Hợp đồng dân sự

1. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồngđược xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoảthuận khác.

Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thựchiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam.

Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thựchiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở ViệtNam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 770. Hình thức của hợp đồng dânsự

1. Hình thức của hợp đồng phải tuân theo phápluật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ởnước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nướcđó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đóvẫn được công nhận tại Việt Nam.

2. Hình thức hợp đồng liên quan đến việc xâydựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản kháctrên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

Điều 771. Giao kết hợp đồng dân sự vắngmặt

Trong trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì việc xác định nơi giao kếthợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi cótrụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng.

Thời điểm giao kết hợp đồng vắng mặt được xác định theo pháp luật của nướccủa bên đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên này nhận được trả lời chấp nhận củabên được đề nghị giao kết hợp đồng.

Điều 772. Giao dịch dân sự đơnphương

Trong quan hệ giao dịch đơn phương, quyền vànghĩa vụ của bên tự nguyện thực hiện quan hệ giao dịch đơn phương được xác địnhtheo pháp luật của nước nơi cư trú hoặc nơi có hoạt động chính của bên đó.

Điều 773.Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1. Việc bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gâythiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.

2. Việc bồi thường thiệt hại dotàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theopháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp phápluật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam có quy định khác.

3. Trong trường hợp hành vi gâythiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam màngười gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân ViệtNam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 774. Quyền tác giả có yếu tốnước ngoài

Quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhânnước ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Namhoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam được bảohộ theo quy định của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ướcquốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 775. Quyền sở hữu công nghiệp vàquyền đối với giống cây trồng có yếu tố nước ngoài

Quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng của người nướcngoài, pháp nhân nước ngoài đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp,đối tượng của quyền đối với giống cây trồng đã được Nhà nước Việt Nam cấp vănbằng bảo hộ hoặc công nhận được bảo hộ theo quy định của pháp luật Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên.

Điều 776. Chuyển giao công nghệ có yếu tốnước ngoài

Việc chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, pháp nhân Việt Nam với người nướcngoài, pháp nhân nước ngoài, việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào ViệtNam và từ Việt Nam ra nước ngoài, phải tuân theo quy định của Bộ luật này, cácvăn bản pháp luật khác của Việt Nam về chuyển giao công nghệ và điều ước quốctế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật của nước ngoài, nếu việc áp dụnghoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của phápluật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 777. Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xácđịnh theo pháp luật của nước mà pháp luật nước đó được áp dụng để điều chỉnhquan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tương ứng.

Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Văn An

 

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Bộ luật dân sự năm 2005
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề