Bộ luật dân sự năm 2015

Posted on Luật 353 lượt xem

QUỐC HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Luật số: 91/2015/QH13

Hà Nội,ngày 24 tháng 11 năm 2015

 

BỘLUẬT

DÂNSỰ

Căn cứ Hiến pháp nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Bộ luật dânsự.

PHẦNTHỨ NHẤT

QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I

NHỮNGQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bộ luật này quy định địavị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân;quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quanhệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tựchịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

Điều 2. Công nhận, tôntrọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự

1. Ở nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng,bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền dânsự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vìlý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sứckhỏe của cộng đồng.

Điều 3.Các nguyên tắc cơ bản của phápluật dân sự

1. Mọi cá nhân,pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử;được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2. Cá nhân, phápnhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sởtự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạmđiều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với cácbên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, phápnhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cáchthiện chí, trung thực.

4. Việc xác lập,thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi íchquốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5. Cá nhân, phápnhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúngnghĩa vụ dân sự.

Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự

1. Bộ luật này làluật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.

2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụthể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tạiĐiều 3 của Bộ luật này.

3. Trường hợp luậtkhác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điềunày thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.

4. Trường hợp cósự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy địnhcủa điều ước quốc tế.

Điều 5. Áp dụng tập quán

1. Tậpquán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cánhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lạinhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong mộtvùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

2. Trườnghợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụngtập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản củapháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Điều 6. Áp dụng tương tự pháp luật

1. Trườnghợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bênkhông có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được ápdụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.

2. Trườnghợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thìáp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộluật này, án lệ, lẽ công bằng.

Điều 7. Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dânsự

1. Việc xáclập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắcdân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tìnhđoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi ngườivà các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nướcViệt Nam.

2. Trongquan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luậtđược khuyến khích.

Chương II

XÁC LẬP, THỰC HIỆN VÀ BẢOVỆ QUYỀN DÂN SỰ

Điều 8. Căn cứ xác lập quyền dân sự

Quyền dânsự được xác lập từ các căn cứ sau đây:

1. Hợpđồng;

2. Hànhvi pháp lý đơn phương;

3. Quyếtđịnh của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật;

4. Kếtquả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đốitượng quyền sở hữu trí tuệ;

5. Chiếmhữu tài sản;

6. Sửdụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;

7. Bịthiệt hại do hành vi trái pháp luật;

8. Thựchiện công việc không có uỷ quyền;

9. Căn cứkhác do pháp luật quy định.

Điều 9. Thực hiện quyền dân sự

1. Cá nhân, pháp nhân thựchiện quyền dân sự theo ý chí của mình, không được trái với quy định tại Điều 3và Điều 10 của Bộ luật này.

2. Việc cánhân, pháp nhân không thực hiện quyền dân sự của mình không phải là căn cứ làmchấm dứt quyền, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Điều 10. Giới hạn việcthực hiện quyền dân sự

1. Cá nhân, pháp nhânkhông được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để viphạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.

2. Trường hợpcá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án hoặccơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm màcó thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gâythiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.

Điều 11. Các phương thứcbảo vệ quyền dân sự

Khi quyền dân sự củacá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy địnhcủa Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩmquyền:

1. Côngnhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình;

2. Buộcchấm dứt hành vi xâm phạm;

3. Buộcxin lỗi, cải chính công khai;

4. Buộc thựchiện nghĩa vụ;

5. Buộcbồi thường thiệt hại;

6. Hủyquyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;

7. Yêucầu khác theo quy định của luật.

Điều 12. Tự bảo vệ quyền dân sự

Việc tựbảo vệ quyền dân sự phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dânsự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quyđịnh tại Điều 3 của Bộ luật này.

Điều 13. Bồi thường thiệt hại

Cá nhân, pháp nhân cóquyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp cácbên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Điều 14. Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan cóthẩm quyền

1. Tòa án, cơ quan có thẩmquyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, phápnhân.

Trường hợpquyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thựchiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài.

Việc bảo vệquyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quyđịnh. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xétlại tại Tòa án.

2. Tòa ánkhông được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để ápdụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này đượcáp dụng.

Điều 15. Hủy quyết định cábiệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền

Khi giảiquyết yêu cầu bảo vệ quyền dân sự, Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác cóquyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩmquyền.

Trường hợpquyết định cá biệt bị hủy thì quyền dân sự bị xâm phạm được khôi phục và có thểđược bảo vệ bằng các phương thức quy định tại Điều 11 của Bộ luật này.

Chương III

CÁ NHÂN

Mục 1. NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ, NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰCỦA CÁ NHÂN

Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

1. Nănglực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự vànghĩa vụ dân sự.

2. Mọi cánhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

3. Nănglực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khingười đó chết.

Điều 17. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cánhân

1. Quyềnnhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

2. Quyềnsở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

3. Quyềntham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

Điều 18. Không hạn chế năng lực phápluật dân sự của cá nhân

Năng lực pháp luật dân sự của cánhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quyđịnh khác.

Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Năng lựchành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xáclập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều 20. Người thành niên

1. Ngườithành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

2. Ngườithành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại cácđiều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.

Điều 21. Người chưa thànhniên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịchdân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đóxác lập, thực hiện.

3. Người từđủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sựphải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụnhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từđủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịchdân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng kývà giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theopháp luật đồng ý.

Điều 22. Mất năng lựchành vi dân sự

1. Khi mộtngười do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủđược hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơquan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mấtnăng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còncăn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu củachính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổchức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lựchành vi dân sự.

2. Giao dịchdân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo phápluật xác lập, thực hiện.

Điều 23. Người có khó khăn trong nhận thức, làmchủ hành vi

1. Ngườithành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhậnthức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theoyêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổchức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyếtđịnh tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vivà chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

2. Khi khôngcòn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thìtheo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặccủa cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bốngười có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Điều 24. Hạn chế năng lựchành vi dân sự

1. Ngườinghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của giađình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bịhạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tòa án quyếtđịnh người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sựvà phạm vi đại diện.

2. Việc xáclập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyênbố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theopháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luậtliên quan có quy định khác.

3. Khi khôngcòn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêucầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơquan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chếnăng lực hành vi dân sự.

Mục 2. QUYỀN NHÂN THÂN

Điều 25. Quyền nhân thân

1. Quyềnnhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cánhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liênquan quy định khác.

2. Việcxác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưathành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người nàyđồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyếtđịnh của Tòa án.

Việc xáclập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyênbố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thànhniên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ýcủa cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộluật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Điều 26. Quyền có họ, tên

1. Cá nhân cóquyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người đượcxác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

2. Họ của cá nhânđược xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ;nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợpchưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Trường hợp trẻ embị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họcủa trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏathuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻem được xác định theo họ của người đó.

Trường hợp trẻ embị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thìhọ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặctheo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang đượcngười đó tạm thời nuôi dưỡng.

Cha đẻ, mẹ đẻ đượcquy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ;người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quyđịnh của Luật hôn nhân và gia đình.

3. Việc đặt tên bịhạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kháchoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tạiĐiều 3 củaBộ luật này.

Tên của công dânViệt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặttên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

4. Cá nhân xáclập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.

5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợiích hợp pháp của người khác.

Điều 27. Quyền thay đổi họ

1. Cá nhân cóquyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trongtrường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ chocon đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ chocon nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôitheo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người connuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ chongười đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ chocon theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ củangười bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họtheo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nướcngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là côngdân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổihọ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khácdo pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổihọ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổihọ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lậptheo họ cũ.

Điều 28. Quyền thay đổi tên

1. Cá nhân cóquyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trongtrường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầucủa người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảmgia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầucủa cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôithôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà chađẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầucủa cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi têncủa người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi têncủa vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phùhợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấylại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi têncủa người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khácdo pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổitên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổitên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xáclập theo tên cũ.

Điều 29. Quyền xác định, xác định lại dân tộc

1. Cá nhân cóquyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.

2. Cá nhân khisinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp chađẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theodân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợpkhông có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợptập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộcít người hơn.

Trường hợp trẻ embị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì đượcxác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của chamẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em đượcxác định theo dân tộc của người đó.

Trường hợp trẻ embị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thìđược xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạmthời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

3. Cá nhân cóquyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trườnghợp sau đây:

a) Xác định lạitheo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dântộc khác nhau;

b) Xác định lạitheo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định đượccha đẻ, mẹ đẻ của mình.

4. Việc xác địnhlại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sựđồng ý của người đó.

5. Cấm lợi dụngviệc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hạiđến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.

Điều 30. Quyền được khai sinh, khai tử

1. Cá nhân từ khisinh ra có quyền được khai sinh.

2. Cá nhân chếtphải được khai tử.

3. Trẻ em sinh ramà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh vàkhai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh vàkhai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.

4. Việc khai sinh,khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.

Điều 31. Quyền đối với quốc tịch

1. Cánhân có quyền có quốc tịch.

2. Việcxác định, thay đổi, nhập, thôi, trở lại quốc tịch Việt Nam do Luật quốc tịchViệt Nam quy định.

3. Quyềncủa người không quốc tịch cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được bảo đảmtheo luật.

Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cánhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sửdụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sửdụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao chongười có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việcsử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người cóhình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hìnhảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hìnhảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạtđộng thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác màkhông làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3. Việcsử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh cóquyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cánhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồithường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của phápluật.

Điều 33. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tínhmạng, sức khỏe, thân thể

1. Cánhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyềnđược pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

2. Khiphát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiệncó trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cầnthiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh,chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định củapháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

3. Việcgây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật,phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học,khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải đượcsự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.

Trườnghợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vidân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bấttỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ củangười đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân màkhông chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của ngườicó thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Việckhám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có sựđồng ý của người đó trước khi chết;

b) Có sựđồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ýkiến của người đó trước khi chết;

c) Theoquyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhànước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danhdự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cánhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự,nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảovệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theoyêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người nàythì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quancó quy định khác.

3. Thôngtin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trênphương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chínhphương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cánhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trườnghợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm,uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tinđó là không đúng.

5. Cánhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoàiquyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tinxin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Điều 35. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến,lấy xác

1. Cánhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộphận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho ngườikhác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

2. Cánhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơsở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học cóquyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dượchọc và các nghiên cứu khoa học khác.

3. Việchiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điềukiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô,bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.

Điều 36. Quyền xác định lại giới tính

1. Cánhân có quyền xác định lại giới tính.

Việc xácđịnh lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính củangười đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự canthiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.

2. Việcxác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Cánhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thayđổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợpvới giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật kháccó liên quan.

Điều 37. Chuyển đổi giới tính

Việcchuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyểnđổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định củapháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyểnđổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mậtgia đình

1. Đờisống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được phápluật bảo vệ.

2. Việcthu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêngtư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng,công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên giađình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Thưtín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổithông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bócmở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử vàcác hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thựchiện trong trường hợp luật quy định.

4. Cácbên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cánhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập,thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều39. Quyền nhân thân trong hônnhân và gia đình

1. Cánhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác địnhcha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyềnnhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữacác thành viên gia đình.

Con sinh rakhông phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụnhư nhau đối với cha, mẹ của mình.

2. Cánhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộluật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.

Mục 3. NƠI CƯ TRÚ

Điều 40. Nơi cư trú của cá nhân

1. Nơi cư trú củacá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.

2. Trường hợp khôngxác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơicư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.

3. Trường hợp mộtbên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền,nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.

Điều 41. Nơi cư trú của người chưa thành niên

1. Nơi cư trú củangười chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khácnhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ màngười chưa thành niên thường xuyên chung sống.

2. Người chưathành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha,mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Điều 42. Nơi cư trú của người được giám hộ

1. Nơi cư trú củangười được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.

2. Người được giámhộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được ngườigiám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Điều 43. Nơi cư trú của vợ, chồng

1. Nơi cư trú củavợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.

2. Vợ, chồng cóthể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận.

Điều 44. Nơi cư trú của quân nhân

1. Nơi cư trú củaquân nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự là nơi đơn vị của quân nhân đó đóngquân.

2. Nơi cư trú củasĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng lànơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quyđịnh tại khoản 1 Ðiều 40 của Bộ luật này.

Điều 45. Nơi cư trú của người làm nghề lưu động

Nơi cư trú củangười làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động kháclà nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trútheo quy định tại khoản 1 Ðiều 40 của Bộ luật này.

Mục 4. GIÁM HỘ

Điều 46. Giám hộ

1. Giámhộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xãcử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này(sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là ngườiđược giám hộ).

2. Trườnghợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phảiđược sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thờiđiểm yêu cầu.

3. Việcgiám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định củapháp luật về hộ tịch.

Ngườigiám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩavụ của người giám hộ.

Điều 47. Người được giám hộ

1. Ngườiđược giám hộ bao gồm:

a) Ngườichưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b) Ngườichưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha,mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối vớicon; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu ngườigiám hộ;

c) Ngườimất năng lực hành vi dân sự;

d) Ngườicó khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2. Mộtngười chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộcho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

Điều 48. Người giám hộ

1. Cánhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giámhộ.

2. Trườnghợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thìkhi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là ngườigiám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thànhvăn bản có công chứng hoặc chứng thực.

3. Một cánhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

Cá nhân có đủ các điều kiện sauđây có thể làm người giám hộ:

1. Cónăng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Có tưcách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ củangười giám hộ;

3. Khôngphải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưngchưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;

4. Khôngphải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Điều 50. Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ

Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làmngười giám hộ:

1. Cónăng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ;

2. Cóđiều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Điều 51. Giámsát việc giám hộ

1. Người thânthích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong sốnhững người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sátviệc giám hộ.

Việc cử, chọnngười giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó.

Trường hợpgiám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thìngười giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của ngườiđược giám hộ.

Người thânthích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ,con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì ngườithân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột củangười được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì ngườithân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dìruột của người được giám hộ.

2. Trường hợpkhông có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thíchkhông cử, chọn được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điềunày thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc phápnhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn ngườigiám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.

3. Người giámsát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cánhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân;có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.

4. Ngườigiám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Theodõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;

b) Xemxét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dânsự quy định tại Điều 59 của Bộ luật này;

c) Yêucầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứtviệc giám hộ, giám sát việc giám hộ.

Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thànhniên

Người giám hộđương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

1. Anh ruộtlà anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cảkhông có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo làngười giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làmngười giám hộ;

2. Trường hợpkhông có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ôngngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặcmột số người trong số họ làm người giám hộ;

3. Trường hợpkhông có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột,chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Điều 53. Ngườigiám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Trường hợpkhông có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thìngười giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác địnhnhư sau:

1. Trường hợpvợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồnglà người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ;

2. Trường hợpcha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vidân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cảlà người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thìngười con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ;

3. Trường hợpngười thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có màvợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là ngườigiám hộ.

Điều 54. Cử,chỉ định người giám hộ

1. Trường hợpngười chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộđương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Uỷ bannhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giámhộ.

Trường hợp cótranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luậtnày về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉđịnh người giám hộ.

Trườnghợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lênthì phải xem xét nguyện vọng của người này.

2. Việc cửngười giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.

3. Việc cửngười giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giámhộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người đượcgiám hộ.

4. Trừ trườnghợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, ngườigiám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉđịnh trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trườnghợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộhoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.

Điều 55. Nghĩavụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi

1. Chăm sóc,giáo dục người được giám hộ.

2. Đại diệncho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quyđịnh người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịchdân sự.

3. Quản lýtài sản của người được giám hộ.

4. Bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Điều 56. Nghĩavụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủmười tám tuổi

1. Đại diệncho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quyđịnh người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xáclập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Quản lýtài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Điều 57. Nghĩavụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự,người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

1. Người giámhộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chăm sóc,bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;

b) Đại diệncho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;

c) Quản lýtài sản của người được giám hộ;

d) Bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

2. Người giámhộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theoquyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 58. Quyền của người giám hộ

1. Người giámhộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyềnsau đây:

a) Sử dụngtài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiếtyếu của người được giám hộ;

b) Được thanhtoán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

c) Đại diệncho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thựchiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của người được giám hộ.

2. Người giámhộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyếtđịnh của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 59. Quản lý tài sảncủa người được giám hộ

1.Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự cótrách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình;được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vìlợi ích của người được giám hộ.

Việc bán,trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịchdân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sựđồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộkhông được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giaodịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sảncủa người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vìlợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

2. Người giámhộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sảncủa người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy địnhtại khoản 1 Điều này.

Điều 60. Thayđổi người giám hộ

1. Người giámhộ được thay đổi trong trường hợp sau đây:

a) Người giámhộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật này;

b) Người giámhộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, cókhó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mấttích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;

c) Người giámhộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;

d) Người giámhộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

2. Trường hợpthay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được quy định tại Điều 52 vàĐiều 53 của Bộ luật này là người giám hộ đương nhiên; nếu không có người giámhộ đương nhiên thì việc cử, chỉ định người giám hộ được thực hiện theo quy địnhtại Điều 54 của Bộ luật này.

3. Thủ tụcthay đổi người giám hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Điều 61. Chuyểngiao giám hộ

1. Khi thayđổi người giám hộ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có người giám hộ mới,người đã thực hiện việc giám hộ phải chuyển giao giám hộ cho người thay thếmình.

2. Việcchuyển giao giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do chuyểngiao và tình trạng tài sản, vấn đề khác có liên quan của người được giám hộ tạithời điểm chuyển giao. Cơ quan cử, chỉ định người giám hộ, người giám sát việcgiám hộ chứng kiến việc chuyển giao giám hộ.

3. Trường hợpthay đổi người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều 60 của Bộ luật này thì cơ quancử, chỉ định người giám hộ lập biên bản, ghi rõ tình trạng tài sản, vấn đề kháccó liên quan của người được giám hộ, quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trìnhthực hiện việc giám hộ để chuyển giao cho người giám hộ mới với sự chứng kiếncủa người giám sát việc giám hộ.

Điều 62. Chấm dứt việc giám hộ

1. Việc giámhộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Người đượcgiám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Người đượcgiám hộ chết;

c) Cha, mẹcủa người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiệnquyền, nghĩa vụ của mình;

d) Người đượcgiám hộ được nhận làm con nuôi.

2. Thủ tụcchấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Điều 63. Hậu quả chấm dứt việc giám hộ

1. Trường hợpngười được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản vớingười được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sựvì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.

2. Trường hợpngười được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việcgiám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sảncho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụphát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừakế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừakế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đếnkhi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báocho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.

3. Trường hợpchấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luậtnày thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộthanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sựvì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.

4. Việc thanhtoán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này được lậpthành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.

Mục 5. THÔNG BÁO TÌM KIẾM NGƯỜIVẮNG MẶT TẠI NƠI CƯ TRÚ, TUYÊN BỐ MẤT TÍCH, TUYÊN BỐ CHẾT

Điều 64. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tạinơi cư trú và quản lý tài sản của người đó

Khi mộtngười biệt tích 06 tháng liền trở lên thì những người có quyền, lợi ích liênquan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trútheo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và có thể yêu cầu Tòa án áp dụngbiện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều65 của Bộ luật này.

Điều 65. Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cưtrú

1. Theoyêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sản của ngườivắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý:

a) Đốivới tài sản đã được người vắng mặt uỷ quyền quản lý thì người được uỷ quyềntiếp tục quản lý;

b) Đốivới tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;

c) Đốivới tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý;nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niênhoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.

2. Trườnghợp không có những người được quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ địnhmột người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trúquản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khácquản lý tài sản.

Điều 66. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của ngườivắng mặt tại nơi cư trú

1. Giữgìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình.

2. Bánngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng.

3. Thựchiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác củangười vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.

4. Giaolại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòaán biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồithường.

Điều 67. Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặttại nơi cư trú

1. Quảnlý tài sản của người vắng mặt.

2. Tríchmột phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụthanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt.

3. Đượcthanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.

Điều 68. Tuyên bố mất tích

1. Khimột người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện phápthông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫnkhông có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêucầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mấttích.

Thời hạn02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xácđịnh được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiêncủa tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày,tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của nămtiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

2. Trườnghợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giảiquyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

3. Quyếtđịnh của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dâncấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quyđịnh của pháp luật về hộ tịch.

Điều 69. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mấttích

Ngườiđang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 củaBộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyênbố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộluật này.

Trườnghợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hônthì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ củangười mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thânthích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉđịnh người khác quản lý tài sản.

Điều 70. Huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích

1. Khingười bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sốngthì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòaán ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.

2. Ngườibị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sảnchuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.

3. Trườnghợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bịtuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyếtđịnh cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

4. Quyếtđịnh của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi choỦy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chútheo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Điều 71. Tuyên bố chết

1. Ngườicó quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố mộtngười là đã chết trong trường hợp sau đây:

a) Sau 03năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luậtmà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệttích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn khôngcó tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tainạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ,thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợppháp luật có quy định khác;

d) Biệttích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn nàyđược tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

2. Căn cứvào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết củangười bị tuyên bố là đã chết.

3. Quyếtđịnh của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dâncấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định củapháp luật về hộ tịch.

Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản củangười bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khiquyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thìquan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó đượcgiải quyết như đối với người đã chết.

2. Quanhệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối vớingười đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luậtvề thừa kế.

Điều 73. Huỷ bỏ quyết định tuyên bố chết

1. Khimột người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đócòn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liênquan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.

2. Quanhệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án raquyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sauđây:

a) Vợhoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệulực pháp luật;

b) Vợhoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việckết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.

3. Ngườibị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sảnthừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Trườnghợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống màcố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sảnđã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

4. Quanhệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luậthôn nhân và gia đình.

5. Quyếtđịnh của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửicho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghichú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Chương IV

PHÁPNHÂN

Điều 74. Pháp nhân

1. Một tổchức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đượcthành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơcấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tàisản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản củamình;

d) Nhân danh mìnhtham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, phápnhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Điều 75. Pháp nhân thương mại

1. Phápnhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợinhuận được chia cho các thành viên.

2. Phápnhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3. Việcthành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy địnhcủa Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liênquan.

Điều 76. Pháp nhân phi thương mại

1. Phápnhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận;nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

2. Phápnhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp,tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanhnghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.

3. Việcthành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theoquy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định kháccủa pháp luật có liên quan.

Điều 77. Điều lệ của pháp nhân

1. Phápnhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định.

2. Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếusau đây:

a) Têngọi của pháp nhân;

b) Mụcđích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;

c) Trụ sởchính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;

d) Vốnđiều lệ, nếu có;

đ) Đạidiện theo pháp luật của pháp nhân;

e) Cơ cấutổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyềnhạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;

g) Điềukiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu làpháp nhân có thành viên;

h) Quyền,nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;

i) Thểthức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nộibộ;

k) Thểthức sửa đổi, bổ sung điều lệ;

l) Ðiềukiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.

Điều 78. Tên gọi của pháp nhân

1. Phápnhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt.

2. Têngọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệtvới các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.

3. Phápnhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.

4. Têngọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Điều79. Trụ sở của pháp nhân

1. Trụ sởcủa pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân.

Trườnghợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai.

2. Địachỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thểchọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.

Điều 80. Quốc tịch của pháp nhân

Pháp nhânđược thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.

Điều81. Tài sản của pháp nhân

Tài sảncủa pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viêncủa pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sởhữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Điều 82. Thành lập, đăng ký pháp nhân

1. Pháp nhân đượcthành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơquan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đăngký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theoquy định của pháp luật.

3. Việc đăng ký pháp nhân phảiđược công bố công khai.

Điều83. Cơ cấu tổ chức của phápnhân

1. Phápnhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điềuhành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyếtđịnh thành lập pháp nhân.

2. Pháp nhân có cơquan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều84. Chi nhánh, văn phòng đạidiện của pháp nhân

1. Chi nhánh, văn phòng đại diệnlà đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

2. Chi nhánh có nhiệmvụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

3. Văn phòng đạidiện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích củapháp nhân.

4. Việc thành lập, chấmdứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy địnhcủa pháp luật và công bố công khai.

5. Người đứng đầuchi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhântrong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.

6. Pháp nhân cóquyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diệnxác lập, thực hiện.

Điều85. Đạidiện của pháp nhân

Đại diện của phápnhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đạidiện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện tại Chương IX Phần này.

Điều86. Năng lực pháp luật dân sự củapháp nhân

1. Năng lực phápluật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dânsự.

Năng lực pháp luậtdân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác cóliên quan quy định khác.

2. Năng lực phápluật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩmquyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt độngthì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổđăng ký.

3. Năng lựcpháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

Điều 87. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

1. Pháp nhân phảichịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đạidiện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Pháp nhân chịutrách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lậpviên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp cóthỏa thuận kháchoặc luật có quy định khác.

2. Pháp nhân chịutrách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho ngườicủa pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiệnkhông nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Người của phápnhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sựdo pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Điều88. Hợp nhất pháp nhân

1. Cácpháp nhân có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới.

2. Saukhi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mớiđược thành lập; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao chopháp nhân mới.

Điều89. Sáp nhập pháp nhân

1. Mộtpháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào mộtpháp nhân khác (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập).

2. Saukhi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dânsự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.

Điều90. Chia pháp nhân

1. Một pháp nhân cóthể chia thành nhiều pháp nhân.

2. Saukhi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của phápnhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới.

Điều 91. Tách pháp nhân

1. Mộtpháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân.

2. Saukhi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụdân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.

Điều 92. Chuyển đổi hình thức của pháp nhân

1. Phápnhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.

2. Saukhi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thờiđiểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền,nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.

Điều93. Giải thể pháp nhân

1. Phápnhân giải thể trong trường hợp sau đây:

a) Theoquy định của điều lệ;

b) Theoquyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Hếtthời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhànước có thẩm quyền;

d) Trườnghợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Trướckhi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.

Điều 94. Thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể

1. Tài sản củapháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a) Chi phí giảithể pháp nhân;

b) Các khoản nợlương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với ngườilao động theoquy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ướclao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

c) Nợ thuế và cáckhoản nợ khác.

2. Sau khi đã thanh toánhết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sởhữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điềunày hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Trường hợp quỹ xã hội,quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ quy định tạikhoản 1 Điều này, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mụcđích hoạt động.

Trường hợp khôngcó quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bịgiải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tàisản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.

Điều95. Phá sản pháp nhân

Việc phásản pháp nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

Điều 96. Chấm dứt tồn tại pháp nhân

1. Phápnhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây:

a) Hợpnhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân theo quy địnhtại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của Bộ luật này;

b) Bịtuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

2. Phápnhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặctừ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Khipháp nhân chấm dứt tồn tại, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo quy địnhcủa Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương V

NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM,CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG, Ở ĐỊA PHƯƠNG TRONG QUAN HỆ DÂN SỰ

Điều 97. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự

Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phươngkhi tham gia quan hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu tráchnhiệm dân sự theo quy định tại Điều 99 và Điều 100 của Bộ luật này.

Điều 98. Đại diện tham gia quan hệ dân sự

Việc đạidiện cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trungương, ở địa phương tham gia quan hệ dân sự được thực hiện theo quy định củapháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan nhànước. Việc đại diện thông qua cá nhân, pháp nhân khác chỉ được thực hiện trongcác trường hợp và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Điều99. Trách nhiệm về nghĩa vụ dânsự

1. Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địaphương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của mình bằng tài sản mà mình là đạidiện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, trừ trường hợp tài sản đã được chuyểngiao cho pháp nhân theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phápnhân do Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trungương, ở địa phương thành lập không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ phát sinh từquan hệ dân sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhànước ở trung ương, ở địa phương.

3. Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địaphương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của pháp nhân do mình thànhlập, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, trừ trường hợp Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương bảo lãnh chonghĩa vụ dân sự của pháp nhân này theo quy định của pháp luật.

4. Cơquan nhà nước ở trung ương, ở địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dânsự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước khác ởtrung ương, ở địa phương, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Điều100. Trách nhiệm về nghĩa vụ dânsự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trungương, ở địa phương trong quan hệ dân sự với một bên là nhà nước, pháp nhân, cánhân nước ngoài

1. Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địaphương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự do mình xác lập với nhà nước, phápnhân, cá nhân nước ngoài trong trường hợp sau đây:

a) Điềuước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định vềviệc từ bỏ quyền miễn trừ;

b) Cácbên trong quan hệ dân sự có thỏa thuận từ bỏ quyền miễn trừ;

c) Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địaphương từ bỏ quyền miễn trừ.

2. Tráchnhiệm về nghĩa vụ dân sự của nhà nước, cơ quan nhà nước của nước ngoài khi thamgia quan hệ dân sự với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhànước ở trung ương, ở địa phương, pháp nhân, cá nhân Việt Nam được áp dụng tươngtự khoản 1 Điều này.

Chương VI

HỘ GIA ĐÌNH, TỔ HỢP TÁC VÀTỔ CHỨC KHÁC KHÔNG CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN TRONG QUAN HỆ DÂN SỰ

Điều 101. Chủ thể trong quan hệ dânsự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cáchpháp nhân

1. Trườnghợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham giaquan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức kháckhông có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dânsự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dânsự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuậnkhác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham giaquan hệ dân sự biết.

Trườnghợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách phápnhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm ngườiđại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thựchiện.

2. Việcxác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đấtđược thực hiện theo quy định của Luật đất đai.

Điều102. Tài sản chung của các thànhviên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

1. Việcxác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối vớitài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này.

2. Việcxác định tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, quyền, nghĩa vụ đối vớitài sản này được xác định theo quy định tại Điều 506 của Bộ luật này.

3. Việcxác định tài sản chung của các thành viên của tổ chức khác không có tư cáchpháp nhân, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo thỏa thuậncủa các thành viên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 103. Trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình, tổhợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

1. Nghĩa vụ dân sự phát sinh từviệc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không cótư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên.

2. Trường hợp các thành viênkhông có hoặc không đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người cóquyền có thể yêu cầu các thành viên thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều288 của Bộ luật này.

3. Trườnghợp các bên không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy địnhkhác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự quy định tại khoản 1 và khoản 2Điều này theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xácđịnh được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau.

Điều 104. Hậu quả pháp lý đối vớigiao dịch dân sự do thành viên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm viđại diện xác lập, thực hiện

1. Trường hợp thành viên không cóquyền đại diện mà xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh các thành viênkhác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặcngười đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì hậu quả pháp lýcủa giao dịch được áp dụng theo quy định tại các điều 130, 142 và 143 của Bộluật này.

2. Giaodịch dân sự do bên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xáclập, thực hiện mà gây thiệt hại cho thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợptác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người thứ ba thì phải bồithường cho người bị thiệt hại.

ChươngVII

TÀI SẢN

Điều 105. Tài sản

1. Tàisản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tàisản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tàisản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Điều 106. Đăng ký tài sản

1. Quyềnsở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy địnhcủa Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.

2. Quyềnsở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trườnghợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

3. Việcđăng ký tài sản phải được công khai.

Điều 107. Bất động sản và động sản

1. Bấtđộng sản bao gồm:

a) Đấtđai;

b) Nhà,công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c) Tàisản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

d) Tài sảnkhác theo quy định của pháp luật.

2. Độngsản là những tài sản không phải là bất động sản.

Điều 108. Tài sản hiện có và tài sảnhình thành trong tương lai

1. Tàisản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyềnkhác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

2. Tàisản hình thành trong tương lai bao gồm:

a) Tàisản chưa hình thành;

b) Tàisản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xáclập giao dịch.

Điều 109. Hoa lợi, lợi tức

1. Hoalợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.

2. Lợitức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.

Điều 110. Vật chính và vật phụ

1. Vậtchính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.

2. Vậtphụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là mộtbộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.

3. Khithực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừtrường hợp có thoả thuận khác.

Điều 111. Vật chia được và vật khôngchia được

1. Vậtchia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụngban đầu.

2. Vậtkhông chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất vàtính năng sử dụng ban đầu.

Khi cầnphân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.

Điều 112. Vật tiêu hao và vật khôngtiêu hao

1. Vậttiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tínhchất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Vật tiêuhao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.

2. Vậtkhông tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tínhchất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Điều 113. Vật cùng loại và vật đặcđịnh

1. Vậtcùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xácđịnh được bằng những đơn vị đo lường.

Vật cùngloại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.

2. Vậtđặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về kýhiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.

Khi thựchiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.

Điều 114. Vật đồng bộ

Vật đồngbộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thànhchỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộphận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sửdụng của vật đó bị giảm sút.

Khi thựchiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phầnhoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 115. Quyền tài sản

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, baogồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất vàcác quyền tài sản khác.

Chương VIII

GIAO DỊCH DÂN SỰ

Điều116. Giao dịch dân sự

Giao dịchdân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặcchấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giaodịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủthể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịchdân sự được xác lập;

b) Chủthể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mụcđích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sựlà điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quyđịnh.

Điều 118. Mục đích của giao dịch dân sự

Mục đíchcủa giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giaodịch đó.

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giaodịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịchdân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quyđịnh của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trườnghợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có côngchứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Điều 120. Giao dịch dân sự có điềukiện

1. Trườnghợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sựthì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.

2. Trườnghợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra đượcdo hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điềukiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của mộtbên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.

Điều 121. Giải thích giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng,khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và không thuộc quy định tạikhoản 2 Điều này thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theothứ tự sau đây:

a) Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;

b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;

c) Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.

2. Việc giải thích hợp đồng được thực hiện theo quyđịnh tại Điều 404 của Bộ luật này; việc giải thích nội dung di chúc đượcthực hiện theo quy định tại Điều 648 của Bộ luật này.

Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịchdân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luậtnày thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu dovi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịchdân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xãhội thì vô hiệu.

Điều cấm của luậtlà những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhấtđịnh.

Đạo đức xã hội lànhững chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận vàtôn trọng.

Điều 124. Giao dịch dân sự vôhiệu do giả tạo

1. Khi các bên xáclập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khácthì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn cóhiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luậtnày hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xáclập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giaodịch dân sự đó vô hiệu.

Điều 125. Giao dịch dân sự vôhiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khókhăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sựxác lập, thực hiện

1. Khi giao dịchdân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người cókhó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hànhvi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó,Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịchnày phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trườnghợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dânsự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợpsau đây:

a) Giao dịch dânsự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứngnhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dânsự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thànhniên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làmchủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập,thực hiện giao dịch với họ;

c) Giao dịch dânsự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặcsau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Điều 126. Giao dịch dân sự vôhiệu do bị nhầm lẫn

1. Trường hợp giaodịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạtđược mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầuTòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2Điều này.

2. Giao dịch dânsự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lậpgiao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngayđược sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạtđược.

Điều 127. Giao dịch dân sự vôhiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡngép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giaodịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bênkia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giaodịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng éptrong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm chobên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng,sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thânthích của mình.

Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lậpkhông nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Người có năng lựchành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức vàlàm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịchdân sự đó là vô hiệu.

Điều 129. Giao dịch dân sự vôhiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sựvi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợpsau đây:

1. Giao dịch dânsự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quyđịnh của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụtrong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết địnhcông nhận hiệu lực của giao dịch đó;

2. Giao dịch dânsự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng,chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụtrong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết địnhcông nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phảithực hiện việc công chứng, chứng thực.

Điều 130. Giao dịch dân sự vôhiệu từng phần

Giao dịch dân sựvô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưngkhông ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.

Điều 131. Hậu quả pháp lý củagiao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dânsự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự củacác bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịchdân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhaunhững gì đã nhận.

Trường hợp khôngthể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tìnhtrong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gâythiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyếthậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luậtnày, luật khác có liên quan quy định.

Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy địnhtại các điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vidân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xáclập, thực hiện giao dịch;

b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xáclập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giaodịch;

đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự khôngtuân thủ quy định về hình thức.

2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyênbố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vôhiệu không bị hạn chế.

Điều 133. Bảo vệ quyền lợi củangười thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

1. Trường hợp giaodịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng kýđã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thựchiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 củaBộ luật này.

2. Trường hợp giaodịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩmquyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ bangay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giaodịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sảnphải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giaodịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tìnhnhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giaodịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làchủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản dobản án, quyết định bị huỷ, sửa.

3. Chủ sở hữukhông có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sựvới người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng cóquyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập vớingười thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Chương IX

ĐẠIDIỆN

Điều134. Đại diện

1. Đạidiện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danhvà vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người đượcđại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Cánhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đạidiện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy địnhhọ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

3. Trườnghợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự,năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.

Điều 135. Căn cứ xác lập quyền đạidiện

Quyền đạidiện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sauđây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sauđây gọi chung là đại diện theo pháp luật).

Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân

1. Cha,mẹ đối với con chưa thành niên.

2. Ngườigiám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trongnhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉđịnh.

3. Ngườido Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Ngườido Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Điều 137. Đại diện theo pháp luật củapháp nhân

1. Ngườiđại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

a) Ngườiđược pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

b) Ngườicó thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

c) Ngườido Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

2. Một phápnhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện cóquyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộluật này.

Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

1. Cá nhân,pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giaodịch dân sự.

2. Các thànhviên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thểthỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiệngiao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổhợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi cóthể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giaodịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Điều 139. Hậu quả pháp lýcủa hành vi đại diện

1. Giao dịchdân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạmvi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.

2. Người đạidiện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích củaviệc đại diện.

3. Trường hợpngười đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầmlẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thìkhông làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợpngười được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.

Điều 140. Thời hạn đại diện

1. Thờihạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quancó thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Trườnghợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều nàythì thời hạn đại diện được xác định như sau:

a) Nếuquyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diệnđược tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

b) Nếu quyềnđại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diệnlà 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

3. Đạidiện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Theo thỏathuận;

b) Thời hạn ủyquyền đã hết;

c) Công việc đượcuỷ quyền đã hoàn thành;

d) Người được đạidiện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

đ) Người được đạidiện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhânchấm dứt tồn tại;

e) Người đại diệnkhông còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;

g) Căn cứ khác làmcho việc đại diện không thể thực hiện được.

4. Đại diện theopháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Người được đại diện làcá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

b) Người được đại diện làcá nhân chết;

c) Người được đạidiện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

d) Căn cứ kháctheo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

Điều 141. Phạm vi đại diện

1. Ngườiđại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diệntheo căn cứ sau đây:

a) Quyếtđịnh của cơ quan có thẩm quyền;

b) Điềulệ của pháp nhân;

c) Nộidung ủy quyền;

d) Quyđịnh khác của pháp luật.

2. Trườnghợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điềunày thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịchdân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác.

3. Một cánhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhaunhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịchdân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện củangười đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Ngườiđại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

Điều 142. Hậu quả của giao dịch dân sự dongười không có quyền đại diện xác lập, thực hiện

1. Giao dịch dânsự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinhquyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sauđây:

a) Người được đại diện đãcông nhận giao dịch;

b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

c)Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặckhông thể biết về việc người đã xáclập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.

2. Trường hợp giaodịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phátsinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đạidiện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừtrường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đạidiện mà vẫn giao dịch.

3. Người đã giao dịchvới người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặchuỷ bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trườnghợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giaodịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp ngườikhông có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịchdân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liênđới bồi thường thiệt hại.

Điều 143. Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xáclập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

1. Giao dịch dânsự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làmphát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch đượcthực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Người được đạidiện đồng ý;

b) Người được đạidiện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịchkhông biết hoặc không thể biết về việc ngườiđã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

2. Trường hợp giaodịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diệnkhông làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giaodịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩavụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đạidiện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quáphạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

3. Người đã giaodịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giaodịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dânsự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biếtvề việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quyđịnh tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Trường hợpngười đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiệngiao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đạidiện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Chương X

THỜIHẠN VÀ THỜI HIỆU

Mục 1. THỜI HẠN

Điều 144. Thời hạn

1. Thời hạn là mộtkhoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.

2. Thời hạn có thểđược xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện cóthể sẽ xảy ra.

Điều 145. Áp dụng cách tính thời hạn

1. Cách tính thờihạn được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp có thoả thuậnkhác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Thời hạn đượctính theo dương lịch, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 146. Quy định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn

1. Trường hợp cácbên có thoả thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, mộttuần, một ngày, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhauthì thời hạn đó được tính như sau:

a) Một năm là batrăm sáu mươi lăm ngày;

b) Nửa năm là sáutháng;

c) Một tháng là bamươi ngày;

d) Nửa tháng làmười lăm ngày;

đ) Một tuần là bảyngày;

e) Một ngày là haimươi tư giờ;

g) Một giờ là sáumươi phút;

h) Một phút là sáumươi giây.

2. Trường hợp cácbên thoả thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng thì thời điểm đóđược quy định như sau:

a) Đầu tháng làngày đầu tiên của tháng;

b) Giữa tháng làngày thứ mười lăm của tháng;

c) Cuối tháng làngày cuối cùng của tháng.

3. Trường hợp cácbên thoả thuận về thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm thì thời điểm đó đượcquy định như sau:

a) Đầu năm là ngàyđầu tiên của tháng một;

b) Giữa năm làngày cuối cùng của tháng sáu;

c) Cuối năm làngày cuối cùng của tháng mười hai.

Điều 147. Thời điểm bắt đầu thời hạn

1. Khi thời hạnđược xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xácđịnh.

2. Khi thời hạn đượcxác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không đượctính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định.

3. Khi thời hạnbắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó.

Điều 148. Kết thúc thời hạn

1. Khi thời hạntính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng củathời hạn.

2. Khi thời hạntính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuầncuối cùng của thời hạn.

3. Khi thời hạntính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng củatháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tươngứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.

4. Khi thời hạntính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tươngứng của năm cuối cùng của thời hạn.

5. Khi ngày cuốicùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kếtthúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.

6. Thời điểm kếtthúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.

Mục 2. THỜI HIỆU

Điều 149. Thời hiệu

1. Thời hiệu làthời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháplý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Thời hiệu được ápdụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thờihiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trướckhi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.

Người được hưởnglợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trườnghợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Điều 150. Các loại thời hiệu

1. Thời hiệu hưởngquyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởngquyền dân sự.

2. Thời hiệu miễntrừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩavụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

3. Thời hiệu khởikiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyếtvụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kếtthúc thì mất quyền khởi kiện.

4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể đượcquyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thờihạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.

Điều 151. Cách tính thời hiệu

Thời hiệuđược tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thờiđiểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

Điều 152. Hiệu lực của thời hiệuhưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

Trườnghợp pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễntrừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việchưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới có hiệu lực.

Điều 153. Tính liên tục của thời hiệuhưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

1. Thờihiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắtđầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải đượctính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.

2. Thời hiệuhưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong cácsự kiện sau đây:

a) Có sựgiải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu;

b) Quyền,nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liênquan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lựcpháp luật của Tòa án.

3. Thờihiệu cũng được tính liên tục trong trường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừnghĩa vụ dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác.

Điều 154. Bắt đầu thời hiệu khởi kiệnvụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

1. Thờihiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặcphải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp phápluật có quy định khác.

2. Thờihiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 155. Không áp dụng thời hiệukhởi kiện

Thời hiệukhởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Yêucầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;

2. Yêucầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quyđịnh khác;

3. Tranhchấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai;

4. Trườnghợp khác do luật quy định.

Điều 156. Thời gian không tính vàothời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Thời giankhông tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyếtviệc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

1. Sựkiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện,quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiệnbất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước đượcvà không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khảnăng cho phép.

Trở ngạikhách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người cóquyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mìnhbị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

2. Chưacó người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêucầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trongnhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

3. Ngườichưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trongnhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa cóngười đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

a) Ngườiđại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;

b) Ngườiđại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

Điều 157. Bắt đầu lại thời hiệu khởikiện vụ án dân sự

1. Thờihiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:

a) Bên cónghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với ngườikhởi kiện;

b) Bên cónghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với ngườikhởi kiện;

c) Cácbên đã tự hoà giải với nhau.

2. Thờihiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sựkiện quy định tại khoản 1 Điều này.

PHẦN THỨ HAI

QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN KHÁCĐỐI VỚI TÀI SẢN

Chương XI

QUY ĐỊNH CHUNG

Mục 1. NGUYÊNTẮC XÁC LẬP, THỰC HIỆN QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Điều158. Quyền sở hữu

Quyền sở hữubao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sởhữu theo quy định của luật.

Điều 159. Quyền khác đốivới tài sản

1. Quyền khácđối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộcquyền sở hữu của chủ thể khác.

2. Quyền khácđối với tài sản bao gồm:

a) Quyền đốivới bất động sản liền kề;

b) Quyềnhưởng dụng;

c) Quyền bềmặt.

Điều 160. Nguyên tắc xáclập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

1. Quyền sởhữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộluật này, luật khác có liên quan quy định.

Quyền khác đốivới tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừtrường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Chủ sở hữuđược thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không đượctrái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốcgia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

3. Chủ thể cóquyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền đượcquy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hạihoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền vàlợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.

Điều 161. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyềnkhác đối với tài sản

1. Thời điểm xác lập quyền sởhữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này,luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theothỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏathuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản đượcchuyển giao.

Thời điểm tài sảnđược chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếmhữu tài sản.

2. Trườnghợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi,lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 162. Chịu rủi ro về tài sản

1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sởhữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác cóliên quan quy định khác.

2. Chủthể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm viquyền của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặcBộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Mục 2. BẢOVỆ QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Điều163. Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

1. Khôngai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối vớitài sản.

2. Trườnghợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tìnhtrạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng cóbồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

Điều164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

1. Chủ sởhữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳngười nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái vớiquy định của pháp luật.

2. Chủ sởhữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhànước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trảlại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối vớitài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ phápluật

1. Chiếmhữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

a) Chủ sởhữu chiếm hữu tài sản;

b) Ngườiđược chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

c) Ngườiđược chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quyđịnh của pháp luật;

d) Ngườiphát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu,tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợpvới điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật cóliên quan;

đ) Ngườiphát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp vớiđiều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liênquan;

e) Trườnghợp khác do pháp luật quy định.

2. Việcchiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữukhông có căn cứ pháp luật.

Điều166. Quyền đòi lại tài sản

1. Chủ sởhữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ ngườichiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứpháp luật.

2. Chủ sởhữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyềnkhác đối với tài sản đó.

Điều 167. Quyền đòi lại động sảnkhông phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sởhữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếmhữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản nàythông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản;trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lạiđộng sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữungoài ý chí của chủ sở hữu.

Điều 168. Quyền đòi lại động sản phảiđăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sởhữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ ngườichiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luậtnày.

Điều 169. Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái phápluật đối với việc thực hiện quyền sở hữu,quyền khác đối với tài sản

Khi thựchiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu ngườicó hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầuTòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi viphạm.

Điều 170. Quyền yêu cầu bồi thườngthiệt hại

Chủ sởhữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vixâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.

Mục3. GIỚI HẠN QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Điều171. Quyền và nghĩa vụ của chủsở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản trong trường hợp xảy ra tình thếcấp thiết

1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốntránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợiích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải cóhành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

2. Trongtình thế cấp thiết, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản khôngđược cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệthại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớnhơn có nguy cơ xảy ra.

3. Gâythiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu,quyền khác đối với tài sản. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sảnbị thiệt hại trong tình thế cấp thiết được bồi thường thiệt hại theo quy địnhtại Điều 595 của Bộ luật này.

Điều 172. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường

Khi thựchiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quyđịnh của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phảichấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả vàbồi thường thiệt hại.

Điều173. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảmtrật tự, an toàn xã hội

Khi thựchiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tôn trọng, bảođảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền để gây mất trật tự, antoàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng,quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều174. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắcxây dựng

Khi xâydựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuântheo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao,khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền,lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bấtđộng sản liền kề và xung quanh.

Điều 175. Ranh giới giữa các bất độngsản

1. Ranh giới giữacác bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận hoặc theo quyết định củacơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giớicũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30năm trở lên mà không có tranh chấp.

Khôngđược lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới làkênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trìranh giới chung.

2. Ngườisử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranhgiới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnhhưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sửdụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộcquyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành câyvượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợpcó thoả thuận khác.

Điều176. Mốc giới ngăn cách các bất động sản

1. Chủ sởhữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăntrên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

2. Cácchủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cộtmốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăncách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủthể đó.

Trườnghợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữubất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phíđể xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu chủ sởhữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đãdựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

3. Đốivới mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổcửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợpđược chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

Trườnghợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ đượcđục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.

Đối vớicây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ câyđược chia đều, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 177. Bảo đảm an toàn trong trườnghợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại

1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguycơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thựchiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xâydựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặctheo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiệnthì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhànước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữucây cối, công trình xây dựng chịu.

2. Khi đàogiếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phảiđào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.

Khi xâydựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc hại và các công trình khác mà việcsử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản đó phải xâycách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toànvà không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản khác.

3. Trườnghợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồithường.

Điều 178. Trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề

1. Chủ sởhữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện vàđường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Mặtdưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chungphải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.

ChươngXII

CHIẾMHỮU

Điều 179. Khái niệm chiếm hữu

1. Chiếm hữulà việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhưchủ thể có quyền đối với tài sản.

2. Chiếm hữubao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sởhữu.

Việc chiếmhữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sởhữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236của Bộ luật này.

Điều 180. Chiếm hữu ngaytình

Chiếm hữungay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình cóquyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Điều 181. Chiếm hữu khôngngay tình

Chiếm hữukhông ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằngmình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Điều 182. Chiếm hữu liêntục

1. Chiếm hữu liên tục là việcchiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp vềquyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng mộtbản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước cóthẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.

2. Việc chiếmhữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyềncủa người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.

Điều 183. Chiếm hữu côngkhai

1. Chiếm hữu công khai là việcchiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đangchiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảoquản, giữ gìn như tài sản của chính mình.

2. Việc chiếmhữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyềncủa người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.

Điều 184. Suy đoán về tìnhtrạng và quyền của người chiếm hữu

1. Ngườichiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu khôngngay tình thì phải chứng minh.

2. Trường hợp có tranh chấp vềquyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó.Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữukhông có quyền.

3. Ngườichiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền vàđược hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật này vàluật khác có liên quan.

Điều 185. Bảo vệ việc chiếm hữu

Trường hợpviệc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầungười có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu,trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nướccó thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng banđầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.

ChươngXIII

QUYỀN SỞ HỮU

Mục1. NỘIDUNG QUYỀN SỞ HỮU

Tiểumục 1. QUYỀN CHIẾM HỮU

Điều 186.Quyềnchiếm hữu của chủ sở hữu

Chủ sở hữuđược thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản củamình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Điều187. Quyềnchiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản

1. Người được chủ sở hữuuỷ quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi,theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

2. Người đượcchủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tàisản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Điều188. Quyềnchiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự

1.Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nộidung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phảithực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giaodịch.

2. Người đượcgiao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu,sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.

3. Người đượcgiao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quyđịnh tại Điều 236 của Bộ luật này.

Tiểumục 2. QUYỀN SỬ DỤNG

Điều189. Quyền sử dụng

Quyền sử dụng làquyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Quyền sử dụng cóthể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của phápluật.

Điều190. Quyền sử dụng của chủ sở hữu

Chủ sở hữu được sửdụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnhhưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợppháp của người khác.

Điều 191. Quyền sử dụng của ngườikhông phải là chủ sở hữu

Người không phảilà chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quyđịnh của pháp luật.

Tiểu mục 3.QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT

Điều 192. Quyền định đoạt

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sởhữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Điều193. Điều kiện thực hiện quyền định đoạt

Việc định đoạt tàisản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định củapháp luật.

Trường hợp phápluật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trìnhtự, thủ tục đó.

Điều194. Quyền định đoạt của chủ sở hữu

Chủ sở hữu cóquyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêudùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy địnhcủa pháp luật đối với tài sản.

Điều195. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Người không phảilà chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sởhữu hoặc theo quy định của luật.

Điều 196. Hạn chế quyền định đoạt

1. Quyền định đoạtchỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.

2. Khi tài sản đembán là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hoá theo quy định của Luật di sảnvăn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.

Trường hợp cánhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy địnhcủa pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua chocác chủ thể đó.

Mục 2. HÌNH THỨC SỞ HỮU

Tiểumục 1. SỞ HỮU TOÀN DÂN

Điều 197. Tài sản thuộc sở hữutoàn dân

Đất đai, tàinguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tàinguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sảncông thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quảnlý.

Điều 198. Thực hiện quyền của chủsở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân

1. Nhà nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đốivới tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

2. Chính phủ thốngnhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sảnthuộc sở hữu toàn dân.

Điều 199. Chiếm hữu, sử dụng,định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Việc chiếm hữu, sửdụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiện trong phạm vi vàtheo trình tự do pháp luật quy định.

Điều 200. Thực hiện quyền sở hữutoàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp

1. Khi tài sảnthuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyềncủa chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp,quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệpvà quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Doanh nghiệpthực hiện việc quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác doNhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 201. Thực hiện quyền sở hữutoàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhândân

1. Khi tài sảnthuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dânthì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sảnđó.

2. Cơ quan nhànước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng mục đích,theo quy định của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao.

Điều 202. Thực hiện quyền sở hữutoàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp

1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho tổ chức chính trị, tổchức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xãhội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giámsát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.

2. Tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổchức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng tàisản được Nhà nước giao đúng mục đích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do phápluật quy định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ.

Điều 203. Quyền của cá nhân, phápnhân đối với việc sử dụng, khai thác tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Cá nhân, pháp nhânđược sử dụng đất, khai thác nguồn lợi thuỷ sản, tài nguyên thiên nhiên và cáctài sản khác thuộc sở hữu toàn dân đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện đầy đủnghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 204. Tài sản thuộc sở hữutoàn dân chưa được giao cho cá nhân, pháp nhân quản lý

Đối với tài sảnthuộc sở hữu toàn dân mà chưa được giao cho cá nhân, pháp nhân quản lý thìChính phủ tổ chức thực hiện việc bảo vệ, điều tra, khảo sát và lập quy hoạchđưa vào khai thác.

Tiểu mục 2. SỞ HỮU RIÊNG

Điều 205. Sở hữu riêng và tài sảnthuộc sở hữu riêng

1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.

2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giátrị.

Điều 206. Chiếm hữu, sử dụng,định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng

1. Chủ sở hữu cóquyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhucầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không tráipháp luật.

2. Việc chiếm hữu,sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làmảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi íchhợp pháp của người khác.

Tiểu mục 3. SỞ HỮU CHUNG

Điều207. Sở hữu chung và các loại sở hữu chung

1. Sở hữuchung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

2. Sở hữu chungbao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Điều208. Xáclập quyền sở hữu chung

Quyềnsở hữu chung được xác lập theo thoả thuận, theo quy định của pháp luật hoặctheo tập quán.

Điều209. Sởhữu chung theo phần

1. Sở hữuchung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sởhữu được xác định đối với tài sản chung.

2. Mỗi chủ sở hữu chungtheo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng vớiphần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều210. Sởhữu chung hợp nhất

1. Sở hữuchung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sởhữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

Sở hữu chunghợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợpnhất không phân chia.

2.Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sảnthuộc sở hữu chung.

Điều211. Sởhữu chung của cộng đồng

1. Sở hữuchung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum,sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hìnhthành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đónggóp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy địnhcủa pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

2. Các thànhviên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thoảthuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được viphạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

3. Tài sảnchung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

Điều212. Sởhữu chung của các thành viên gia đình

1. Tài sảncủa các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đónggóp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theoquy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếmhữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thựchiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản,động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sựthỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lựchành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợpkhông có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quyđịnh tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tạiĐiều 213 của Bộ luật này.

Điều213. Sởhữu chung của vợ chồng

1. Sở hữuchung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

2. Vợ chồngcùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trongviệc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

3. Vợ chồngthoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

4. Tài sảnchung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định củaTòa án.

5. Trường hợpvợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật vềhôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độtài sản này.

Điều214. Sởhữu chung trong nhà chung cư

1. Phần diệntích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư theo quyđịnh của Luật nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các cănhộ trong nhà đó và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặctất cả các chủ sở hữu có thoả thuận khác.

2. Chủ sở hữucác căn hộ trong nhà chung cư có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý,sử dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp luật có quy địnhkhác hoặc có thỏa thuận khác.

3.Trường hợp nhà chung cư bị tiêu huỷ thì quyền của chủ sở hữu căn hộ chung cưthực hiện theo quy định của luật.

Điều215. Sởhữu chung hỗn hợp

1.Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc cácthành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.

2. Tài sảnđược hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thuđược từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ nguồn khác phù hợp với quy địnhcủa pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.

3.Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải tuântheo quy định tại Điều 209 của Bộ luật này và quy định của pháp luật có liênquan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điềuhành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận.

Điều216. Quảnlý tài sản chung

Các chủ sở hữu chung cùng quản lýtài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặcpháp luật có quy định khác.

Điều217. Sửdụng tài sản chung

1. Mỗi chủ sởhữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tàisản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoảthuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2.Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác côngdụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thoả thuậnkhác.

Điều218. Địnhđoạt tài sản chung

1.Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

2. Việc địnhđoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữuchung hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợpmột chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữuchung khác được quyền ưu tiên mua.

Trong thờihạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sảnchung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo vềviệc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữuđó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng vănbản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện báncho người không phải là chủ sở hữu chung.

Trường hợpbán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữuchung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyểnsang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phảibồi thường thiệt hại.

4. Trường hợpmột trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu củamình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đóthuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữuchung của các chủ sở hữu chung còn lại.

5. Trường hợpmột trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu củamình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đóthuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.

6. Trường hợptất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thìviệc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luậtnày.

Điều219. Chiatài sản thuộc sở hữu chung

1. Trường hợpsở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầuchia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong mộtthời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luậtthì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thờihạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữuchung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợpcác chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợpcó người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụthanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêngkhông đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung vàtham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác.

Nếukhông thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sởhữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩavụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Điều220. Chấmdứt sở hữu chung

Sở hữu chungchấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Tài sảnchung đã được chia;

2. Một trongsố các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung;

3. Tài sảnchung không còn;

4.Trường hợp khác theo quy định của luật.

Mục3. XÁC LẬP, CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU

Tiểumục 1. XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU

Điều 221. Căn cứ xác lậpquyền sở hữu

Quyền sở hữuđược xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

1. Do laođộng, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đốitượng quyền sở hữu trí tuệ;

2. Đượcchuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơquan nhà nước có thẩm quyền khác;

3. Thu hoalợi, lợi tức;

4. Tạo thànhtài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;

5. Được thừakế;

6. Chiếm hữutrong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản khôngxác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìmthấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc,vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;

7. Chiếm hữu,được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

8. Trường hợpkhác do luật quy định.

Điều222. Xáclập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinhdoanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Ngườilao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sởhữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp,kể từ thời điểm có được tài sản đó.

Người tiếnhành hoạt động sáng tạo có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt độngsáng tạo theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Điều223. Xáclập quyền sở hữu theo hợp đồng

Người được giao tài sảnthông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyểnquyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó.

Điều224. Xáclập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức

Chủ sở hữu,người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thoả thuậnhoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.

Điều225. Xáclập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập

1. Trường hợptài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vậtkhông chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặcvật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sởhữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạothành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủsở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vậtphụ đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Khi mộtngười sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản củamình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũngkhông được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sảnbị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

a) Yêu cầungười sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sápnhập giá trị tài sản của người đó;

b) Yêu cầungười sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thườngthiệt hại nếu không nhận tài sản mới;

c) Quyền kháctheo quy định của luật.

3. Khi một người sáp nhậptài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dùđã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sựđồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập cómột trong các quyền sau đây:

a) Yêu cầungười sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thườngthiệt hại;

b) Quyền kháctheo quy định của luật.

4. Khi mộtngười sáp nhập tài sản là động sản của mình vào một bất động sản của người khácthì chủ sở hữu bất động sản có quyền yêu cầu người sáp nhập dỡ bỏ tài sản sápnhập trái phép và bồi thường thiệt hại hoặc giữ lại tài sản và thanh toán chongười sáp nhập giá trị tài sản sáp nhập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều226. Xáclập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn

1. Trường hợptài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mớikhông chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữuđó, kể từ thời điểm trộn lẫn.

2. Khi mộtngười đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biếthoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủsở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong cácquyền sau đây:

a) Yêu cầu ngườiđã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộnlẫn phần giá trị tài sản của người đó;

b) Yêu cầungười đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồithường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới.

Điều227. Xáclập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến

1. Chủ sở hữucủa nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới là chủ sở hữu của vậtmới được tạo thành.

2. Người dùngnguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thànhchủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồithường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.

3. Trường hợpngười chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầugiao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người nàylà đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giátrị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến khôngngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.

Điều228. Xáclập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu

1. Tài sản vôchủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Người đã pháthiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sảnđó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộcvề Nhà nước.

2. Người pháthiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộpcho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo côngkhai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Việc giao nộpphải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp,người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.

Uỷ ban nhândân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người pháthiện về kết quả xác định chủ sở hữu.

Sau 01 năm,kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sảnlà động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tàisản.

Sau 05 năm,kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sảnlà bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện đượchưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều229. Xáclập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìmthấy

1. Người pháthiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lạingay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giaonộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quannhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản bịchôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác địnhđược ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữuđối với tài sản này được xác định như sau:

a) Tài sảnđược tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hoá theo quy định của Luậtdi sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng mộtkhoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;

b) Tài sảnđược tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hoá theo quyđịnh của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lươngcơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìmthấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì ngườitìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy địnhvà 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định,phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

Điều230. Xáclập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

1. Người pháthiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của ngườiđánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếukhông biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giaonộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báocông khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Uỷ ban nhândân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giaonộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

2. Sau 01năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quênmà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sởhữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Trường hợptài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơsở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối vớitài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liênquan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhànước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giátrị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phầnvượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lạithuộc về Nhà nước;

b) Trường hợptài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hoá theoquy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặtđược tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều231. Xáclập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc

1. Người bắtđược gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xãnơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thảrông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ratrong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.

2. Trường hợpchủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôigiữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữgia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc đượchưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phảibồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.

Điều232. Xáclập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc

1. Trường hợpgia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt đượcphải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng,kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đốivới gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc vềngười bắt được gia cầm.

2. Trường hợpchủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôigiữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ giacầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ravà phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.

Điều 233. Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôidưới nước

Khi vật nuôidưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thìthuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới nước códấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thìngười có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhậnlại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhậnthì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ.

Điều234. Xáclập quyền sở hữu do được thừa kế

Người thừa kếđược xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo quy định tại Phần thứ tưcủa Bộ luật này.

Điều235. Xáclập quyền sở hữu theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩmquyền khác

Quyền sở hữucó thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòaán, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Điều 236. Xác lập quyền sởhữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Người chiếmhữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liêntục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất độngsản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu,trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Tiểumục 2. CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU

Điều 237. Căn cứ chấm dứtquyền sở hữu

Quyền sở hữuchấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Chủ sở hữuchuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;

2. Chủ sở hữutừ bỏ quyền sở hữu của mình;

3. Tài sản đãđược tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ;

4. Tài sản bịxử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu;

5. Tài sản bịtrưng mua;

6. Tài sản bịtịch thu;

7. Tài sản đãđược xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này;

8. Trường hợpkhác do luật quy định.

Điều 238. Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu củamình cho người khác

Khi chủ sở hữu chuyển giaoquyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặngcho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luậthoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đóchấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.

Điều239. Từ bỏ quyền sở hữu

Chủ sở hữu có thểtự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khaihoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng vàđịnh đoạt tài sản đó.

Đối với tài sản mà việc từbỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trườngthì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.

Điều240. Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác

Tài sản không xácđịnh được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìmthấy; tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc; vật nuôidưới nước di chuyển tự nhiên đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theoquy định tại các điều từ Điều 228 đến Điều 233 của Bộ luật này thì quyền sở hữucủa những người có tài sản đó chấm dứt.

Khi quyền sở hữu của ngườichiếm hữu, người được lợi về tài sản đã được xác lập theo quy định tại Điều 236của Bộ luật này hoặc quy định khác của luật có liên quan thì chấm dứt quyền sởhữu của người có tài sản bị chiếm hữu.

Điều241. Xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu

1. Quyền sở hữuđối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ củachủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác,nếu pháp luật không có quy định khác.

2. Việc xử lý tàisản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với tài sản không thuộcdiện kê biên theo quy định của pháp luật.

3. Quyền sở hữuđối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thờiđiểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó.

4. Việc xử lý quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luậtvề đất đai.

Điều242. Tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ

Khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ thì quyền sở hữu đối với tàisản đó chấm dứt.

Điều243. Tài sản bị trưng mua

Trường hợp Nhà nước trưng mua tài sản theo quy định của luật thì quyền sởhữu đối với tài sản của chủ sở hữu đó chấm dứt kể từ thời điểm quyết định củacơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.

Điều244. Tài sản bị tịch thu

Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu,sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểmbản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lựcpháp luật.

ChươngXIV

QUYỀNKHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Mục 1. QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢNLIỀN KỀ

Điều 245. Quyền đối với bất động sản liền kề

Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bấtđộng sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thácmột bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sảnhưởng quyền).

Điều 246. Căn cứ xác lập quyềnđối với bất động sản liền kề

Quyền đối với bấtđộng sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theothoả thuận hoặc theo di chúc.

Điều 247. Hiệu lực của quyền đối với bất động sảnliền kề

Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, phápnhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luậtliên quan có quy định khác.

Điều 248. Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bấtđộng sản liền kề

Việc thực hiện quyền đốivới bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên khôngcó thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sảnhưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền vàbất động sản chịu hưởng quyền;

2. Không được lạmdụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền;

3. Không được thựchiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sảnhưởng quyền trở nên khó khăn.

Điều 249. Thay đổi việc thực hiện quyền đối với bấtđộng sản liền kề

Trường hợp có sự thay đổivề sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng quyền dẫn đến thay đổi việc thựchiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền thì chủ sở hữu bất động sản chịuhưởng quyền phải thông báo trước cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trongmột thời hạn hợp lý. Chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải tạo điềukiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phù hợp với thay đổinày.

Điều 250. Nghĩa vụ của chủ sở hữutrong việc thoát nước mưa

Chủ sởhữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưatừ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản củachủ sở hữu bất động sản liền kề.

Điều 251. Nghĩa vụ của chủ sở hữutrong việc thoát nước thải

Chủ sởhữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước đểđưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất độngsản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạtcông cộng.

Điều 252. Quyền về cấp, thoát nướcqua bất động sản liền kề

Trườnghợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải quamột bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dànhmột lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nướcchảy.

Người sửdụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sởhữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hạithì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị tríthấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sửdụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.

Điều 253. Quyền về tưới nước, tiêunước trong canh tác

Người cóquyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêucầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp,thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầuđó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xungquanh thì phải bồi thường.

Điều254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sởhữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác màkhông có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữubất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối điđược mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất,có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọcvà thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sởhữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất độngsản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí,giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảođảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranhchấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khácxác định.

3. Trườnghợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụngkhác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quyđịnh tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Điều255. Mắc đường dây tải điện,thông tin liên lạc qua bất động sản khác

Chủ sởhữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bấtđộng sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn vàthuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điều256. Chấm dứt quyền đối với bấtđộng sản liền kề

Quyền đốivới bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Bấtđộng sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu củamột người;

2. Việcsử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền;

3. Theothỏa thuận của các bên;

4. Trườnghợp khác theo quy định của luật.

Mục 2. QUYỀN HƯỞNG DỤNG

Điều 257. Quyền hưởng dụng

Quyền hưởng dụnglà quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối vớitài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.

Điều 258. Căn cứ xác lập quyềnhưởng dụng

Quyền hưởng dụngđược xác lập theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc.

Điều 259. Hiệu lực của quyền hưởngdụng

Quyền hưởng dụngđược xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường hợp có thỏathuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

Quyền hưởng dụngđã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luậtliên quan có quy định khác.

Điều 260. Thời hạn của quyền hưởng dụng

1. Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quyđịnh nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu ngườihưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 nămnếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân.

2. Người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng trong thời hạn quyđịnh tại khoản 1 Điều này.

Điều 261. Quyền của người hưởngdụng

1. Tự mình hoặccho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng củaquyền hưởng dụng.

2. Yêu cầu chủ sởhữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định tại khoản4 Điều 263 của Bộ luật này; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữutài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí.

3. Cho thuê quyềnhưởng dụng đối với tài sản.

Điều 262. Nghĩa vụ của ngườihưởng dụng

1. Tiếp nhận tàisản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định.

2. Khai thác tàisản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản.

3. Giữ gìn, bảoquản tài sản như tài sản của mình.

4. Bảo dưỡng, sửachữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường; khôi phụctình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việckhông thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theotập quán về bảo quản tài sản.

5. Hoàntrả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng.

Điều 263. Quyền và nghĩa vụ củachủ sở hữu tài sản

1. Định đoạt tàisản nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập.

2. Yêu cầu Tòa ántruất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọngnghĩa vụ của mình.

3. Không được cảntrở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợppháp của người hưởng dụng.

4. Thực hiện nghĩavụ sửa chữa tài sản để bảo đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản khôngthể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản.

Điều 264. Quyền hưởng hoa lợi,lợi tức

1. Người hưởng dụngcó quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng củaquyền hưởng dụng trong thời gian quyền này có hiệu lực.

2. Trường hợpquyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đếnkỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi,lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.

Điều 265. Chấm dứt quyền hưởngdụng

Quyền hưởng dụngchấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Thời hạn củaquyền hưởng dụng đã hết;

2. Theo thỏa thuậncủa các bên;

3. Người hưởngdụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng;

4. Người hưởngdụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quyđịnh;

5. Tài sản là đốitượng của quyền hưởng dụng không còn;

6. Theo quyết địnhcủa Tòa án;

7. Căn cứ kháctheo quy định của luật.

Điều 266. Hoàn trả tài sản khichấm dứt quyền hưởng dụng

Tài sản là đốitượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyềnhưởng dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Mục 3. QUYỀN BỀ MẶT

Điều267. Quyềnbề mặt

Quyền bề mặtlà quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặtđất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đấtđó thuộc về chủ thể khác.

Điều 268. Căn cứ xác lậpquyền bề mặt

Quyền bề mặtđược xác lập theo quy định của luật, theo thỏathuận hoặc theo di chúc.

Điều 269. Hiệu lực củaquyền bề mặt

Quyền bề mặtcó hiệu lực từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặtnước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đấtcho chủ thể có quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luậtliên quan có quy định khác.

Quyền bề mặtcó hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan cóquy định khác.

Điều270. Thờihạn của quyền bề mặt

1. Thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy địnhcủa luật, theo thoả thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyềnsử dụng đất.

2. Trường hợp thoả thuận hoặc dichúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứtquyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biếttrước ít nhất là 06 tháng.

Điều 271. Nội dung củaquyền bề mặt

1. Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặtđất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyềnsử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưngkhông được trái với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai, xây dựng,quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với tài sảnđược tạo lập theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp quyền bề mặt được chuyển giao một phần hoặctoàn bộ thì chủ thể nhận chuyển giao được kế thừa quyền bề mặt theo điều kiệnvà trong phạm vi tương ứng với phần quyền bề mặt được chuyển giao.

Điều272. Chấmdứt quyền bề mặt

Quyền bề mặt chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Thời hạn hưởng quyền bề mặt đãhết;

2. Chủ thể cóquyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một;

3. Chủ thể cóquyền bề mặt từ bỏ quyền của mình;

4. Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quyđịnh của Luật đất đai;

5. Theo thỏathuận của các bên hoặc theo quy định của luật.

Điều273. Xửlý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt

1. Khi quyền bề mặt chấm dứt, chủ thể quyền bề mặt phải trảlại mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất chochủ thể có quyền sử dụng đất theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Chủ thể quyền bề mặt phải xửlý tài sản thuộc sở hữu của mình trước khi quyền bề mặt chấm dứt, trừ trườnghợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp chủ thể quyền bề mặtkhông xử lý tài sản trước khi quyền bề mặt chấm dứt thì quyền sở hữu tài sản đóthuộc về chủ thể có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm quyền bề mặt chấm dứt,trừ trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản đó.

Trường hợp chủ thể có quyền sửdụng đất không nhận tài sản mà phải xử lý tài sản thì chủ thể có quyền bề mặtphải thanh toán chi phí xử lý tài sản.

PHẦN THỨ BA

NGHĨAVỤ VÀ HỢP ĐỒNG

Chương XV.

QUY ĐỊNH CHUNG

Mục 1. CĂN CỨ PHÁT SINH VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦANGHĨA VỤ

Điều274. Nghĩavụ

Nghĩa vụ là việcmà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phảichuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiệncông việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặcnhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ

Nghĩa vụ phát sinhtừ căn cứ sau đây:

1. Hợp đồng;

2. Hành vi pháp lýđơn phương;

3. Thực hiện côngviệc không có uỷ quyền;

4. Chiếm hữu, sửdụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;

5. Gây thiệt hạido hành vi trái pháp luật;

6. Căn cứ khác do phápluật quy định.

Điều276. Đối tượng của nghĩa vụ

1. Đối tượng củanghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.

2. Đối tượng củanghĩa vụ phải được xác định.

Mục 2. THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

Điều277. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ

1. Địa điểm thực hiệnnghĩa vụ do các bên thoả thuận.

2. Trường hợpkhông có thoả thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như sau:

a) Nơi có bất độngsản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;

b) Nơi cư trú hoặctrụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.

Khi bên có quyềnthay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịuchi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp cóthoả thuận khác.

Điều 278. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ

1. Thời hạn thực hiệnnghĩa vụ do các bên thoả thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyếtđịnh của cơ quan có thẩm quyền.

2. Bên có nghĩa vụphải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ luật này, luật kháccó liên quanquy định khác.

Trường hợp bên cónghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhậnviệc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.

3. Trường hợpkhông xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều nàythì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứlúc nào nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.

Điều 279. Thực hiện nghĩa vụ giao vật

1. Bên có nghĩa vụgiao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.

2. Khi vật phảigiao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tìnhtrạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chấtlượng như đã thoả thuận, nếu không có thoả thuận về chất lượng thì phải giaovật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.

3. Bên có nghĩa vụphải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều280. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Nghĩa vụ trảtiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đãthoả thuận.

2. Nghĩa vụ trảtiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều281. Nghĩa vụ phải thực hiện hoặckhông được thực hiện một công việc

1. Nghĩa vụ phảithực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiệnđúng công việc đó.

2. Nghĩa vụ khôngđược thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ không đượcthực hiện công việc đó.

Điều282. Thực hiện nghĩa vụ theo định kỳ

Nghĩa vụ được thựchiện theo định kỳ theo thoả thuận, theo quy định của pháp luật hoặc quyết địnhcủa cơ quan có thẩm quyền.

Việc chậm thựchiện nghĩa vụ theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ.

Điều283. Thực hiện nghĩa vụ thông quangười thứ ba

Khi được bên cóquyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể uỷ quyền cho người thứ ba thay mình thựchiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Điều284. Thực hiện nghĩa vụ có điều kiện

1. Trường hợp cácbên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về điều kiện thực hiện nghĩa vụthì khi điều kiện phát sinh, bên có nghĩa vụ phải thực hiện.

2. Trườnghợp điều kiện không xảy ra hoặc xảy ra do có sự tác động của một bên thì ápdụng quy định tại khoản 2 Điều 120 của Bộ luật này.

Điều285. Thực hiện nghĩa vụ có đối tượngtùy ý lựa chọn

1. Nghĩa vụ có đốitượng tùy ý lựa chọn là nghĩa vụ mà đối tượng là một trong nhiều tài sản hoặccông việc khác nhau và bên có nghĩa vụ có thể tuỳ ý lựa chọn, trừ trường hợp cóthoả thuận hoặc pháp luật có quy định dành quyền lựa chọn cho bên có quyền.

2. Bên có nghĩa vụphải thông báo cho bên có quyền biết về việc tài sản hoặc công việc được lựachọn để thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp bên có quyền đã xác định thời hạn thựchiện nghĩa vụ được lựa chọn thì bên có nghĩa vụ phải hoàn thành đúng thời hạn.

3. Trường hợp chỉcòn một tài sản hoặc một công việc thì bên có nghĩa vụ phải giao tài sản đóhoặc thực hiện công việc đó.

Điều286. Thực hiện nghĩa vụ thay thế được

Nghĩa vụ thay thếđược là nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ ban đầu thìcó thể thực hiện một nghĩa vụ khác đã được bên có quyền chấp nhận để thay thếnghĩa vụ đó.

Điều287. Thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ

Khi nhiều ngườicùng thực hiện một nghĩa vụ, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định vàriêng rẽ thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình.

Điều288. Thực hiện nghĩa vụ liên đới

1. Nghĩa vụ liênđới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêucầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

2. Trường hợp mộtngười đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩavụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.

3. Trường hợp bêncó quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiệntoàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lạicũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.

4. Trường hợp bêncó quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩavụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lạivẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.

Điều289. Thực hiện nghĩa vụ đối với nhiềungười có quyền liên đới

1. Nghĩa vụ đốivới nhiều người có quyền liên đới là nghĩa vụ mà theo đó mỗi người trong sốnhững người có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩavụ.

2. Bên có nghĩa vụcó thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bất cứ ai trong số những người cóquyền liên đới.

3. Trường hợp mộttrong số những người có quyền liên đới miễn cho bên có nghĩa vụ không phải thựchiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện phầnnghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đới khác.

Điều290. Thực hiện nghĩa vụ phân chia đượctheo phần

1. Nghĩa vụ phânchia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ có thể chia thànhnhiều phần để thực hiện.

2. Bên có nghĩa vụcó thể thực hiện từng phần nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều291. Thực hiện nghĩa vụ không phânchia được theo phần

1. Nghĩa vụ khôngphân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ phải được thựchiện cùng một lúc.

2. Trường hợpnhiều người cùng phải thực hiện một nghĩa vụ không phân chia được theo phần thìhọ phải thực hiện nghĩa vụ cùng một lúc.

Mục 3. BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

Tiểu mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều292. Biệnpháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Các biện phápbảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Cầm cố tàisản;

2. Thế chấptài sản;

3. Đặt cọc;

4. Ký cược;

5. Ký quỹ;

6. Bảo lưuquyền sở hữu;

7. Bảo lãnh;

8. Tín chấp;

9. Cầm giữtài sản.

Điều 293. Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm

1. Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộtheo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thoả thuận vàpháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toànbộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.

2. Nghĩa vụđược bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩavụ có điều kiện.

3. Trườnghợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thờihạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 294. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai

1. Trường hợp bảođảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai, các bên có quyền thỏa thuận cụ thể vềphạm vi nghĩa vụ được bảo đảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Khi nghĩa vụtrong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập lại biện pháp bảođảm đối với nghĩa vụ đó.

Điều 295. Tài sản bảo đảm

1. Tài sản bảo đảm phảithuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưuquyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảmcó thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảmcó thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tàisản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Điều 296. Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩavụ

1. Một tài sản cóthể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểmxác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừtrường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trường hợp mộttài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báocho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảmthực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

3. Trường hợp phảixử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưađến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều đượctham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản cótrách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thoả thuậnkhác.

Trường hợp các bênmuốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thoả thuận về việcbên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đếnhạn.

Điều 297. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba

1. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khiđăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sảnbảo đảm.

2. Khi biện phápbảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm đượcquyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Điều 298. Đăng ký biện pháp bảo đảm

1. Biện pháp bảođảm được đăng ký theo thoả thuận hoặc theo quy định của luật.

Việc đăng ký làđiều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quyđịnh.

2. Trường hợp đượcđăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kểtừ thời điểm đăng ký.

3. Việc đăng ký biệnpháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện phápbảo đảm.

Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

1. Đến hạn thựchiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụphải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theothoả thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khácdo các bên thoả thuận hoặc luật có quy định.

Điều 300. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

1. Trước khi xử lýtài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thờihạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhậnbảo đảm khác.

Đối với tài sảnbảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giátrị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bênbảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.

2. Trường hợp bênnhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tạikhoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bêncùng nhận bảo đảm khác.

Điều 301. Giao tài sản bảo đảm để xử lý

Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bênnhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 299của Bộ luật này.

Trường hợp ngườiđang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòaán giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Điều 302. Quyền nhận lại tài sản bảo đảm

Trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩavụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán chi phí phát sinh do việcchậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp luậtcó quy định khác.

Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

1. Bên bảo đảm vàbên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tàisản cầm cố, thế chấp sau đây:

a) Bán đấu giá tàisản;

b) Bên nhận bảođảm tự bán tài sản;

c) Bên nhận bảođảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

d) Phương thứckhác.

2. Trường hợpkhông có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tạikhoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy địnhkhác.

Điều 304. Bán tài sản cầm cố, thế chấp

1.Việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thựchiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

2.Việc tự bán tài sản cầm cố, thế chấp của bênnhận bảo đảm được thực hiện theo quy định về bán tài sản trong Bộ luật này vàquy định sau đây:

a)Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quyđịnh tại Điều 307 của Bộ luật này;

b) Saukhi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sảnphải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữutài sản cho bên mua tài sản.

Điều 305. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việcthực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm

1. Bên nhận bảođảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩavụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận khi xác lập giao dịch bảo đảm.

2. Trường hợpkhông có thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên nhận bảo đảm chỉđược nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ khi bênbảo đảm đồng ý bằng văn bản.

3. Trường hợp giátrị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhậnbảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giátrị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụchưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm.

4. Bên bảo đảm cónghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảmtheo quy định của pháp luật.

Điều 306. Định giá tài sản bảo đảm

1. Bên bảo đảm vàbên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thôngqua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.

Trường hợp khôngcó thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.

2. Việc định giátài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.

3. Tổ chức địnhgiá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luậtgây thiệt hại chobên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm.

Điều 307. Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

1. Số tiền có đượctừ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thugiữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quyđịnh tại Điều 308 của Bộ luật này.

2. Trường hợp sốtiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phíbảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụđược bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.

3. Trường hợp sốtiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phíbảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụđược bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụkhông có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm.Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiệnphần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

Điều 308. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhậntài sản bảo đảm

1. Khi một tài sảnđược dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toángiữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

a) Trường hợp cácbiện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tựthanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;

b) Trường hợp cóbiện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện phápbảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ cóbiện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;

c) Trường hợp cácbiện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thìthứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

2. Thứ tự ưu tiênthanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhậnbảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanhtoán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.

Tiểu mục 2. CẦM CỐ TÀI SẢN

Điều309. Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản làviệc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu củamình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩavụ.

Điều 310. Hiệu lực của cầm cố tài sản

1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểmgiao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Cầm cốtài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cốnắm giữ tài sản cầm cố.

Trường hợpbất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bấtđộng sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Điều311. Nghĩa vụ của bên cầm cố

1. Giao tài sản cầm cố chobên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận.

2. Báo cho bênnhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷhợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồngvà chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

3. Thanh toán chobên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp cóthoả thuận khác.

Điều 312. Quyền của bên cầm cố

1. Yêu cầu bên nhận cầm cốchấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trịhoặc giảm sút giá trị.

2. Yêu cầu bênnhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụđược bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

3. Yêu cầu bênnhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.

4. Được bán, thay thế,trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy địnhcủa luật.

Điều 313. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

1. Bảo quản, giữ gìn tàisản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồithường thiệt hại cho bên cầm cố.

2. Không được bán,trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

3. Không được chothuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố,trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trả lại tài sảncầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấmdứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Điều 314. Quyền của bên nhận cầm cố

1. Yêu cầu ngườiđang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

2. Xử lý tài sảncầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Được cho thuê,cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tàisản cầm cố, nếu có thoả thuận.

4. Được thanh toánchi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

Điều 315. Chấm dứt cầm cố tài sản

Cầm cố tài sảnchấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ được bảođảm bằng cầm cố chấm dứt;

2. Việc cầm cố tàisản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

3. Tài sản cầm cốđã được xử lý;

4. Theo thoả thuậncủa các bên.

Điều 316. Trả lại tài sản cầm cố

Khi việc cầm cốtài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật nàyhoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tàisản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sảncầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Tiểu mục 3. THẾ CHẤP TÀI SẢN

Điều317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tàisản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu củamình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọilà bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thếchấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữtài sản thế chấp.

Điều 318. Tài sản thế chấp

1. Trường hợp thế chấptoàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, độngsản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp thếchấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đóthuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trường hợp thếchấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bênthế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trườnghợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp tàisản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảohiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bênnhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trườnghợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sảnbảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểmtheo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bênnhận thế chấp.

Điều 319. Hiệu lực của thế chấp tài sản

1. Hợp đồng thếchấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuậnkhác hoặc luật có quy định khác.

2. Thế chấp tàisản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Điều320. Nghĩa vụ của bên thế chấp

1. Giao giấy tờ liên quanđến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợpluật có quy định khác.

2. Bảo quản, giữgìn tài sản thế chấp.

3. Áp dụng cácbiện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tàisản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giátrị hoặc giảm sút giá trị.

4. Khi tài sản thếchấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặcthay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thoả thuậnkhác.

5. Cung cấp thôngtin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

6. Giao tài sảnthế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xửlý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

7. Thông báo chobên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếucó; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền huỷ hợp đồng thếchấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhậnquyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.

8. Không được bán,thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tạikhoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.

Điều 321. Quyền của bên thế chấp

1. Khai thác công dụng,hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tứccũng là tài sản thế chấp theo thoả thuận.

2. Đầu tư để làmtăng giá trị của tài sản thế chấp.

3. Nhận lại tàisản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp dobên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặcđược thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

4.Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luânchuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêucầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiềnthu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

Trường hợp tài sảnthế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho,nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

5.Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luânchuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ýhoặc theo quy định của luật.

6.Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bênmượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phảithông báo cho bên nhận thế chấp biết.

Điều 322. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

1. Trả các giấy tờ cho bênthế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bênnhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

2. Thực hiện thủtục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 323. Quyền của bên nhận thế chấp

1. Xem xét, kiểm tra trựctiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hìnhthành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

2. Yêu cầu bên thếchấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.

3. Yêu cầu bên thếchấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trongtrường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việckhai thác, sử dụng.

4. Thực hiện việcđăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

5. Yêu cầu bên thếchấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lýkhi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

6. Giữ giấy tờliên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừtrường hợp luật có quy định khác.

7. Xử lý tài sảnthế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

Điều 324. Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thếchấp

1. Người thứ bagiữ tài sản thế chấp có các quyền sau đây:

a) Được khai tháccông dụng tài sản thế chấp, nếu có thỏa thuận;

b) Được trả thùlao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuậnkhác.

2. Người thứ bagiữ tài sản thế chấp có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo quản, giữgìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảmsút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường;

b) Không được tiếptục khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơlàm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp;

c) Giao lại tài sảnthế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thoả thuận hoặc theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 325. Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất

1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liềnvới đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đấtthì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp cóthỏa thuận khác.

2. Trường hợp thếchấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tàisản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắnliền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình;quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắnliền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừtrường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 326. Thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất

1. Trường hợp chỉ thế chấptài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tàisản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý baogồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp chỉthế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sởhữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lýtài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền vớiđất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tàisản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 327. Chấm dứt thế chấp tài sản

Thế chấp tài sảnchấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ đượcbảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;

2. Việc thế chấptài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

3. Tài sản thếchấp đã được xử lý;

4. Theo thoả thuậncủa các bên.

Tiểumục 4. ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUỸ

Điều328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việcmột bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhậnđặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sauđây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặcthực hiện hợp đồng.

2. Trườnghợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bênđặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chốiviệc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặtcọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phảitrả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tàisản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 329. Ký cược

1. Ký cược là việcbên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khíquý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược)trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

2. Trườnghợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược saukhi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê cóquyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sảnký cược thuộc về bên cho thuê.

Điều 330. Ký quỹ

1. Ký quỹ là việc bên cónghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ cógiá vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việcthực hiện nghĩa vụ.

2. Trường hợp bên cónghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyềnđược tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên cónghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

3. Thủ tục gửi vàthanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tiểu mục 5. BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU

Điều 331. Bảo lưu quyền sở hữu

1. Trong hợp đồngmua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.

2. Bảo lưu quyềnsở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.

3. Bảo lưu quyềnsở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Điều 332. Quyền đòi lại tài sản

Trường hợp bên muakhông hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán cóquyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanhtoán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất,hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 333. Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản

1. Sử dụng tài sảnvà hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu cóhiệu lực.

2. Chịu rủi ro vềtài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 334. Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu

Bảo lưu quyền sởhữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ thanh toánchobên bán được thực hiện xong;

2. Bên bán nhậnlại tài sản bảo lưu quyền sở hữu;

3. Theothỏa thuận của các bên.

Tiểu mục 6. BẢO LÃNH

Điều335. Bảo lãnh

1. Bảo lãnh là việc ngườithứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi làbên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọilà bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảolãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thểthỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đượcbảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩavụ bảo lãnh.

Điều336. Phạm vi bảo lãnh

1. Bên bảo lãnh có thể camkết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

2. Nghĩa vụ bảolãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãitrên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Các bên có thểthỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụbảo lãnh.

4. Trường hợpnghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảolãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc phápnhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Điều 337. Thù lao

Bên bảo lãnh được hưởngthù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thoả thuận.

Điều 338. Nhiều người cùng bảo lãnh

Khi nhiều người cùng bảolãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp cóthoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên cóquyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thựchiện toàn bộ nghĩa vụ.

Khi một ngườitrong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay chobên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thựchiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.

Điều 339. Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

1. Trường hợp bên được bảolãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhậnbảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừtrường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thaycho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thựchiện nghĩa vụ.

2. Bên nhận bảolãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảolãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.

3. Bên bảo lãnhkhông phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh cóthể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.

Điều 340. Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh

Bên bảo lãnh có quyền yêucầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụbảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 341. Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

1. Trường hợp bên bảo lãnhphải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩavụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối vớibên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy địnhkhác.

2. Trường hợp chỉmột trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phầnnghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảolãnh của họ.

3. Trường hợp mộttrong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phảithực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phầnnghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.

Điều 342. Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh

1. Trường hợp bênđược bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảolãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Trường hợp bênbảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyềnyêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệthại.

Điều 343. Chấm dứt bảo lãnh

Bảo lãnh chấm dứttrong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ đượcbảo lãnh chấm dứt;

2. Việc bảo lãnh được hủybỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

3. Bên bảo lãnh đãthực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

4. Theo thỏa thuậncủa các bên.

Tiểu mục 7. TÍN CHẤP

Điều 344. Bảo đảm bằng tínchấp của tổ chức chính trị – xã hội

Tổ chức chínhtrị – xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đìnhnghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêudùng theo quy định của pháp luật.

Điều 345. Hình thức, nộidung tín chấp

Việc cho vaycó bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chứcchính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vayvốn.

Thỏa thuậnbảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất,quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổchức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp.

Tiểu mục 8. CẦM GIỮ TÀI SẢN

Điều 346. Cầm giữ tài sản

Cầm giữ tài sản làviệc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản làđối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên cónghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Điều 347. Xác lập cầm giữ tài sản

1. Cầm giữ tài sảnphát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thựchiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Cầm giữ tài sảnphát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếmgiữ tài sản.

Điều 348. Quyền của bên cầm giữ

1. Yêu cầu bên cónghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.

2. Yêu cầu bên cónghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sảncầm giữ.

3. Được khai tháctài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.

Giá trị của việckhai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

Điều 349. Nghĩa vụ của bên cầm giữ

1. Giữ gìn, bảoquản tài sản cầm giữ.

2. Không được thayđổi tình trạng của tài sản cầm giữ.

3. Không đượcchuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩavụ.

4. Giao lại tàisản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.

5. Bồi thườngthiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.

Điều 350. Chấm dứt cầm giữ

Cầm giữ tài sảnchấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Bên cầm giữkhông còn chiếm giữ tài sản trên thực tế;

2. Các bên thỏathuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ;

3. Nghĩa vụ đãđược thực hiện xong;

4. Tài sản cầm giữkhông còn;

5. Theo thỏa thuậncủa các bên.

Mục 4. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Điều351. Trách nhiệm dân sự do vi phạmnghĩa vụ

1. Bên có nghĩa vụmà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Viphạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn,thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩavụ.

2. Trường hợp bêncó nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì khôngphải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật cóquy định khác.

3. Bên có nghĩa vụkhông phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiệnđược là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

Điều 352. Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ

Khi bên có nghĩavụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầubên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.

Điều 353. Chậm thực hiện nghĩa vụ

1. Chậm thực hiệnnghĩa vụ là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phầnkhi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết.

2. Bên chậm thựchiện nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiệnnghĩa vụ đúng thời hạn.

Điều 354. Hoãn thực hiện nghĩa vụ

1. Khi không thểthực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngaycho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp khôngthông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phátsinh, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan khôngthể thông báo.

2. Bên có nghĩa vụđược hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, nếu được bên có quyền đồng ý. Việc thực hiệnnghĩa vụ khi được hoãn vẫn được coi là thực hiện đúng thời hạn.

Điều 355. Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ

1. Chậm tiếp nhậnviệc thực hiện nghĩa vụ là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩavụ đã thực hiện nhưng bên có quyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Trường hợp chậmtiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ có thểgửi tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản hoặc áp dụng biện pháp cầnthiết khác để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý.Trường hợp tài sản được gửi giữ thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên cóquyền.

3. Đối với tài sảncó nguy cơ bị hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bán tài sản đó và phảithông báo ngay cho bên có quyền, trả cho bên có quyền khoản tiền thu được từ việcbán tài sản sau khi trừ chi phí hợp lý để bảo quản và bán tài sản đó.

Điều 356. Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật

1. Trường hợp nghĩavụ giao vật đặc định không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầubên vi phạm phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phảithanh toán giá trị của vật.

2. Trường hợpnghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyềnyêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác; nếu không có vật cùng loạikhác thay thế thì phải thanh toán giá trị của vật.

3. Trường hợp việcvi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại chobên bị vi phạm thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.

Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Trường hợp bêncó nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trảtương ứng với thời gian chậm trả.

2. Lãi suất phátsinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng khôngđược vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này;nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộluật này.

Điều 358. Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thựchiện một công việc

1. Trường hợp bêncó nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên cóquyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiệnhoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanhtoán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.

2. Khi bên cónghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thìbên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện,khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.

Điều359. Trách nhiệm do chậm tiếp nhậnviệc thực hiện nghĩa vụ

Bên có quyền chậmtiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại cho bên có nghĩa vụthì phải bồi thường thiệt hại cho bên đó và phải chịu mọi rủi ro, chi phí phátsinh kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩavụ

Trường hợp cóthiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toànbộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Điều361. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệthại về tinh thần.

2. Thiệt hại vềvật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tàisản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thựctế bị mất hoặc bị giảm sút.

3. Thiệt hại vềtinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danhdự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

Điều362. Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệthại

Bên có quyền phảiáp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chếthiệt hại cho mình.

Điều 363. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị viphạm có lỗi

Trường hợp vi phạmnghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên viphạm chỉphải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.

Điều 364. Lỗi trong trách nhiệm dân sự

Lỗi trong tráchnhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý.

Lỗi cố ý là trườnghợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác màvẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hạixảy ra.

Lỗi vô ý là trườnghợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặcdù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vicủa mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặccó thể ngăn chặn được.

Mục 5.CHUYỂNGIAO QUYỀN YÊU CẦU VÀ CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ

Điều365. Chuyển giao quyền yêu cầu

1. Bên cóquyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho ngườithế quyền theo thoả thuận, trừ trường hợp sau đây:

a) Quyềnyêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sứckhoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

b) Bên cóquyền và bên có nghĩa vụ có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về việc khôngđược chuyển giao quyền yêu cầu.

2. Khibên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì ngườithế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu khôngcần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

Ngườichuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biếtvề việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trườnghợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền màphát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanhtoán chi phí này.

Điều366. Nghĩa vụ cung cấp thông tinvà chuyển giao giấy tờ

1. Ngườichuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấytờ có liên quan cho người thế quyền.

2. Ngườichuyển giao quyền yêu cầu vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này mà gâythiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.

Điều367. Không chịu trách nhiệm saukhi chuyển giao quyền yêu cầu

Ngườichuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiệnnghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sau khi chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợpcó thỏa thuận khác.

Điều368. Chuyển giao quyền yêu cầucó biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Trườnghợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giaoquyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó.

Điều369. Quyền từ chối của bên cónghĩa vụ

1. Trườnghợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu vàngười thế quyền không chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao quyềnyêu cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối vớingười thế quyền.

2. Trườnghợp bên có nghĩa vụ do không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầumà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì người thếquyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

Điều370. Chuyển giao nghĩa vụ

1. Bên cónghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên cóquyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩavụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.

2. Khiđược chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.

Điều371. Chuyển giao nghĩa vụ cóbiện pháp bảo đảm

Trườnghợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đóchấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Mục6. CHẤM DỨT NGHĨA VỤ

Điều372. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ

Nghĩa vụchấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩavụ được hoàn thành;

2. Theothoả thuận của các bên;

3. Bên cóquyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ;

4. Nghĩavụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác;

5. Nghĩavụ được bù trừ;

6. Bên cóquyền và bên có nghĩa vụ hoà nhập làm một;

7. Thờihiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết;

8. Bên cónghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải dochính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

9. Bên cóquyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là phápnhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhânkhác;

10. Vậtđặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụkhác;

11.Trường hợp khác do luật quy định.

Điều373. Hoàn thành nghĩa vụ

Nghĩa vụđược hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoặc thựchiện một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền cho miễn thực hiện.

Điều374. Hoàn thành nghĩa vụ trongtrường hợp bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ

Khi bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thìnghĩa vụ hoàn thành tại thời điểm tài sản đã được gửi giữ tại nơi nhận gửi giữtheo quy định tại khoản 2 Điều 355 của Bộ luật này.

Điều375. Chấm dứt nghĩa vụ theo thoảthuận

Các bêncó thể thoả thuận chấm dứt nghĩa vụ bất cứ lúc nào, nhưng không được gây thiệthại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp phápcủa người khác.

Điều376. Chấm dứt nghĩa vụ do đượcmiễn thực hiện nghĩa vụ

1. Nghĩavụ chấm dứt khi bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Khi nghĩavụ có biện pháp bảo đảm được miễn thì biện pháp bảo đảm cũng chấm dứt.

Điều377. Chấm dứt nghĩa vụ do đượcthay thế bằng nghĩa vụ khác

1. Trườnghợp các bên thoả thuận thay thế nghĩa vụ ban đầu bằng nghĩa vụ khác thì nghĩavụ ban đầu chấm dứt.

2. Nghĩavụ cũng chấm dứt, nếu bên có quyền đã tiếp nhận tài sản hoặc công việc khácthay thế cho tài sản hoặc công việc đã thoả thuận trước.

3. Trườnghợp nghĩa vụ là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng,sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền với nhânthân không thể chuyển cho người khác được thì không được thay thế bằng nghĩa vụkhác.

Điều378. Chấm dứt nghĩa vụ do bù trừnghĩa vụ

1. Trườnghợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau thì khi cùng đếnhạn họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấmdứt, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Trườnghợp giá trị của tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các bênthanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch.

3. Nhữngvật được định giá thành tiền cũng có thể bù trừ với nghĩa vụ trả tiền.

Điều379. Những trường hợp không đượcbù trừ nghĩa vụ

Nghĩa vụkhông được bù trừ trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩavụ đang có tranh chấp;

2. Nghĩavụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uytín;

3. Nghĩavụ cấp dưỡng;

4. Nghĩavụ khác do luật quy định.

Điều380. Chấm dứt nghĩa vụ do hoànhập bên có nghĩa vụ và bên có quyền

Khi bêncó nghĩa vụ trở thành bên có quyền đối với chính nghĩa vụ đó thì nghĩa vụ chấmdứt.

Điều381. Chấm dứt nghĩa vụ do hếtthời hiệu miễn trừ nghĩa vụ

Khi thờihiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết thì nghĩa vụ chấm dứt.

Điều382. Chấm dứt nghĩa vụ khi bêncó quyền là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại

Khi cácbên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nghĩa vụ được thực hiệnchỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân là bên có quyền mà cá nhân chết hoặc phápnhân chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ cũng chấm dứt.

Điều383. Chấm dứt nghĩa vụ khi vậtđặc định không còn

Nghĩa vụgiao vật chấm dứt trong trường hợp vật phải giao là vật đặc định không còn.

Các bêncó thể thoả thuận thay thế vật khác hoặc bồi thường thiệt hại.

Điều 384. Chấm dứt nghĩa vụ trong trường hợp phá sản

Trườnghợp phá sản thì nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Luật phá sản.

Mục7. HỢP ĐỒNG

Tiểumục 1. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

Điều385. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồnglà sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự.

Điều386. Đề nghị giao kết hợp đồng

1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ýđịnh giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đốivới bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đềnghị).

2. Trườnghợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lạigiao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lờithì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợpđồng nếu có thiệt hại phát sinh.

Điều 387. Thông tin tronggiao kết hợp đồng

1. Trường hợpmột bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kiathì phải thông báo cho bên kia biết.

2. Trường hợpmột bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợpđồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đócho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.

3. Bên viphạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồithường.

Điều 388. Thời điểm đềnghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực đượcxác định như sau:

a) Do bênđề nghị ấn định;

b) Nếubên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khibên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quyđịnh khác.

2. Cáctrường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

a) Đềnghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyểnđến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

b) Đề nghịđược đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;

c) Khibên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thứckhác.

Điều 389. Thay đổi, rút lại đề nghịgiao kết hợp đồng

1. Bên đềnghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trongtrường hợp sau đây:

a) Bênđược đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trướchoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

b) Điềukiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị cónêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

2. Khibên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.

Điều390. Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợpđồng

Bên đềnghị giao kết hợp đồng có thể huỷ bỏ đề nghị nếu đãnêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báovề việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giaokết hợp đồng.

Điều391. Chấm dứt đề nghị giao kếthợp đồng

Đề nghịgiao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Bênđược đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;

2. Bênđược đề nghị trả lời không chấp nhận;

3. Hếtthời hạn trả lời chấp nhận;

4. Khithông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;

5. Khithông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;

6. Theothoả thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đềnghị trả lời.

Điều392. Sửa đổi đề nghị do bên đượcđề nghị đề xuất

Khi bênđược đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổiđề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.

Điều393. Chấp nhận đề nghị giao kếthợp đồng

1. Chấpnhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấpnhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

2. Sự imlặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợpđồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa cácbên.

Điều394. Thời hạn trả lời chấp nhậngiao kết hợp đồng

1. Khibên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệulực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồngnhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đềnghị mới của bên chậm trả lời.

Khi bênđề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệulực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.

2. Trườnghợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bênđề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhậngiao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngaykhông đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

3. Khicác bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoạihoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhậnhoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thoả thuận về thời hạn trả lời.

Điều395. Trường hợp bên đề nghị giaokết hợp đồng chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi

Trườnghợp bên đề nghị chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợpđồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giaokết gắn liền với nhân thân bên đề nghị.

Điều396. Trường hợp bên được đề nghịgiao kết hợp đồng chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi

Trườnghợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng sau đó chết, mất nănglực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việctrả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dunggiao kết gắn liền với nhân thân bên được đề nghị.

Điều397. Rút lại thông báo chấp nhậngiao kết hợp đồng

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lạithông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đếntrước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kếthợp đồng.

Điều 398. Nội dung của hợp đồng

1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận vềnội dung trong hợp đồng.

2. Hợpđồng có thể có các nội dung sau đây:

a) Đốitượng của hợp đồng;

b) Sốlượng, chất lượng;

c) Giá,phương thức thanh toán;

d) Thờihạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền,nghĩa vụ của các bên;

e) Tráchnhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phươngthức giải quyết tranh chấp.

Điều 399. Địa điểm giao kết hợp đồng

Địa điểmgiao kết hợp đồng do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì địa điểmgiao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa rađề nghị giao kết hợp đồng.

Điều400. Thời điểm giao kết hợp đồng

1. Hợpđồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.

2. Trườnghợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồngtrong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng củathời hạn đó.

3. Thờiđiểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nộidung của hợp đồng.

4. Thờiđiểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bảnhay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Trườnghợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thờiđiểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.

Điều401. Hiệu lực của hợp đồng

1. Hợpđồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợpcó thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

2. Từthời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đốivới nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏathuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều402. Các loại hợp đồng chủ yếu

Hợp đồnggồm các loại chủ yếu sau đây:

1. Hợpđồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau;

2. Hợpđồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ;

3. Hợpđồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ;

4. Hợpđồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính;

5. Hợpđồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đềuphải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiệnnghĩa vụ đó;

6. Hợpđồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh,thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

Điều 403. Phụ lục hợp đồng

1. Hợp đồngcó thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng khôngđược trái với nội dung của hợp đồng.

2. Trường hợpphụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồngthì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trườnghợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản tronghợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Điều 404. Giải thích hợp đồng

1. Khihợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó khôngchỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của cácbên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thựchiện hợp đồng.

2. Khihợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thìphải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.

3. Khihợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tậpquán tại địa điểm giao kết hợp đồng.

4. Cácđiều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, saocho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.

5.Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụngtrong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.

6.Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giảithích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.

Điều405. Hợp đồng theo mẫu

1. Hợpđồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu đểbên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấpnhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đãđưa ra.

Hợp đồngtheo mẫu phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải biết về nhữngnội dung của hợp đồng.

Trình tự,thể thức công khai hợp đồng theo mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Trườnghợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theomẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.

3. Trường hợp hợp đồng theo mẫucó điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng tráchnhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không cóhiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều406. Điều kiện giao dịch chungtrong giao kết hợp đồng

1. Điềukiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụngchung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhậngiao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.

2. Điềukiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợpđiều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặcphải biết về điều kiện đó.

Trình tự,thể thức công khai điều kiện giao dịch chung thực hiện theo quy định của phápluật.

3. Điềukiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên. Trường hợp điềukiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiệngiao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kiathì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều407. Hợp đồng vô hiệu

1. Quyđịnh về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũngđược áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

2. Sự vôhiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên cóthoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không ápdụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

3. Sự vôhiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bênthoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

Điều 408. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thựchiện được

1. Trườnghợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thìhợp đồng này bị vô hiệu.

2. Trườnghợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng cóđối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nênbên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừtrường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thểthực hiện được.

3. Quyđịnh tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợpđồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần cònlại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.

Tiểumục 2. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Điều409. Thực hiện hợp đồng đơn vụ

Đối vớihợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thoảthuận, chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý.

Điều410. Thực hiện hợp đồng song vụ

1. Tronghợp đồng song vụ, khi các bên đã thoả thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗibên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện vớilý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy định tạiĐiều 411 và Điều 413 của Bộ luật này.

2. Trườnghợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phảiđồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiệnđồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụđó phải được thực hiện trước.

Điều411. Quyền hoãn thực hiện nghĩavụ trong hợp đồng song vụ

1. Bênphải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năngthực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thểthực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thựchiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

2. Bênphải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bênthực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.

Điều412. Cầm giữ tài sản trong hợpđồng song vụ

Trườnghợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền xáclập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ theo quy định từĐiều 346 đến Điều 350 của Bộ luật này.

Điều413. Nghĩa vụ không thực hiệnđược do lỗi của một bên

Trong hợpđồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bênkia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặchuỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều414. Không thực hiện được nghĩavụ nhưng không do lỗi của các bên

Trong hợpđồng song vụ, nếu một bên không thực hiện được nghĩa vụ mà các bên đều không cólỗi thì bên không thực hiện được nghĩa vụ không có quyền yêu cầu bên kia thựchiện nghĩa vụ đối với mình. Trường hợp một bên đã thực hiện được một phần nghĩavụ thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện phần nghĩa vụ tương ứng đối với mình.

Điều415. Thực hiện hợp đồng vì lợiích của người thứ ba

Khi thựchiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếpyêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên tronghợp đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không cóquyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết.

Bên cóquyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích củangười thứ ba.

Điều416. Quyền từ chối của người thứba

1. Trườnghợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiệnnghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải thôngbáo cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị huỷ bỏ, các bên phải hoàn trảcho nhau những gì đã nhận.

2. Trườnghợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiệnnghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thựchiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp này, lợi ích phát sinhtừ hợp đồng thuộc về bên mà nếu hợp đồng không vì lợi ích của người thứ ba thìhọ là người thụ hưởng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều417. Không được sửa đổi hoặc huỷbỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

Khi ngườithứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bêngiao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng, trừ trường hợpđược người thứ ba đồng ý.

Điều418. Thoả thuận phạt vi phạm

1. Phạtvi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩavụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mứcphạt vi phạm do các bên thoả thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy địnhkhác.

3. Cácbên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạmmà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phảibồi thường thiệt hại.

Trườnghợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừaphải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩavụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Điều419. Thiệt hại được bồi thườngdo vi phạm hợp đồng

1. Thiệthại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quyđịnh tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.

2. Ngườicó quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ đượchưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụchi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùnglặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

3. Theoyêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thườngthiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết địnhcăn cứ vào nội dung vụ việc.

Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàncảnh thay đổi cơ bản

1. Hoàn cảnh thayđổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sự thay đổihoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;

b) Tại thời điểmgiao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

c) Hoàn cảnh thayđổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kếthoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

d) Việc tiếp tụcthực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hạinghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi íchbị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phùhợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnhhưởng đến lợi ích.

2. Trong trườnghợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bênkia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

3. Trường hợp cácbên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợplý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:

a) Chấm dứt hợpđồng tại một thời điểm xác định;

b) Sửa đổi hợpđồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơbản.

Tòa án chỉ đượcquyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gâythiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

4. Trong quá trìnhđàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫnphải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏathuận khác.

Tiểumục 3.SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Điều421. Sửa đổi hợp đồng

1. Các bên có thểthoả thuận sửa đổi hợp đồng.

2. Hợp đồng có thểđược sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này.

3. Hợp đồng sửađổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu.

Điều422. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng chấm dứttrong trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng đãđược hoàn thành;

2. Theo thoả thuậncủa các bên;

3. Cá nhân giaokết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồngphải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

4. Hợp đồng bị huỷbỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

5. Hợp đồng khôngthể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

6. Hợp đồng chấmdứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;

7. Trường hợp khácdo luật quy định.

Điều423. Huỷ bỏ hợp đồng

1. Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hạitrong trường hợp sau đây:

a) Bên kia vi phạmhợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoảthuận;

b) Bênkia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

c) Trường hợp khác do luật quy định.

2. Vi phạm nghiêmtrọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kiakhông đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

3. Bên hủy bỏ hợpđồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báomà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điều424. Huỷ bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên cóquyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩavụ không thực hiện thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng.

2. Trường hợp dotính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt đượcmục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đóbên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợpđồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều425. Huỷ bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện

Trường hợp bên cónghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làmcho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể huỷ bỏhợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 426. Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sảnbị mất, bị hư hỏng

Trường hợp một bênlàm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả,đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùngloại thì bên kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng.

Bên vi phạm phảibồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừtrường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 351và Điều 363 của Bộ luật này.

Điều 427. Hậu quả của việc huỷ bỏhợp đồng

1. Khi hợp đồng bị hủy bỏthì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thựchiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệthại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

2. Các bên phảihoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiệnhợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.

Việc hoàn trả đượcthực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì đượctrị giá thành tiền để hoàn trả.

Trường hợp các bêncùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thờiđiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên bị thiệthại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.

4. Việc giải quyếthậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật nàyvà luật khác có liên quan quy định.

5. Trường hợp việchủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 củaBộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ vàphải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quyđịnh của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Điều 428. Đơn phương chấm dứtthực hiện hợp đồng

1. Một bên cóquyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hạikhi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏathuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Bên đơn phươngchấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấmdứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3. Khi hợp đồng bịđơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kianhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ,trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giảiquyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toánphần nghĩa vụ đã thực hiện.

4. Bên bị thiệt hạido hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồithường.

5. Trường hợp việcđơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên viphạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luậtnày, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

Điều 429. Thời hiệu khởi kiện vềhợp đồng

Thờihiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kểtừ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp phápcủa mình bị xâm phạm.

Chương XVI

MỘT SỐ HỢP ĐỒNG THÔNG DỤNG

Mục 1. HỢPĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN

Điều430. Hợp đồng mua bán tài sản

Hợp đồng mua bántài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tàisản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Hợp đồng mua bánnhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy địnhcủa Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.

Điều431. Đối tượng của hợp đồng mua bán

1. Tài sản đượcquy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Trườnghợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thìtài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó.

2. Tài sản bánthuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.

Điều432. Chất lượng của tài sản mua bán

1. Chất lượng củatài sản mua bán do các bên thoả thuận.

2. Trường hợp tiêuchuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất lượng của tài sản khôngđược thấp hơn chất lượng của tài sản được xác định theo tiêu chuẩn đã công bốhoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Khi các bênkhông có thoả thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài sản mua bánthì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượngcủa tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặctheo tiêu chuẩn ngành nghề.

Trường hợp khôngcó tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quannhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề thì chất lượng của tài sản muabán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phùhợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng.

Điều433. Giá và phương thức thanh toán

1. Giá, phươngthức thanh toán do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêucầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phảitheo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bênphải phù hợp với quy định đó.

2. Trường hợpkhông có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanhtoán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xácđịnh theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

Điều434. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán

1. Thời hạn thựchiện hợp đồng mua bán do các bên thoả thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bênmua đúng thời hạn đã thoả thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sauthời hạn nếu được bên mua đồng ý.

2. Khi các bênkhông thoả thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bángiao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúcnào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.

3. Bên mua thanhtoán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định khôngrõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểmnhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

Điều435. Địa điểm giao tài sản

Địa điểmgiao tài sản do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì áp dụng quyđịnh tại khoản 2 Điều 277 của Bộ luật này.

Điều436. Phương thức giao tài sản

1. Tàisản được giao theo phương thức do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuậnthì tài sản do bên bán giao một lần và trực tiếp cho bên mua.

2. Trườnghợp theo thỏa thuận, bên bán giao tài sản cho bên mua thành nhiều lần mà bênbán thực hiện không đúng nghĩa vụ ở một lần nhất định thì bên mua có thể hủy bỏphần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều437. Trách nhiệm do giao tài sảnkhông đúng số lượng

1. Trườnghợp bên bán giao tài sản với số lượng nhiều hơn số lượng đã thoả thuận thì bênmua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì phải thanh toán đốivới phần dôi ra theo giá được thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp có thỏathuận khác.

2. Trườnghợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thoả thuận thì bên mua có một trong cácquyền sau đây:

a) Nhậnphần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu;

b) Nhậnphần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;

c) Hủy bỏhợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho bên mua khôngđạt được mục đích giao kết hợp đồng.

Điều438. Trách nhiệm do giao vậtkhông đồng bộ

1. Trườnghợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt đượcthì bên mua có một trong các quyền sau đây:

a) Nhậnvà yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thườngthiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật đượcgiao đồng bộ;

b) Hủy bỏhợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Trường hợp bên mua đã trả tiềnnhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đãtrả theo lãi suất thỏa thuận giữa các bên nhưng không được vượtquá mức lãi suất được quy định tại khoản 1Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏathuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2Điều 468 của Bộ luật này và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vậtkhông đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật đượcgiao đồng bộ.

Điều439. Trách nhiệm giao tài sản khôngđúng chủng loại

Trườnghợp tài sản được giao không đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyềnsau đây:

1. Nhậnvà thanh toán theo giá do các bên thoả thuận;

2. Yêucầu giao tài sản đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại;

3. Hủy bỏhợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc giao không đúng chủng loạilàm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

Trườnghợp tài sản gồm nhiều chủng loại mà bên bán không giao đúng với thỏa thuận đốivới một hoặc một số loại thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đếnloại tài sản đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều440. Nghĩa vụ trả tiền

1. Bênmua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quyđịnh trong hợp đồng.

2. Trườnghợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toántiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên khôngcó thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên muaphải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.

3. Trườnghợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên sốtiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.

Điều441. Thời điểm chịu rủi ro

1. Bênbán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bênmua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp cóthoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Đốivới hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng kýquyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký,bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợpcó thoả thuận khác.

Điều442. Chi phí vận chuyển và chiphí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu

1. Chiphí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu do các bênthỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Trườnghợp các bên không có thoả thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì chi phí vậnchuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xác định theo chiphí đã được công bố, quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩnngành nghề.

3. Trườnghợp không có căn cứ xác định theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thìchi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xácđịnh theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mụcđích giao kết hợp đồng.

4. Trườnghợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định về chi phí vậnchuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu thì bên bán phải chịuchi phí vận chuyển đến địa điểm giao tài sản và chi phí liên quan đến việcchuyển quyền sở hữu.

Điều443. Nghĩa vụ cung cấp thông tinvà hướng dẫn cách sử dụng

Bên báncó nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướngdẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này thì bênmua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện trong một thời hạn hợp lý; nếu bênbán vẫn không thực hiện làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợpđồng thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 444. Bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài sảnmua bán

1. Bênbán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản đã bán cho bên mua khôngbị người thứ ba tranh chấp.

2. Trườnghợp tài sản bị người thứ ba tranh chấp thì bên bán phải đứng về phía bên mua đểbảo vệ quyền lợi của bên mua; nếu người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặctoàn bộ tài sản mua bán thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bánbồi thường thiệt hại.

3. Trườnghợp bên mua biết hoặc phải biết tài sản mua bán thuộc sở hữu của người thứ bamà vẫn mua thì phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và không có quyền yêu cầubồi thường thiệt hại.

Điều445. Bảo đảm chất lượng vật muabán

1. Bênbán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khimua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sửdụng của vật đã mua thì phải báo ngay cho bên bán khi phát hiện ra khuyết tậtvà có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác, giảmgiá và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Bênbán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hoáhoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn.

3. Bênbán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong trường hợp sau đây:

a) Khuyếttật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua;

b) Vậtbán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ;

c) Bênmua có lỗi gây ra khuyết tật của vật.

Điều446. Nghĩa vụ bảo hành

Bên báncó nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạnbảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Thời hạnbảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.

Điều447. Quyền yêu cầu bảo hành

Trong thờihạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì cóquyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyếttật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.

Điều448. Sửa chữa vật trong thời hạnbảo hành

1. Bênbán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủcác đặc tính đã cam kết.

2. Bênbán chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửachữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.

3. Bênmua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bênthoả thuận hoặc trong một thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể sửa chữa đượchoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua có quyềnyêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấylại tiền.

Điều449. Bồi thường thiệt hại trongthời hạn bảo hành

1. Ngoàiviệc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bánbồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạnbảo hành.

2. Bênbán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗicủa bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không ápdụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệthại.

Điều450. Mua bán quyền tài sản

1. Trườnghợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyểnquyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.

2. Trườnghợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanhtoán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán,nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

3. Thờiđiểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận đượcgiấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việcchuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.

Điều451. Bán đấu giá tài sản

Tài sảncó thể được đem bán đấu giá theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định củapháp luật. Tài sản thuộc sở hữu chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của tấtcả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật cóquy định khác.

Việc bánđấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảođảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Điều 452. Mua sau khi sử dụng thử

1. Cácbên có thể thoả thuận về việc bên mua được dùng thử vật mua trong một thời hạngọi là thời hạn dùng thử. Trong thời hạn dùng thử, bên mua có thể trả lời muahoặc không mua; nếu hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời thì coi nhưđã chấp nhận mua theo các điều kiện đã thoả thuận trước khi nhận vật dùng thử.

Trườnghợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về thời hạn dùng thửthì thời hạn này được xác định theo tập quán của giao dịch có đối tượng cùngloại.

2. Trongthời hạn dùng thử, vật vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Bên bán phải chịu mọi rủiro xảy ra đối với vật, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong thời hạn dùngthử, bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố tàisản khi bên mua chưa trả lời.

3. Trườnghợp bên dùng thử trả lời không mua thì phải trả lại vật cho bên bán và phải bồithường thiệt hại cho bên bán, nếu làm mất, hư hỏng vật dùng thử. Bên dùng thửkhông phải chịu trách nhiệm về những hao mòn thông thường do việc dùng thử gâyra và không phải hoàn trả hoa lợi do việc dùng thử mang lại.

Điều 453. Mua trả chậm, trả dần

1. Cácbên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong mộtthời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối vớitài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Hợpđồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sửdụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng,trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều454. Chuộc lại tài sản đã bán

1. Bênbán có thể thoả thuận với bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau mộtthời hạn gọi là thời hạn chuộc lại.

Thời hạnchuộc lại tài sản do các bên thoả thuận; trường hợp không có thỏa thuận thìthời hạn chuộc lại không quá 01 năm đối với động sản và 05 năm đối với bất độngsản kể từ thời điểm giao tài sản, trừ trường hợp luật liên quan có quy địnhkhác. Trong thời hạn này, bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào, nhưng phảibáo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý. Giá chuộc lại là giá thịtrường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trongthời hạn chuộc lại, bên mua không được xác lập giao dịch chuyển quyền sở hữutài sản cho chủ thể khác và phải chịu rủi ro đối với tài sản, trừ trường hợp cóthỏa thuận khác.

Mục 2.HỢP ĐỒNG TRAO ĐỔI TÀI SẢN

Điều 455. Hợp đồng trao đổi tài sản

1. Hợpđồng trao đổi tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tàisản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.

2. Hợpđồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thựchoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định.

3. Trườnghợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặckhông được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầubồi thường thiệt hại.

4. Mỗibên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người muađối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 430 đến Điều439, từ Điều 441 đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ luật này cũng được áp dụng đốivới hợp đồng trao đổi tài sản.

Điều 456. Thanh toán giá trị chênhlệch

Trườnghợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhauphần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quyđịnh khác.

Mục3. HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Điều457. Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồngtặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tàisản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đềnbù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Điều458. Tặng cho động sản

1. Hợpđồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tàisản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Đốivới động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lựckể từ thời điểm đăng ký.

Điều459. Tặng cho bất động sản

1. Tặngcho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặcphải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định củaluật.

2. Hợpđồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất độngsản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từthời điểm chuyển giao tài sản.

Điều460. Trách nhiệm do cố ý tặngcho tài sản không thuộc sở hữu của mình

Trườnghợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên đượctặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanhtoán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sởhữu lấy lại tài sản.

Điều461. Thông báo khuyết tật củatài sản tặng cho

Bên tặngcho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặngcho. Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thìphải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếubên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịutrách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Điều462. Tặng cho tài sản có điềukiện

1. Bêntặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụtrước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm củaluật, không trái đạo đức xã hội.

2. Trườnghợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoànthành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanhtoán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trườnghợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thựchiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Mục4. HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

Điều463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồngvay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản chobên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùngloại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặcpháp luật có quy định.

Điều 464.Quyền sở hữu đối với tàisản vay

Bên vaytrở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.

Điều465. Nghĩa vụ của bên cho vay

1. Giaotài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểmđã thoả thuận.

2. Bồi thườngthiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng màkhông báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.

3. Khôngđược yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy địnhtại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

Điều466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bênvay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thìphải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuậnkhác.

2. Trườnghợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đãvay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địađiểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợpcó thoả thuận khác.

4. Trườnghợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủthì bên cho vay có quyền yêu cầu trảtiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật nàytrên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoảthuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trườnghợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bênvay phải trả lãi như sau:

a) Lãitrên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vaymà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suấtquy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tươngứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều467. Sử dụng tài sản vay

Các bêncó thể thoả thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bêncho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vaytrước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.

Điều468. Lãi suất

1. Lãi suất vay docác bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏathuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hìnhthực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết địnhđiều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quyđịnh tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp cácbên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranhchấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quyđịnh tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn

1. Đối với hợpđồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sảnvà bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhaubiết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Đối với hợpđồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứlúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đếnthời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứlúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trướccho bên cho vay một thời gian hợp lý.

Điều470. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn

1. Đối với hợpđồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứlúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên chovay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.

2. Đối với hợpđồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn,nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trườnghợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Điều471. Họ, hụi, biêu, phường

1. Họ,hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sảntheo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùngđịnh ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họvà quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

2. Việctổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật.

3. Trườnghợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luậtnày.

4. Nghiêmcấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

Mục5. HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN

Tiểumục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN

Điều472. Hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồngthuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sảncho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng thuênhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quyđịnh của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều473. Giá thuê

1. Giáthuê do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của cácbên, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Trườnghợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xácđịnh theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.

Điều474. Thời hạn thuê

1. Thờihạn thuê do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì được xác định theomục đích thuê.

2. Trườnghợp các bên không thoả thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xácđịnh được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúcnào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.

Điều475. Cho thuê lại

Bên thuêcó quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.

Điều476. Giao tài sản thuê

1. Bêncho thuê phải giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại,tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thoả thuận và cung cấp thông tin cần thiếtvề việc sử dụng tài sản đó.

2. Trườnghợp bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên thuê có thể gia hạn giao tài sảnhoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu tài sản thuê khôngđúng chất lượng như thoả thuận thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửachữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều477. Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sửdụng của tài sản thuê

1. Bêncho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thoả thuận, phù hợpvới mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng,khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tựsửa chữa.

2. Trườnghợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thìbên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sauđây:

a) Sửachữa tài sản;

b) Giảmgiá thuê;

c) Đổitài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thườngthiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sảnthuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.

3. Trườnghợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịpthời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưngphải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phísửa chữa.

Điều478. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sửdụng tài sản cho bên thuê

1. Bêncho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.

2. Trườnghợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không đượcsử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợpđồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều479. Nghĩa vụ bảo quản tài sảnthuê

1. Bênthuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất,hư hỏng thì phải bồi thường.

Bên thuêkhông chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.

2. Bênthuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồngý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.

Điều480. Nghĩa vụ sử dụng tài sảnthuê đúng công dụng, mục đích

1. Bênthuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đíchđã thoả thuận.

2. Trườnghợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bêncho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thườngthiệt hại.

Điều481. Trả tiền thuê

1. Bênthuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thoả thuận; nếu không có thoả thuậnvề thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tậpquán nơi trả tiền; nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bênthuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.

2. Trườnghợp các bên thoả thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyềnđơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳliên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều482. Trả lại tài sản thuê

1. Bênthuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tựnhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thoả thuận; nếu giá trị của tài sản thuêbị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồithường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.

2. Trườnghợp tài sản thuê là động sản thì địa điểm trả lại tài sản thuê là nơi cư trúhoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trườnghợp tài sản thuê là gia súc thì bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và cả giasúc được sinh ra trong thời gian thuê, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Bêncho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê.

4. Khibên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trảlại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thườngthiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu cóthoả thuận.

5. Bênthuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.

Tiểumục 2. HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN TÀI SẢN

Điều483. Hợp đồng thuê khoán tài sản

Hợp đồngthuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoángiao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tứcthu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.

Điều484. Đối tượng của hợp đồng thuêkhoán

Đối tượngcủa hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, giasúc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cầnthiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luậtcó quy định khác.

Điều485. Thời hạn thuê khoán

Thời hạnthuê khoán do các bên thoả thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏathuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sảnxuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.

Điều486. Giá thuê khoán

Giá thuêkhoán do các bên thoả thuận; nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuêkhoán là giá được xác định theo kết quả đấu thầu.

Điều487. Giao tài sản thuê khoán

Khi giaotài sản thuê khoán, các bên phải lập biên bản đánh giá tình trạng của tài sảnthuê khoán và xác định giá trị tài sản thuê khoán.

Trườnghợp các bên không xác định được giá trị thì mời người thứ ba xác định giá trịvà phải lập thành văn bản.

Điều488. Trả tiền thuê khoán vàphương thức trả

1. Tiềnthuê khoán có thể bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một côngviệc.

2. Bênthuê khoán phải trả đủ tiền thuê khoán cho dù không khai thác công dụng tài sảnthuê khoán.

3. Khigiao kết hợp đồng thuê khoán, các bên có thể thoả thuận điều kiện về việc giảmtiền thuê khoán; nếu hoa lợi, lợi tức bị mất ít nhất là một phần ba do sự kiệnbất khả kháng thì bên thuê khoán có quyền yêu cầu giảm hoặc miễn tiền thuêkhoán, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trườnghợp bên thuê khoán phải trả hiện vật theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai tháccông dụng của tài sản thuê khoán thì phải trả vào thời điểm kết thúc thời vụhoặc kết thúc chu kỳ khai thác, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

5. Trườnghợp bên thuê khoán phải thực hiện một công việc thì phải thực hiện đúng côngviệc đó.

6. Thờihạn trả tiền thuê khoán do các bên thỏa thuận, trường hợp các bên không có thỏathuận thì bên thuê khoán phải thanh toán vào ngày cuối cùng của mỗi tháng;trường hợp thuê khoán theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì phải thanh toán chậmnhất khi kết thúc chu kỳ sản xuất, kinh doanh đó.

Điều489. Khai thác tài sản thuêkhoán

Bên thuêkhoán phải khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích đã thoả thuận và báo chobên thuê khoán theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tàisản; nếu bên cho thuê khoán có yêu cầu hoặc cần báo đột xuất thì bên thuê khoánphải báo kịp thời. Khi bên thuê khoán khai thác công dụng tài sản thuê khoánkhông đúng mục đích thì bên cho thuê khoán có quyền đơn phương chấm dứt thựchiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều490. Bảo quản, bảo dưỡng, địnhđoạt tài sản thuê khoán

1. Trongthời hạn khai thác tài sản thuê khoán, bên thuê khoán phải bảo quản, bảo dưỡngtài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình, trừ trườnghợp có thoả thuận khác; nếu bên thuê khoán làm mất, hư hỏng hoặc làm mất giátrị, giảm sút giá trị tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại. Bênthuê khoán không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sảnthuê khoán.

2. Bênthuê khoán có thể tự mình sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán, nếu có thoảthuận và phải bảo toàn giá trị tài sản thuê khoán.

Bên chothuê khoán phải thanh toán cho bên thuê khoán chi phí hợp lý để sửa chữa, cảitạo tài sản thuê khoán theo thoả thuận.

3. Bênthuê khoán không được cho thuê khoán lại, trừ trường hợp được bên cho thuêkhoán đồng ý.

Điều491. Hưởng hoa lợi, chịu thiệthại về gia súc thuê khoán

Trongthời hạn thuê khoán gia súc, bên thuê khoán được hưởng một nửa số gia súc sinhra và phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc thuê khoán do sự kiện bất khảkháng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều492. Đơn phương chấm dứt thựchiện hợp đồng thuê khoán

1. Trườnghợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kiabiết trước một thời gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳkhai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khaithác.

2. Trườnghợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán lànguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làmảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuêkhoán không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán phảicam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng.

Điều493. Trả lại tài sản thuê khoán

Khi chấmdứt hợp đồng thuê khoán, bên thuê khoán phải trả lại tài sản thuê khoán ở tìnhtrạng phù hợp với mức độ khấu hao đã thoả thuận; nếu làm mất giá trị hoặc giảmsút giá trị của tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại.

Mục6. HỢP ĐỒNG MƯỢN TÀI SẢN

Điều494. Hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồngmượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sảncho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượnphải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Điều495. Đối tượng của hợp đồng mượntài sản

Tất cảnhững tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.

Điều496. Nghĩa vụ của bên mượn tàisản

1. Giữgìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản;nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

2. Khôngđược cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3. Trảlại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tàisản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

4. Bồithường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

5. Bênmượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Điều497. Quyền của bên mượn tài sản

1. Đượcsử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoảthuận.

2. Yêucầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giátrị tài sản mượn, nếu có thoả thuận.

3. Khôngphải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.

Điều498. Nghĩa vụ của bên cho mượntài sản

1. Cungcấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếucó.

2. Thanhtoán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu cóthoả thuận.

3. Bồithường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo chobên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bênmượn biết hoặc phải biết.

Điều499. Quyền của bên cho mượn tàisản

1. Đòilại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận vềthời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tàisản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mụcđích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

2. Đòilại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúngcách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý củabên cho mượn.

3. Yêucầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

Mục 7. HỢPĐỒNG VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 500. Hợp đồng về quyền sử dụng đất

Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữacác bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, chothuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyềnkhác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩavụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.

Điều 501. Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất

1. Quyđịnh chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan trongBộ luật này cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ trường hợppháp luật có quy định khác.

2. Nộidung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đíchsử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền,nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của phápluật có liên quan.

Điều 502. Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sửdụng đất

1. Hợpđồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợpvới quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của phápluật có liên quan.

2. Việcthực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quyđịnh của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 503. Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất

Việcchuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định củaLuật đất đai.

Mục 8. HỢP ĐỒNG HỢP TÁC

Điều 504. Hợp đồng hợp tác

1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cánhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việcnhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

2. Hợpđồng hợp tác phải được lập thành văn bản.

Điều 505. Nội dung của hợp đồng hợptác

Hợp đồnghợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mụcđích, thời hạn hợp tác;

2. Họ,tên, nơi cưtrú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;

3. Tàisản đóng góp, nếu có;

4. Đónggóp bằng sức lao động, nếu có;

5. Phươngthức phân chia hoa lợi, lợi tức;

6. Quyền,nghĩa vụ của thành viên hợp tác;

7. Quyền,nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;

8. Điềukiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;

9. Điềukiện chấm dứt hợp tác.

Điều 506. Tài sản chung của các thànhviên hợp tác

1. Tàisản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định củapháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.

Trườnghợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải cótrách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 củaBộ luật này và phải bồi thường thiệt hại.

2. Việcđịnh đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuấtkhác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạttài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏathuận khác.

3. Khôngđược phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trườnghợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.

Việc phânchia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứtquyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.

Điều 507. Quyền, nghĩa vụ của thànhviên hợp tác

1. Đượchưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.

2. Thamgia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sáthoạt động hợp tác.

3. Bồithường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.

4. Thựchiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.

Điều 508. Xác lập, thực hiện giaodịch dân sự

1. Trườnghợp các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại diệntrong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Trườnghợp các thành viên hợp tác không cử ra người đại diện thì các thành viên hợptác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp cóthỏa thuận khác.

3. Giaodịch dân sự do chủ thể quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này xác lập, thựchiện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp tác.

Điều 509. Trách nhiệm dân sự củathành viên hợp tác

Các thànhviên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sảnchung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịutrách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình,trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.

Điều 510. Rút khỏi hợp đồng hợp tác

1. Thànhviên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:

a) Theođiều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng hợp tác;

b) Có lýdo chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

2. Thànhviên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp,được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụtheo thoả thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởngđến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.

Việc rútkhỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xáclập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.

3. Việcrút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điềunày thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng vàphải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác cóliên quan.

Điều 511. Gia nhập hợp đồng hợp tác

Trường hợphợp đồng hợp tác không quy định khác thì một cá nhân, pháp nhân trở thành thànhviên mới của hợp đồng nếu được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợptác.

Điều 512. Chấm dứt hợp đồng hợp tác

1. Hợpđồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Theothoả thuận của các thành viên hợp tác;

b) Hếtthời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;

c) Mụcđích hợp tác đã đạt được;

d) Theoquyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Trườnghợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

2. Khichấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanhtoán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của cácthành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 của Bộ luật này.

Trườnghợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chiacho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗingười, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Mục 9. HỢPĐỒNG DỊCH VỤ

Điều513. Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồngdịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiệncông việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụcho bên cung ứng dịch vụ.

Điều514. Đối tượng của hợp đồng dịchvụ

Đối tượngcủa hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấmcủa luật, không trái đạo đức xã hội.

Điều515. Nghĩa vụ của bên sử dụngdịch vụ

1. Cungcấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiếtđể thực hiện công việc, nếu có thoả thuận hoặc việc thực hiện công việc đòihỏi.

2. Trảtiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thoả thuận.

Điều516. Quyền của bên sử dụng dịchvụ

1. Yêucầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng,thời hạn, địa điểm và thoả thuận khác.

2. Trườnghợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụcó quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệthại.

Điều517. Nghĩa vụ của bên cung ứngdịch vụ

1. Thựchiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thoả thuậnkhác.

2. Khôngđược giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý củabên sử dụng dịch vụ.

3. Bảoquản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giaosau khi hoàn thành công việc.

4. Báongay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phươngtiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.

5. Giữ bímật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu cóthoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

6. Bồithường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phươngtiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.

Điều518. Quyền của bên cung ứng dịchvụ

1. Yêucầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thựchiện công việc.

2. Đượcthay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhấtthiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệthại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.

3. Yêucầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.

Điều519. Trả tiền dịch vụ

1. Bên sửdụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thoả thuận.

2. Khigiao kết hợp đồng, nếu không có thoả thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác địnhgiá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụđược xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm vàđịa điểm giao kết hợp đồng.

3. Bên sửdụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoànthành dịch vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trườnghợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thoả thuận hoặc công việc khôngđược hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịchvụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều520. Đơn phương chấm dứt thựchiện hợp đồng dịch vụ

1. Trườnghợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thìbên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phảibáo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịchvụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện vàbồi thường thiệt hại.

2. Trườnghợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụcó quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệthại.

Điều521. Tiếp tục hợp đồng dịch vụ

Sau khikết thúc thời hạn thực hiện công việc theo hợp đồng dịch vụ mà công việc chưahoàn thành và bên cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện công việc, bên sửdụng dịch vụ biết nhưng không phản đối thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên đượctiếp tục thực hiện theo nội dung đã thoả thuận cho đến khi công việc được hoànthành.

Mục10. HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN

Tiểumục 1. HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH

Điều 522.Hợp đồng vận chuyển hànhkhách

Hợp đồngvận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyểnchuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thoả thuận, hành kháchphải thanh toán cước phí vận chuyển.

Điều523. Hình thức hợp đồng vậnchuyển hành khách

1. Hợpđồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặcđược xác lập bằng hành vi cụ thể.

2. Vé làbằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên.

Điều524. Nghĩa vụ của bên vận chuyển

1. Chuyênchở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằngphương tiện đã thoả thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ chohành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải.

2. Muabảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật.

3. Bảođảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thoả thuận.

4. Chuyênchở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địađiểm thoả thuận theo đúng thời gian, lộ trình.

5. Hoàntrả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thoả thuận hoặc theo quy định củapháp luật.

Điều525. Quyền của bên vận chuyển

1. Yêucầu hành khách trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hànhlý mang theo người vượt quá mức quy định.

2. Từchối chuyên chở hành khách trong trường hợp sau đây:

a) Hànhkhách không chấp hành quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm mất trậttự công cộng, cản trở công việc của bên vận chuyển, đe dọa đến tính mạng, sứckhoẻ, tài sản của người khác hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn tronghành trình; trong trường hợp này, hành khách không được trả lại cước phí vậnchuyển và phải chịu phạt vi phạm, nếu điều lệ vận chuyển có quy định;

b) Dotình trạng sức khoẻ của hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc vậnchuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc người khác trong hànhtrình;

c) Đểngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Điều526. Nghĩa vụ của hành khách

1. Trả đủcước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý vượt quá mức quyđịnh và tự bảo quản hành lý mang theo người.

2. Có mặttại điểm xuất phát đúng thời gian đã thoả thuận.

3. Tôntrọng, chấp hành đúng quy định của bên vận chuyển và quy định khác về bảo đảman toàn giao thông.

Điều527. Quyền của hành khách

1. Yêucầu được chuyên chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị theo cước phívận chuyển với lộ trình đã thoả thuận.

2. Đượcmiễn cước phí vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hành lý xách tay trong hạnmức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Yêucầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu bên vận chuyểncó lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận.

4. Nhậnlại toàn bộ hoặc một phần cước phí vận chuyển trong trường hợp quy định tạiđiểm b và điểm c khoản 2 Điều 525 của Bộ luật này và trường hợp khác do phápluật quy định hoặc theo thoả thuận.

5. Nhậnhành lý tại địa điểm đã thoả thuận theo đúng thời gian, lộ trình.

6. Yêucầu tạm dừng hành trình trong thời hạn và theo thủ tục do pháp luật quy định.

Điều 528. Trách nhiệm bồi thườngthiệt hại

1. Trườnghợp tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vậnchuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Bênvận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và hành lýcủa hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trườnghợp pháp luật có quy định khác.

3. Trườnghợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thoả thuận, quy định của điều lệvận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồithường.

Điều529. Đơn phương chấm dứt thựchiện hợp đồng vận chuyển hành khách

1. Bên vận chuyển có quyền đơn phương chấm dứt thựchiện hợp đồng trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 525 của Bộ luật này.

2. Hành kháchcó quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp bên vận chuyểnvi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 524 của Bộ luật này.

Tiểu mục 2. HỢP ĐỒNG VẬNCHUYỂN TÀI SẢN

Điều530. Hợp đồng vận chuyển tài sản

Hợp đồngvận chuyển tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển cónghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đócho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vậnchuyển.

Điều531. Hình thức hợp đồng vậnchuyển tài sản

1. Hợpđồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xáclập bằng hành vi cụ thể.

2. Vậnđơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kếthợp đồng giữa các bên.

Điều532. Giao tài sản cho bên vậnchuyển

1. Bênthuê vận chuyển có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vận chuyển đúng thời hạn, địađiểm và đóng gói theo đúng quy cách đã thoả thuận; phải chịu chi phí xếp, dỡtài sản lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trườnghợp bên thuê vận chuyển giao tài sản không đúng thời hạn, địa điểm đã thoảthuận thì phải thanh toán chi phí chờ đợi và tiền vận chuyển tài sản đến địađiểm đã thoả thuận trong hợp đồng cho bên vận chuyển.

Trườnghợp bên vận chuyển chậm tiếp nhận tài sản tại địa điểm đã thỏa thuận thì phảichịu chi phí phát sinh do việc chậm tiếp nhận.

Điều533. Cước phí vận chuyển

1. Mứccước phí vận chuyển do các bên thoả thuận; nếu pháp luật có quy định về mứccước phí vận chuyển thì áp dụng mức cước phí đó.

2. Bênthuê vận chuyển phải thanh toán đủ cước phí vận chuyển sau khi tài sản đượcchuyển lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều534. Nghĩa vụ của bên vận chuyển

1. Bảođảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thờihạn.

2. Giaotài sản cho người có quyền nhận.

3. Chịuchi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thoả thuậnkhác.

4. Muabảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

5. Bồithường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển đểmất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quyđịnh khác.

Điều535. Quyền của bên vận chuyển

1. Kiểmtra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đươngkhác.

2. Từchối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thoả thuận trong hợpđồng.

3. Yêucầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn.

4. Từchối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại,nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết.

Điều536. Nghĩa vụ của bên thuê vậnchuyển

1. Trả đủtiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển theo đúng thời hạn, phương thức đãthoả thuận.

2. Cungcấp thông tin cần thiết liên quan đến tài sản vận chuyển để bảo đảm an toàn chotài sản vận chuyển.

3. Trôngcoi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thoả thuận. Trường hợp bên thuê vậnchuyển trông coi tài sản mà tài sản bị mất, hư hỏng thì không được bồi thường.

Điều537. Quyền của bên thuê vậnchuyển

1. Yêu cầubên vận chuyển chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thoả thuận.

2. Trựctiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển.

Điều538. Giao tài sản cho bên nhậntài sản

1. Bênnhận tài sản có thể là bên thuê vận chuyển tài sản hoặc là người thứ ba đượcbên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản.

2. Bênvận chuyển phải giao tài sản đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm cho bên nhận tàisản theo thoả thuận.

3. Trườnghợp tài sản đã được chuyển đến địa điểm giao tài sản đúng thời hạn nhưng khôngcó bên nhận tài sản thì bên vận chuyển có thể gửi số tài sản đó tại nơi nhậngửi giữ và phải báo ngay cho bên thuê vận chuyển hoặc người thứ ba được bênthuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản. Bên thuê vận chuyển hoặc người thứ bađược bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản phải chịu chi phí hợp lý phátsinh từ việc gửi giữ tài sản.

Nghĩa vụgiao tài sản hoàn thành khi tài sản đã được gửi giữ và bên thuê vận chuyển hoặcngười thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản đã được thông báovề việc gửi giữ.

Điều539. Nghĩa vụ của bên nhận tàisản

1. Xuấttrình cho bên vận chuyển vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác vànhận tài sản đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận.

2. Chịuchi phí xếp, dỡ tài sản vận chuyển, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc phápluật có quy định khác.

3. Thanhtoán chi phí hợp lý phát sinh do việc chậm tiếp nhận tài sản.

4. Trườnghợp bên nhận tài sản là người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định thì phảithông báo cho bên thuê vận chuyển về việc nhận tài sản và thông tin cần thiếtkhác theo yêu cầu của bên thuê vận chuyển.

Điều540. Quyền của bên nhận tài sản

1. Kiểmtra số lượng, chất lượng tài sản được vận chuyển đến.

2. Nhậntài sản được vận chuyển đến.

3. Yêucầu bên vận chuyển thanh toán chi phí hợp lý phát sinh do phải chờ nhận tài sảnnếu bên vận chuyển chậm giao.

4. Yêucầu bên vận chuyển bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, hư hỏng.

Điều541. Trách nhiệm bồi thườngthiệt hại

1. Bênvận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bịmất hoặc hư hỏng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 536 của Bộ luật này.

2. Bênthuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba vềthiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không cóbiện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.

3. Trườnghợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoạitrong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồithường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy địnhkhác.

Mục11. HỢP ĐỒNG GIA CÔNG

Điều542. Hợp đồng gia công

Hợp đồnggia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiệncông việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt giacông nhận sản phẩm và trả tiền công.

Điều543. Đối tượng của hợp đồng giacông

Đối tượngcủa hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn màcác bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều544. Nghĩa vụ của bên đặt giacông

1. Cungcấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đãthỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việcgia công.

2. Chỉdẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.

3. Trảtiền công theo đúng thoả thuận.

Điều545. Quyền của bên đặt gia công

1. Nhậnsản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địađiểm đã thoả thuận.

2. Đơnphương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhậngia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.

3. Trườnghợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩmvà yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thờihạn thoả thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồithường thiệt hại.

Điều546. Nghĩa vụ của bên nhận giacông

1. Bảoquản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.

2. Báocho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệukhông bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biếtviệc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.

3. Giaosản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạnvà địa điểm đã thoả thuận.

4. Giữ bímật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.

5. Chịutrách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chấtlượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn khônghợp lý của bên đặt gia công.

6. Hoàntrả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

Điều547. Quyền của bên nhận gia công

1. Yêucầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạnvà địa điểm đã thoả thuận.

2. Từchối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợpđồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báongay cho bên đặt gia công.

3. Yêucầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoảthuận.

Điều548. Trách nhiệm chịu rủi ro

Cho đếnkhi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vậtliệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từnguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Khi bênđặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận,kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận giacông, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Khi bênnhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thìphải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công.

Điều549. Giao, nhận sản phẩm giacông

Bên nhậngia công phải giao sản phẩm và bên đặt gia công phải nhận sản phẩm theo đúngthời hạn và tại địa điểm đã thoả thuận.

Điều550. Chậm giao, chậm nhận sảnphẩm gia công

1. Trườnghợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể gia hạn;nếu hết thời hạn đó mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn thành công việc thì bênđặt gia công có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồithường thiệt hại.

2. Trườnghợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì bên nhận gia công có thể gửi sảnphẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên đặt gia công. Nghĩa vụgiao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thoả thuận và bênđặt gia công đã được thông báo. Bên đặt gia công phải chịu mọi chi phí phátsinh từ việc gửi giữ.

Điều551. Đơn phương chấm dứt thựchiện hợp đồng gia công

1. Mỗibên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếptục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp có thoảthuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nhưng phải báo cho bên kia biếttrước một thời gian hợp lý.

2. Bênđặt gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền côngtương ứng với công việc đã làm, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Bên nhận giacông đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công, trừtrường hợp có thoả thuận khác.

3. Bênđơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phảibồi thường.

Điều552. Trả tiền công

1. Bênđặt gia công phải trả đủ tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm, trừ trường hợpcó thoả thuận khác.

2. Trườnghợp không có thoả thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bìnhđối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời điểmtrả tiền.

3. Bênđặt gia công không có quyền giảm tiền công, nếu sản phẩm không bảo đảm chấtlượng do nguyên vật liệu mà mình đã cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lýcủa mình.

Điều553. Thanh lý nguyên vật liệu

Khi hợpđồng gia công chấm dứt, bên nhận gia công phải hoàn trả nguyên vật liệu còn lạicho bên đặt gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Mục12. HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ TÀI SẢN

Điều 554.Hợp đồng gửi giữ tài sản

Hợp đồnggửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản củabên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạnhợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ khôngphải trả tiền công.

Điều555. Nghĩa vụ của bên gửi tàisản

1. Khigiao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảoquản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bịtiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tựchịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Phảitrả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận.

Điều556. Quyền của bên gửi tài sản

1. Yêucầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thờihạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.

2. Yêucầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừtrường hợp bất khả kháng.

Điều557. Nghĩa vụ của bên giữ tàisản

1. Bảoquản tài sản theo đúng thoả thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tìnhtrạng như khi nhận giữ.

2. Chỉđược thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảoquản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.

3. Thôngbáo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chấtcủa tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn;nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện cácbiện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.

4. Phảibồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bấtkhả kháng.

Điều558. Quyền của bên giữ tài sản

1. Yêucầu bên gửi trả tiền công theo thoả thuận.

2. Yêucầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi khôngtrả tiền công.

3. Yêucầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửimột thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.

4. Bántài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích chobên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bántài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.

Điều559. Trả lại tài sản gửi giữ

1. Bêngiữ phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có, trừ trường hợp cóthoả thuận khác.

Địa điểmtrả tài sản gửi giữ là nơi gửi; nếu bên gửi yêu cầu trả tài sản ở địa điểm khácthì phải chịu chi phí vận chuyển đến nơi đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Bêngiữ phải trả lại tài sản đúng thời hạn và chỉ có quyền yêu cầu bên gửi lấy lạitài sản trước thời hạn, nếu có lý do chính đáng.

Điều560. Chậm giao, chậm nhận tàisản gửi giữ

Trườnghợp bên giữ chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên gửi trả tiền công vàthanh toán các chi phí về bảo quản, kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủiro đối với tài sản trong thời gian chậm giao tài sản.

Trườnghợp bên gửi chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản vàtiền công cho bên nhận giữ tài sản trong thời gian chậm nhận.

Điều561. Trả tiền công

1. Bêngửi phải trả đủ tiền công khi lấy lại tài sản gửi giữ, trừ trường hợp có thoảthuận khác.

2. Trườnghợp các bên không thoả thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trungbình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công.

3. Khibên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì vẫn phải trả đủ tiền công và thanhtoán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trướcthời hạn, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Khi bêngiữ yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì bên giữ không được nhậntiền công và phải bồi thường thiệt hại cho bên gửi, trừ trường hợp có thoảthuận khác.

Mục 13. HỢPĐỒNG ỦY QUYỀN

Điều 562. Hợp đồng uỷ quyền

Hợp đồnguỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụthực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù laonếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 563. Thời hạn ủy quyền

Thời hạnủy quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoảthuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm,kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Điều 564. Ủy quyền lại

1. Bênđược ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

a) Có sựđồng ý của bên ủy quyền;

b) Do sựkiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thựchiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

2. Việc ủy quyền lạikhông được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

3. Hìnhthức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Điều 565. Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền

1. Thựchiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện côngviệc đó.

2. Báocho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyềnvà việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền.

3. Bảoquản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền.

4. Giữ bímật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền.

5. Giaolại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thựchiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

6. Bồithường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.

Điều 566. Quyền của bên được uỷ quyền

1. Yêucầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thựchiện công việc uỷ quyền.

2. Đượcthanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền; hưởng thù lao, nếu cóthỏa thuận.

Điều 567. Nghĩa vụ của bên uỷ quyền

1. Cungcấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực hiệncông việc.

2. Chịutrách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền.

3. Thanhtoán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc đượcuỷ quyền; trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thùlao.

Điều 568. Quyền của bên uỷ quyền

1. Yêucầu bên được uỷ quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc uỷ quyền.

2. Yêucầu bên được uỷ quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện côngviệc uỷ quyền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Đượcbồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luậtnày.

Điều 569. Đơn phương chấm dứt thựchiện hợp đồng uỷ quyền

1. Trườnghợp uỷ quyền có thù lao, bên uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiệnhợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứngvới công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu uỷquyền không có thù lao thì bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bấtcứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một thời gian hợp lý.

Bên uỷquyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên uỷ quyền chấm dứtthực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệulực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng uỷ quyềnđã bị chấm dứt.

2. Trườnghợp uỷ quyền không có thù lao, bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thựchiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên uỷ quyền biết mộtthời gian hợp lý; nếu uỷ quyền có thù lao thì bên được uỷ quyền có quyền đơnphương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷquyền, nếu có.

Chương XVII

HỨA THƯỞNG, THI CÓ GIẢI

Điều570. Hứa thưởng

1. Ngườiđã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theoyêu cầu của người hứa thưởng.

2. Côngviệc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấmcủa luật, không trái đạo đức xã hội.

Điều571. Rút lại tuyên bố hứa thưởng

Khi chưađến hạn bắt đầu thực hiện công việc thì người hứa thưởng có quyền rút lại tuyênbố hứa thưởng của mình. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theocách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố.

Điều572. Trả thưởng

1. Trườnghợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện thì khi công việc hoànthành, người thực hiện công việc đó được nhận thưởng.

2. Khimột công việc được hứa thưởng do nhiều người cùng thực hiện nhưng mỗi ngườithực hiện độc lập với nhau thì người hoàn thành đầu tiên được nhận thưởng.

3. Trườnghợp nhiều người cùng hoàn thành công việc được hứa thưởng vào cùng một thờiđiểm thì phần thưởng được chia đều cho những người đó.

4. Trườnghợp nhiều người cùng cộng tác để thực hiện công việc được hứa thưởng do ngườihứa thưởng yêu cầu thì mỗi người được nhận một phần của phần thưởng tương ứngvới phần đóng góp của mình.

Điều573. Thi có giải

1. Việctổ chức các cuộc thi văn hoá, nghệ thuật, thể thao, khoa học, kỹ thuật và cáccuộc thi khác không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Ngườitổ chức các cuộc thi phải công bố điều kiện dự thi, thang điểm, các giải thưởngvà mức thưởng của mỗi giải.

Việc thayđổi điều kiện dự thi phải được thực hiện theo cách thức đã công bố trong mộtthời gian hợp lý trước khi diễn ra cuộc thi.

3. Ngườiđoạt giải có quyền yêu cầu người tổ chức thi trao giải thưởng đúng mức đã côngbố.

ChươngXVIII

THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ UỶ QUYỀN

Điều574. Thực hiện công việc khôngcó ủy quyền

Thực hiệncông việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện côngviệc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có côngviệc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.

Điều575. Nghĩa vụ thực hiện côngviệc không có ủy quyền

1. Ngườithực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợpvới khả năng, điều kiện của mình.

2. Ngườithực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như công việccủa chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thìphải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.

3. Ngườithực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc được thựchiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợpngười có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyềnkhông biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó.

4. Trườnghợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồntại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếptục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của ngườicó công việc được thực hiện đã tiếp nhận.

5. Trườnghợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền khôngthể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được thựchiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ ngườikhác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.

Điều576. Nghĩa vụ thanh toán củangười có công việc được thực hiện

1. Ngườicó công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện côngviệc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý màngười thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kểcả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.

2. Ngườicó công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có ủyquyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi chomình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.

Điều577. Nghĩa vụ bồi thường thiệthại

1. Khingười thực hiện công việc không có ủy quyền cố ý gây thiệt hại trong khi thựchiện công việc thì phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được thựchiện.

2. Nếungười thực hiện công việc không có ủy quyền do vô ý mà gây thiệt hại trong khithực hiện công việc thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, người đó cóthể được giảm mức bồi thường.

Điều578. Chấm dứt thực hiện côngviệc không có ủy quyền

Việc thựchiện công việc không có ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Theoyêu cầu của người có công việc được thực hiện;

2. Ngườicó công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của người cócông việc được thực hiện tiếp nhận công việc;

3. Ngườithực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục thực hiện công việctheo quy định tại khoản 5 Điều 575 của Bộ luật này;

4. Ngườithực hiện công việc không có ủy quyền chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồntại, nếu là pháp nhân.

ChươngXIX

NGHĨA VỤ HOÀN TRẢ DO CHIẾM HỮU, SỬ DỤNG TÀISẢN, ĐƯỢC LỢI VỀ TÀI SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT

Điều579. Nghĩa vụ hoàn trả

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của ngườikhác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể cóquyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyềnkhác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừtrường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

2. Ngườiđược lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệthại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quyđịnh tại Điều 236 của Bộ luật này.

Điều 580. Tài sản hoàn trả

1. Ngườichiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trảtoàn bộ tài sản đã thu được.

2. Trườnghợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đặcđịnh đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thoảthuận khác.

3. Trườnghợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải trảvật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Ngườiđược lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả khoản lợi về tàisản đó cho người bị thiệt hại bằng hiện vật hoặc bằng tiền.

Điều581. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi,lợi tức

1. Ngườichiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứpháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từthời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ phápluật.

2. Ngườichiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứpháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thờiđiểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi vềtài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộluật này.

Điều582. Quyền yêu cầu người thứ bahoàn trả

Trườnghợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giaotài sản cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối vớitài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừtrường hợp Bộ luật này có quy định khác; nếu tài sản đó đã được trả bằng tiềnhoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mìnhbồi thường thiệt hại.

Điều583. Nghĩa vụ thanh toán

Chủ sởhữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, người bị thiệt hại được hoàn trảtài sản thì phải thanh toán chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụngtài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tìnhđã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản.

ChươngXX

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢPĐỒNG

Mục1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều584. Căn cứ phát sinh tráchnhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sứckhoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác củangười khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này,luật khác có liên quan quy định khác.

2. Ngườigây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợpthiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bênbị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trườnghợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịutrách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quyđịnh tại khoản 2 Điều này.

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệthại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuậnvề mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiệnmột công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợppháp luật có quy định khác.

2. Ngườichịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu khôngcó lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khimức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gâythiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thayđổi mức bồi thường.

4. Khibên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phầnthiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên cóquyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra dokhông áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Điều586. Năng lực chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại của cá nhân

1. Ngườitừ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Ngườichưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thườngtoàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưathành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phầncòn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từđủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thườngbằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồithường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Ngườichưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trongnhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộđó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giámhộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phảibồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình khôngcó lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Điều 587. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Trườnghợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thườngcho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệthại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác địnhđược mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngàyngười có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bịxâm phạm.

Mục2. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI

Điều589. Thiệt hại do tài sản bị xâmphạm

Thiệt hạido tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tàisản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

2. Lợiích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;

3. Chiphí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;

4. Thiệthại khác do luật quy định.

Điều590. Thiệt hại do sức khoẻ bịxâm phạm

1. Thiệthại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chiphí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất,bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thunhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thựctế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụngmức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chiphí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệthại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động vàcần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lýcho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệthại khác do luật quy định.

2. Ngườichịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâmphạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoảntiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thườngbù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận đượcthì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mứclương cơ sở do Nhà nước quy định.

Điều591. Thiệt hại do tính mạng bịxâm phạm

1. Thiệthại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệthại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chiphí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiềncấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệthại khác do luật quy định.

2. Ngườichịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâmphạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoảntiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàngthừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì ngườimà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡngngười bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất vềtinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa chomột người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở doNhà nước quy định.

Điều592. Thiệt hại do danh dự, nhânphẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệthại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chiphí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thunhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệthại khác do luật quy định.

2. Ngườichịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín củangười khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điềunày và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánhchịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếukhông thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uytín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Điều593. Thời hạn hưởng bồi thườngthiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm

1. Trườnghợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hạiđược hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khichết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trườnghợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡngkhi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâmphạm chết trong thời hạn sau đây:

a) Ngườichưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống saukhi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trườnghợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động vàcó thu nhập đủ nuôi sống bản thân;

b) Ngườithành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đếnkhi chết.

3. Đốivới con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểmngười này sinh ra và còn sống.

Mục 3. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤTHỂ

Điều594. Bồi thường thiệt hại trongtrường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Người gâythiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho ngườibị thiệt hại.

Người gâythiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bịthiệt hại.

Điều595. Bồi thường thiệt hại trongtrường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

1. Trườnghợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gâythiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tìnhthế cấp thiết cho người bị thiệt hại.

2. Ngườiđã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường chongười bị thiệt hại.

Điều596. Bồi thường thiệt hại dongười dùng chất kích thích gây ra

1. Ngườido uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khảnăng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồithường.

2. Khimột người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vàotình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phảibồi thường cho người bị thiệt hại.

Điều597. Bồi thường thiệt hại dongười của pháp nhân gây ra

Pháp nhânphải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụđược pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầungười có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quyđịnh của pháp luật.

Điều598. Bồi thường thiệt hại dongười thi hành công vụ gây ra

Nhà nướccó trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thihành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều599. Bồi thường thiệt hại dongười dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thờigian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý

1. Ngườichưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệthại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

2. Ngườimất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnhviện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồithường thiệt hại xảy ra.

3. Trườnghọc, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này khôngphải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trongtrường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mấtnăng lực hành vi dân sự phải bồi thường.

Điều600. Bồi thường thiệt hại dongười làm công, người học nghề gây ra

Cá nhân,pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ratrong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công,người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiềntheo quy định của pháp luật.

Điều601. Bồi thường thiệt hại donguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểmcao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhàmáy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chấtphóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sởhữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vậnchuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sởhữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độgây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người nàyphải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sởhữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hạicả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệthại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệthại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trườnghợp pháp luật có quy định khác.

4. Trườnghợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đangchiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệthại.

Khi chủsở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc đểnguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đớibồi thường thiệt hại.

Điều 602. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Chủ thểlàm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định củapháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.

Điều603. Bồi thường thiệt hại do súcvật gây ra

1. Chủ sởhữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Ngườichiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu,sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trườnghợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khácthì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùngcó lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trườnghợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếmhữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu,sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái phápluật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trườnghợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đóphải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Điều604. Bồi thường thiệt hại do câycối gây ra

Chủ sởhữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do câycối gây ra.

Điều605. Bồi thường thiệt hại do nhàcửa, công trình xây dựng khác gây ra

Chủ sởhữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xâydựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gâythiệt hại cho người khác.

Khi ngườithi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hạithì phải liên đới bồi thường.

Điều606. Bồi thường thiệt hại do xâmphạm thi thể

1. Cánhân, pháp nhân xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.

2. Thiệthại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

3. Ngườichịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải bồi thường theo quyđịnh tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinhthần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếukhông có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởngkhoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoảthuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạmkhông quá ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Điều607. Bồi thường thiệt hại do xâmphạm mồ mả

1. Cánhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.

2. Thiệthại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

3. Ngườichịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạmphải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bùđắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kếcủa người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡngngười chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinhthần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa đối vớimỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Điều 608. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của ngườitiêu dùng

Cá nhân,pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hànghoá, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.

PHẦN THỨ TƯ

THỪA KẾ

Chương XXI

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 609. Quyền thừa kế

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tàisản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặctheo pháp luật.

Người thừa kếkhông là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Điều 610. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân

Mọi cá nhânđều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng disản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1. Thời điểmmở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố mộtngười là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2Điều 71 của Bộ luật này.

2. Địa điểmmở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác địnhđược nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặcnơi có phần lớn di sản.

Điều 612. Di sản

Di sảnbao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sảnchung với người khác.

Điều 613. Người thừa kế

Ngườithừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ravà còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lạidi sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phảitồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Điều 614. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của ngườithừa kế

Kể từthời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản dongười chết để lại.

Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Nhữngngười hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi disản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trườnghợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được ngườiquản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vidi sản do người chết để lại.

3. Trườnghợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản dongười chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận,trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trườnghợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phảithực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Điều 616. Người quản lý di sản

1. Ngườiquản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kếthoả thuận cử ra.

2. Trườnghợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cửđược người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sảntiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quảnlý di sản.

3. Trườnghợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quyđịnh tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩmquyền quản lý.

Điều 617. Nghĩa vụ của người quản lý di sản

1. Ngườiquản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này cónghĩa vụ sau đây:

a) Lậpdanh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đangchiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Bảoquản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc địnhđoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ýbằng văn bản;

c) Thôngbáo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;

d) Bồithường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

đ) Giaolại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

2. Ngườiđang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộluật này có nghĩa vụ sau đây:

a) Bảoquản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc địnhđoạt tài sản bằng hình thức khác;

b) Thôngbáo về di sản cho những người thừa kế;

c) Bồithường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

d) Giaolại di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêucầu của người thừa kế.

Điều 618. Quyền của người quản lý di sản

1. Ngườiquản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này cóquyền sau đây:

a) Đạidiện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến disản thừa kế;

b) Đượchưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế;

c) Đượcthanh toán chi phí bảo quản di sản.

2. Ngườiđang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộluật này có quyền sau đây:

a) Đượctiếp tục sử dụng di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sảnhoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;

b) Được hưởng thù lao theo thoảthuận với những người thừa kế;

c) Được thanh toán chi phí bảoquản di sản.

3. Trườnghợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì ngườiquản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.

Điều 619. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế disản của nhau mà chết cùng thời điểm

Trườnghợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặcđược coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước(sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản củanhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trườnghợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.

Điều 620. Từ chối nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừtrường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản củamình đối với người khác.

2. Việctừ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý disản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản đểbiết.

3. Việctừ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

1. Nhữngngười sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Ngườibị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngượcđãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự,nhân phẩm của người đó;

b) Ngườivi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Ngườibị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng mộtphần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Ngườicó hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lậpdi chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằmhưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Nhữngngười quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại disản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo dichúc.

Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế

Trườnghợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng khôngđược quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đãthực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thờihiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sảnthuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừakế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sảnthuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộluật này;

b) Di sảnthuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thờihiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyềnthừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thờihiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lạilà 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Chương XXII

THỪA KẾ THEO DI CHÚC

Điều 624. Di chúc

Di chúclà sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khácsau khi chết.

Điều 625. Người lập di chúc

1. Ngườithành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộluật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

2. Ngườitừ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha,mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Điều 626. Quyền của người lập di chúc

Người lậpdi chúc có quyền sau đây:

1. Chỉđịnh người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

2. Phânđịnh phần di sản cho từng người thừa kế;

3. Dànhmột phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

4. Giaonghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉđịnh người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Điều 627. Hình thức của di chúc

Di chúcphải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì cóthể di chúc miệng.

Điều 628. Di chúc bằng văn bản

Di chúcbằng văn bản bao gồm:

1. Dichúc bằng văn bản không có người làm chứng;

2. Dichúc bằng văn bản có người làm chứng;

3. Dichúc bằng văn bản có công chứng;

4. Dichúc bằng văn bản có chứng thực.

Điều 629. Di chúc miệng

1. Trườnghợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng vănbản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn,sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúchợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lậpdi chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ,cưỡng ép;

b) Nội dungcủa di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hìnhthức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúccủa người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành vănbản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúccủa người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được ngườilàm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúcbằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu cóđủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúcmiệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng củamình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệngthể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểmchỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ýchí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyềnchứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Điều 631. Nội dung của di chúc

1. Di chúcgồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng,năm lập di chúc;

b) Họ, tên vànơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tênngười, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản đểlại và nơi có di sản.

2. Ngoài cácnội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.

3. Di chúckhông được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗitrang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trườnghợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làmchứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa.

Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc

Mọi ngườiđều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Ngườithừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

2. Ngườicó quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

3. Ngườichưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trongnhận thức, làm chủ hành vi.

Điều 633. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Người lậpdi chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

Việc lậpdi chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều631 của Bộ luật này.

Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Trườnghợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánhmáy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhấtlà hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúctrước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểmchỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Việc lậpdi chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 vàĐiều 632 của Bộ luật này.

Điều 635. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực

Người lậpdi chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.

Điều 636. Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề côngchứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã

Việc lậpdi chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã phải tuântheo thủ tục sau đây:

1. Ngườilập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người cóthẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người cóthẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung màngười lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản dichúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ýchí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ bannhân dân cấp xã ký vào bản di chúc;

2. Trườnghợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không kýhoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xácnhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ bannhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ bannhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làmchứng.

Điều 637. Người không được công chứng, chứng thực di chúc

Côngchứng viên, người có thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã không được côngchứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Ngườithừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

2. Ngườicó cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo phápluật;

3. Ngườicó quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

Điều 638. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc đượccông chứng hoặc chứng thực

1. Dichúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trởlên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.

2. Dichúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huyphương tiện đó.

3. Dichúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác cóxác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.

4. Dichúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừngnúi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.

5. Dichúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự,đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.

6. Di chúccủa người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đangchấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xácnhận của người phụ trách cơ sở đó.

Điều 639. Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở

1. Ngườilập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.

2. Thủtục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại tổ chứchành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 của Bộ luật này.

Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc

1. Ngườilập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc đã lập vào bất cứlúc nào.

2. Trườnghợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung cóhiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sungmâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3. Trườnghợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bịhuỷ bỏ.

Điều 641. Gửi giữ di chúc

1. Ngườilập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi ngườikhác giữ bản di chúc.

2. Trườnghợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìntheo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng.

3. Ngườigiữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây:

a) Giữ bí mậtnội dung di chúc;

b) Giữ gìn,bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay chongười lập di chúc;

c) Giao lạibản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khingười lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản,có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai ngườilàm chứng.

Điều 642. Di chúc bị thất lạc, hư hại

1. Kể từ thờiđiểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thểhiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nàochứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không códi chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.

2. Trường hợpdi sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.

3. Trong thờihiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thìphải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

Điều 643. Hiệu lực của di chúc

1. Di chúc cóhiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

2. Di chúckhông có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

a) Người thừakế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

b) Cơ quan,tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừakế.

Trường hợp cónhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thờiđiểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ địnhhưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉphần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

3. Di chúckhông có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểmmở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần dichúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

4. Khi dichúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần cònlại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

5. Khi mộtngười để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùngcó hiệu lực.

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của dichúc

1.Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của mộtngười thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trườnghợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần disản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưathành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thànhniên mà không có khả năng lao động.

2. Quy địnhtại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quyđịnh tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng

1.Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thìphần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ địnhtrong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định khôngthực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thìnhững người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho ngườikhác quản lý để thờ cúng.

Trường hợpngười để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì nhữngngười thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợptất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờcúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộcdiện thừa kế theo pháp luật.

2. Trường hợptoàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của ngườiđó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Điều 646. Di tặng

1. Ditặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác.Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.

2. Người được ditặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra vàcòn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại disản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tạivào thời điểm mở thừa kế.

3. Người được ditặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừtrường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lậpdi chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại củangười này.

Điều 647. Công bố di chúc

1. Trườnghợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì côngchứng viên là người công bố di chúc.

2. Trườnghợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩavụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ địnhnhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế cònlại thoả thuận cử người công bố di chúc.

3. Sauthời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cảnhững người có liên quan đến nội dung di chúc.

4. Ngườinhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc.

5. Trườnghợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ratiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.

Điều 648. Giải thích nội dung di chúc

Trườnghợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì nhữngngười thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trêný nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ củangười chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trívề cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trường hợpcó một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đếncác phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệulực.

ChươngXXIII

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Điều 649. Thừa kế theo pháp luật

Thừa kếtheo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế dopháp luật quy định.

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừakế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Khôngcó di chúc;

b) Dichúc không hợp pháp;

c) Nhữngngười thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập dichúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vàothời điểm mở thừa kế;

d) Nhữngngười được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng disản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừakế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phầndi sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phầndi sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phầndi sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyềnhưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm vớingười lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo dichúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Nhữngngười thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàngthừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, connuôi của người chết;

b) Hàng thừakế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, emruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội,ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàngthừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậuruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chếtlà bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết màngười chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Nhữngngười thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Nhữngngười ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừakế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sảnhoặc từ chối nhận di sản.

Điều 652. Thừa kế thế vị

Trườnghợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người đểlại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởngnếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lạidi sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếucòn sống.

Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôivà cha đẻ, mẹ đẻ

Con nuôivà cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sảntheo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.

Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Con riêngvà bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ conthì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tạiĐiều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.

Điều 655. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tàisản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác

1. Trườnghợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó mộtngười chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

2. Trườnghợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bảnán hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người cònsống vẫn được thừa kế di sản.

3. Ngườiđang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đóđã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Chương XXIV

THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DISẢN

Điều 656. Họp mặt những người thừa kế

1. Sau khi cóthông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế cóthể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:

a) Cử người quảnlý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những ngườinày, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phânchia di sản.

2. Mọi thoả thuậncủa những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Điều 657. Người phân chia di sản

1. Người phân chiadi sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúchoặc được những người thừa kế thoả thuận cử ra.

2. Người phân chiadi sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những ngườithừa kế theo pháp luật.

3. Người phân chiadi sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặcnhững người thừa kế có thoả thuận.

Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Các nghĩa vụ tàisản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sauđây:

1. Chi phí hợp lýtheo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡngcòn thiếu;

3. Chi phí choviệc bảo quản di sản;

4. Tiền trợ cấpcho người sống nương nhờ;

5. Tiền công laođộng;

6. Tiền bồi thườngthiệt hại;

7. Thuế và cáckhoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước;

8. Các khoản nợkhác đối với cá nhân, pháp nhân;

9. Tiền phạt;

10. Các chi phíkhác.

Điều 659. Phân chia di sản theo di chúc

1. Việc phân chiadi sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc khôngxác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho nhữngngười được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trường hợp dichúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiệnvật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giátrị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vậtbị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thườngthiệt hại.

3. Trường hợp dichúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sảnthì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phânchia di sản.

Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật

1. Khi phân chiadi sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phảidành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếungười thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh rathì những người thừa kế khác được hưởng.

2. Những ngườithừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đềubằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiệnvật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiệnvật được bán để chia.

Điều 661. Hạn chế phân chia di sản

Trường hợp theo ýchí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế,di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thờihạn đó di sản mới được đem chia.

Trường hợp yêu cầuchia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống củabên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa ánxác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia disản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thờiđiểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chiadi sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêucầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

Điều 662. Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừakế bị bác bỏ quyền thừa kế

1. Trường hợp đãphân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phânchia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phảithanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản củangười đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đãnhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trường hợp đãphân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phảitrả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sảnđược hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợpcó thoả thuận khác.

PHẦN THỨ NĂM

PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI QUAN HỆDÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Chương XXV

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 663. Phạm vi áp dụng

1. Phần này quy định về pháp luật áp dụng đối vớiquan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Trường hợpluật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tốnước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của Bộ luật nàythì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ nămcủa Bộ luật này được áp dụng.

2. Quan hệdân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợpsau đây:

a) Có ít nhấtmột trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

b) Các bêntham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập,thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bêntham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng củaquan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Điều 664. Xác định phápluật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

1. Pháp luậtáp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ướcquốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật ViệtNam.

2. Trườnghợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặcluật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đốivới quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của cácbên.

3. Trườnghợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nướccó mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nướcngoài đó.

Điều 665. Áp dụng điều ướcquốc tế đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

1. Trường hợpđiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quyđịnh về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nướcngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.

2. Trường hợpđiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quyđịnh khác với quy định của Phần này và luật khác về pháp luật áp dụng đối vớiquan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó đượcáp dụng.

Điều 666. Áp dụng tập quán quốc tế

Các bên đượclựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộluật này. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyêntắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

Điều 667. Áp dụng phápluật nước ngoài

Trường hợppháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụngphải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó.

Điều 668. Phạm vi pháp luật được dẫn chiếu đến

1. Pháp luậtđược dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng và quy địnhvề quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, trừ trường hợp quyđịnh tại khoản 4 Điều này.

2. Trường hợp dẫn chiếu đếnpháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, nghĩa vụcủa các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.

3. Trườnghợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nướcthứ ba về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.

4. Trường hợpquy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này thì pháp luật mà các bên lựachọn là quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, khôngbao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng.

Điều 669. Áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệthống pháp luật

Trường hợppháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật được dẫn chiếu đến thì pháp luậtáp dụng được xác định theo nguyên tắc do pháp luật nước đó quy định.

Điều 670. Trường hợp khôngáp dụng pháp luật nước ngoài

1. Pháp luậtnước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Hậu quảcủa việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của phápluật Việt Nam;

b) Nội dungcủa pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện phápcần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.

2. Trườnghợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điềunày thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

Điều 671. Thời hiệu

Thời hiệu đốivới quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật áp dụngđối với quan hệ dân sự đó.

ChươngXXVI

PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, PHÁP NHÂN

Điều 672. Căn cứ xác định pháp luật áp dụngđối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch

1. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là phápluật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người khôngquốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trúvào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu ngườiđó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểmphát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng làpháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất.

2. Trườnghợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhâncó quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch thì pháp luật ápdụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểmphát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơicư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịchkhác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thìpháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịchvà có mối liên hệ gắn bó nhất.

Trường hợppháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân cóquốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịchViệt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.

Điều 673. Năng lực phápluật dân sự của cá nhân

1. Năng lựcpháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đócó quốc tịch.

2. Người nướcngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừtrường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

Điều 674. Năng lực hành vidân sự của cá nhân

1. Năng lựchành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó cóquốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợpngười nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lựchành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc xácđịnh cá nhân bị mất nănglực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạnchế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.

Điều 675. Xác định cánhân mất tích hoặc chết

1. Việc xác định một cá nhân mất tích hoặc chết tuân theopháp luật của nước mà người đó có quốc tịch vào thời điểm trước khi có tin tứccuối cùng về người đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Việc xácđịnh tại Việt Nam một cá nhân mất tích hoặc chết theo pháp luật Việt Nam.

Điều 676. Pháp nhân

1. Quốc tịchcủa pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.

2. Năng lựcpháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luậtcủa pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa phápnhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên củapháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật củanước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điềunày.

3. Trường hợppháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì nănglực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luậtViệt Nam.

ChươngXXVII

PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI QUAN HỆ TÀI SẢN, QUAN HỆNHÂN THÂN

Điều 677. Phân loại tàisản

Việc phânloại tài sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nướcnơi có tài sản.

Điều 678. Quyền sở hữu vàquyền khác đối với tài sản

1. Việc xáclập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sảnđược xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy địnhtại khoản 2 Điều này.

2. Quyền sởhữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xácđịnh theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp cóthỏa thuận khác.

Điều 679. Quyền sở hữutrí tuệ

Quyền sởhữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượngquyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ.

Điều 680. Thừa kế

1. Thừa kếđược xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốctịch ngay trước khi chết.

2. Việc thựchiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nướcnơi có bất động sản đó.

Điều 681. Di chúc

1. Năng lựclập di chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nướcmà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ dichúc.

2. Hình thức củadi chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập.Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với phápluật của một trong các nước sau đây:

a) Nước nơi ngườilập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập dichúc chết;

b) Nước nơi ngườilập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lậpdi chúc chết;

c) Nước nơi có bấtđộng sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.

Điều 682. Giám hộ

Giám hộ đượcxác định theo pháp luật của nước nơi người được giám hộ cư trú.

Điều 683. Hợp đồng

1. Các bêntrong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợpđồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợpcác bên không có thoả thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật củanước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.

2. Pháp luậtcủa nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất vớihợp đồng:

a) Pháp luậtcủa nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là phápnhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;

b) Pháp luậtcủa nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lậpnếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;

c) Pháp luậtcủa nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu làpháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyềnsở hữu trí tuệ;

d) Pháp luậtcủa nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồnglao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nướckhác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiệncông việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng laođộng là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhânhoặc thành lập đối với pháp nhân.

đ) Pháp luậtcủa nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.

3. Trường hợpchứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại khoản 2 Điềunày có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luậtcủa nước đó.

4. Trường hợphợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyểngiao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất độngsản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luậtcủa nước nơi có bất động sản.

5. Trường hợppháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng cóảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

6. Các bêncó thể thoả thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưngviệc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp củangười thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợpngười thứ ba đồng ý.

7. Hình thứccủa hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trườnghợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luậtáp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo phápluật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợpđồng đó được công nhận tại Việt Nam.

Điều684. Hànhvi pháp lý đơn phương

Pháp luậtáp dụng đối với hành vi pháp lý đơn phương là pháp luật của nướcnơi cá nhân xác lập hành vi đó cư trú hoặc nơi pháp nhân xác lập hành vi đóđược thành lập.

Điều 685. Nghĩa vụ hoàntrả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Nghĩa vụ hoàntrả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đượcxác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng tài sảnhoặc nơi phát sinh lợi ích được hưởng mà không có căn cứ pháp luật.

Điều 686. Thực hiện côngviệc không có ủy quyền

Các bên đượcthỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc thực hiện công việc không có ủyquyền. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật áp dụng là pháp luật củanước nơi thực hiện công việc không có ủy quyền.

Điều 687. Bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng

1. Các bênđược thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không cóthỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệthại được áp dụng.

2. Trường hợpbên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơithành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó đượcáp dụng.

PHẦN THỨ SÁU

ĐIỀU KHOẢN THIHÀNH

Điều 688. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với giao dịch dânsự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luậtđược quy định như sau:

a) Giao dịch dân sự chưa đượcthực hiện màcó nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì chủ thể giao dịch tiếp tụcthực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm phápluật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11, trừ trường hợp các bên củagiao dịch dân sự có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức củagiao dịch để phù hợp với Bộ luật này và để áp dụng quy định của Bộ luật này.

Giao dịch dân sự đang đượcthực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì ápdụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm phápluật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11;

b) Giao dịch dân sự chưađược thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộluật này thì áp dụng quy định của Bộ luật này;

c) Giao dịch dân sự đượcthực hiện xong trước ngày Bộ luật này có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụngquy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luậtquy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 để giải quyết;

d) Thời hiệu được áp dụngtheo quy định của Bộ luật này.

2. Không áp dụngBộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việcmà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộluật này có hiệu lực.

Điều 689. Hiệu lực thihành

Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệulực.

Bộ luật này đã đượcQuốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10thôngqua ngày 24 tháng 11 năm 2015.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Sinh Hùng

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Bộ luật dân sự năm 2015
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề