Bộ luật hình sự năm 1999 ban hành ngày 21/12/1999

Posted on Luật 247 lượt xem

QUỐC HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do -Hạnh phúc

Số: 15/1999/QH10

Hà Nội , ngày 21 tháng 12 năm 1999

BỘ LUẬTHÌNH SỰ

CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAMSỐ 15/1999/QH10

LỜI NÓIĐẦU

Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữuhiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảovệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của côngdân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế,bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái antoàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Đồng thời, pháp luật hình sự góp phầntích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, văn minh.

Bộ luật hình sự này được xây dựng trên cơ sở kế thừa vàphát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nước ta, nhất là củaBộ luật hình sự năm 1985, cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấutranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bộ luật hình sự thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa vàkiên quyết đấu tranh chống tội phạm và thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục,cảm hoá, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện; qua đó, bồi dưỡngcho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật,chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm.

Thi hành nghiêm chỉnh Bộ luật hình sự là nhiệm vụ chungcủa tất cả các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân.

PHẦNCHUNG

ChươngI

ĐIỀUKHOẢN CƠ BẢN

Điều 1. Nhiệm vụ củaBộ luật hình sự

Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dântộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổchức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồngthời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa vàchống tội phạm.

Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm vàhình phạt đối với người phạm tội.

Điều 2. Cơ sở củatrách nhiệm hình sự

Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quyđịnh mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 3. Nguyên tắc xửlý

1. Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xửlý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.

2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật,không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xãhội.

Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cốchống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn đểphạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chấtchuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.

Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tốgiác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữahoặc bồi thường thiệt hại gây ra.

3. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hốicải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổchức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.

4. Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hànhhình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích choxã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.

5. Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiệnlàm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện doluật định thì được xóa án tích.

Điều 4. Trách nhiệmđấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm

1. Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án, Tư pháp, Thanhtra và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng,nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước,tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dụcngười phạm tội tại cộng đồng.

2. Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những ngườithuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ pháp luật vàtuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịpthời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơquan, tổ chức của mình.

3. Mọi công dân cónghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

ChươngII

HIỆULỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Điều 5. Hiệu lực củaBộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam

1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạmtội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễntrừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật ViệtNam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kýkết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sựcủa họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Điều 6. Hiệu lực củaBộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Công dân Việt Namphạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tạiViệt Namtheo Bộ luật này.

Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốctịch thường trú ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộluật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ướcquốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Điều 7. Hiệu lực củaBộ luật hình sự về thời gian

1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội làđiều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thựchiện.

2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạtnặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo,miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và cácquy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối vớihành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

3. Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tìnhtiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặcmở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảmhình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì đượcáp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệulực thi hành.

ChươngIII

TỘIPHẠM

Điều 8. Khái niệm tộiphạm

1. Tội phạm làhành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người cónăng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độclập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chínhtrị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâmphạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hộicủa hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạmít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạmđặc biệt nghiêm trọng.

3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hạikhông lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đếnba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mứccao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rấtnghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất củakhung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêmtrọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất củakhung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tửhình.

4. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tínhchất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xửlý bằng các biện pháp khác.

Điều 9. Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguyhiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;

2. Người phạm tộinhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả củahành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc chohậu quả xảy ra.

Điều 10. Vô ý phạmtội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thểgây ra hậu quả nguy hại cho xã hội,nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình cóthể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấytrước hậu quả đó.

Điều 11. Sự kiện bấtngờ

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hộido sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc khôngbuộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệmhình sự.

Điều 12. Tuổi chịutrách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hìnhsự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổiphải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạmđặc biệt nghiêm trọng.

Điều 13. Tình trạngkhông có năng lực trách nhiệm hình sự

1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khiđang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khảnăng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đốivới người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2. Người phạm tộitrong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạngquy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biệnpháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu tráchnhiệm hình sự.

Điều 14. Phạm tộitrong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác

Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặcchất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 15. Phòng vệchính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợiích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặccủa người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâmphạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chốngtrả rõ ràng quá mức cần thiết, không phùhợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đángphải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 16. Tình thế cấpthiết

1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránhmột nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợiích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phảigây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệthại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêucầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệmhình sự.

Điều 17. Chuẩn bịphạm tội

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phươngtiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.

Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tộiđặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.

Điều 18. Phạm tộichưa đạt

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng khôngthực hiện được đến cùng vì những nguyênnhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự vềtội phạm chưa đạt.

Điều 19. Tự ý nửachừng chấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình khôngthực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễntrách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủyếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sựvề tội này.

Điều 20. Đồngphạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùngthực hiện một tội phạm.

2. Người tổ chức,người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việcthực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy ngườikhác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thầnhoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câukết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Điều 21. Che giấu tộiphạm

Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tộiphạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tộiphạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạmtội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong nhữngtrường hợp mà Bộ luật này quy định.

Điều 22. Không tốgiác tội phạm

1. Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đangđược thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu tráchnhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tạiĐiều 313 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu,anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệmhình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặccác tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luậtnày.

Chương IV

THỜIHIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ. MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Điều 23. Thời hiệutruy cứu trách nhiệm hình sự

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn doBộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truycứu trách nhiệm hình sự.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy địnhnhư sau:

a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;

b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;

c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;

d) Hai mươi nămđối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều nàyngười phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hìnhphạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính vàthời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốntránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thờihiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.

Điều 24. Không ápdụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quyđịnh tại Điều 23 của Bộ luật này đối với các tội quy định tại Chương XI vàChương XIV của Bộ luật này.

Điều 25. Miễn tráchnhiệm hình sự

1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khitiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hànhvi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

2. Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phátgiác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việcphát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả củatội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

3. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi cóquyết định đại xá.

Chương V

HÌNHPHẠT

Điều 26. Khái niệmhình phạt

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhànước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.

Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định.

Điều 27. Mục đích củahình phạt

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còngiáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật vàcác quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hìnhphạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa vàchống tội phạm.

Điều 28. Các hìnhphạt

Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Cải tạo không giam giữ;

d) Trục xuất;

đ) Tù có thời hạn;

e) Tù chung thân;

g) Tử hình.

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm côngviệc nhất định;

b) Cấm cư trú;

c) Quản chế;

d) Tước một số quyền công dân;

đ) Tịch thu tài sản;

e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụngmột hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Điều 29. Cảnh cáo

Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêmtrọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

Điều 30. Phạt tiền

1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối vớingười phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự côngcộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộluật này quy định.

2. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối vớingười phạm các tội về tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khác do Bộ luậtnày quy định.

3. Mức phạt tiền được quyết định tuỳ theo tính chất vàmức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến tình hìnhtài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không được thấp hơn mộttriệu đồng.

4. Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trongthời hạn do Toà án quyết định trong bản án.

Điều 31. Cải tạokhông giam giữ

1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đếnba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộluật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời giantạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giamgiữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.

2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ chocơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đóthường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phốihợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dụcngười đó.

3. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theocác quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5%đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thunhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

Điều 32. Trụcxuất

Trục xuất là buộcngười nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam.

Trục xuất được Toà án áp dụng là hình phạt chính hoặchình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.

Điều 33. Tù có thờihạn

Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấphành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đốivới người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươinăm.

Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấphành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù.

Điều 34. Tù chungthân

Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụngđối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tửhình.

Không áp dụng tù chung thân đối với người chưa thành niênphạm tội.

Điều 35. Tử hình

Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với ngườiphạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thànhniên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 thángtuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.

Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữđang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyểnthành tù chung thân.

Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm,thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.

Điều 36. Cấm đảmnhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việcnhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ,hành nghề hoặc làm công việc đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội.

Thời hạn cấm là từ mộtnăm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bảnán có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạokhông giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Điều 37. Cấm cư trú

Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạmtrú và thường trú ở một số địa phương nhất định.

Thời hạn cấm cư trú là từ một năm đến năm năm, kể từ ngàychấp hành xong hình phạt tù.

Điều 38. Quản chế

Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làmăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dụccủa chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kếtán không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều39 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm anninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộluật này quy định.

Thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm, kể từ ngàychấp hành xong hình phạt tù.

Điều 39. Tước một sốquyền công dân

1. Công dân ViệtNam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trongnhững trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyềncông dân sau đây:

a) Quyền ứng cử,quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lựcnhà nước;

b) Quyền làm việctrong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một năm đếnnăm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệulực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Điều 40. Tịch thu tàisản

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sảnthuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ đượcáp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặctội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do Bộ luật nàyquy định.

Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết ánvà gia đình họ có điều kiện sinh sống.

Chương VI

CÁCBIỆN PHÁP TƯ PHÁP

Điều 41. Tịch thuvật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

1. Việc tịch thu,sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với:

a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chácnhững thứ ấy mà có;

c) Vật thuộc loạiNhà nước cấm lưu hành.

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sửdụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lýhợp pháp.

3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người nàycó lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm,thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước.

Điều 42. Trả lại tàisản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt chochủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hạivật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần,Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi ngườibị hại.

Điều 43. Bắt buộcchữa bệnh

1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hộitrong khi mắc bệnh quy định tại khỏan 1 Điều 13 của Bộ luật này, thì tùy theogiai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận của Hội đồnggiám định pháp y, có thể quyết định đưahọ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh; nếu thấy không cầnthiết phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa, thì có thể giao cho gia đìnhhoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩmquyền.

2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực tráchnhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhậnthức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hộiđồng giám định pháp y, Tòa án có thểquyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, ngườiđó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tớimức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căncứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họvào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh,người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do khác để miễnchấp hành hình phạt.

Điều 44. Thời gianbắt buộc chữa bệnh

Căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị, nếu người bị bắtbuộc chữa bệnh quy định tại Điều 43 của Bộ luật này đã khỏi bệnh, thì tuỳ theogiai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án xét và quyết định đình chỉ việcthi hành biện pháp này.

Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấphành hình phạt tù.

Chương VII

QUYẾTĐỊNH HÌNH PHẠT

Điều 45. Căn cứ quyếtđịnh hình phạt

Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định củaBộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành viphạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng tráchnhiệm hình sự.

Điều 46. Các tìnhtiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại củatội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệthại, khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệchính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tìnhthế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần dohành vi trái pháp luật của người bị hạihoặc người khác gây ra;

e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phảido mình tự gây ra;

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hạikhông lớn;

h) Phạm tội lầnđầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

k) Phạm tội do lạc hậu;

l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

m) Người phạm tội là người già;

n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năngnhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

o) Người phạm tội tự thú;

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có tráchnhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trongsản xuất, chiến đấu, học tập hoặc côngtác.

2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi cáctình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quyđịnh là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảmnhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Điều 47. Quyết địnhhình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật

Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấpnhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hìnhphạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khunghình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật,thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặcchuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phảiđược ghi rõ trong bản án.

Điều 48. Các tìnhtiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hìnhsự:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

d) Phạm tội cótính chất côn đồ;

đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

e) Cố tình thựchiện tội phạm đến cùng;

g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;

h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già,người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mìnhvề mặt vật chất, tinh thần, công táchoặc các mặt khác;

i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;

k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọnghoặc đặc biệt nghiêm trọng;

l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp,thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủđoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;

o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, chegiấu tội phạm.

2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khunghình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Điều 49. Tái phạm,tái phạm nguy hiểm

1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá ántích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệtnghiêm trọng do vô ý.

2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguyhiểm:

a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệtnghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng,tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội docố ý.

Điều 50. Quyết địnhhình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Toà ánquyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy địnhsau đây:

1. Đối với hìnhphạt chính :

a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giamgiữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hìnhphạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cảitạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ,tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hìnhphạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành mộtngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1Điều này;

c) Nếu hình phạtnặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chunglà tù chung thân;

d) Nếu hình phạtnặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tửhình;

đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác;các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

e) Trục xuất khôngtổng hợp với các loại hình phạt khác.

2. Đối với hìnhphạt bổ sung:

a) Nếu các hìnhphạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạndo Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiềnthì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

b) Nếu các hìnhphạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hìnhphạt đã tuyên.

Điều 51. Tổng hợphình phạt của nhiều bản án

1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bảnán mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyếtđịnh hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chungtheo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.

Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước đượctrừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án màlại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợpvới phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạtchung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.

3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản ánđã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp,thì Chánh án Toà án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định tại khoản 1và khoản 2 Điều này.

Điều 52. Quyết địnhhình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tộichưa đạt, hình phạt đựơc quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tộiphạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mứcđộ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm khôngthực hiện được đến cùng.

2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luậtđược áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thìmức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù cóthời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quyđịnh.

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luậtđược áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thìchỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng;nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Điều 53. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồngphạm

Khi quyết địnhhình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồngphạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảmnhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thìchỉ áp dụng đối với người đó.

Điều 54. Miễn hình phạt

Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trườnghợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đángđược khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

Chương VIII

THỜIHIỆU THI HÀNH BẢN ÁN, MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT, GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNHPHẠT

Điều 55. Thời hiệuthi hành bản án

1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộluật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hànhbản án đã tuyên.

2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được quy định nhưsau:

a) Năm năm đối với cáctrường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ banăm trở xuống;

b) Mười năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên banăm đến mười lăm năm;

c) Mười lăm năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trênmười lăm năm đến ba mươi năm.

3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngàybản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều nàyngười bị kết án lại phạm tội mới, thì thời gian đã qua không đựơc tính và thờihiệu tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người bịkết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh khôngđược tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắtgiữ.

4. Việc áp dụng thời hiệu đối với các trường hợp xử phạttù chung thân hoặc tử hình, sau khi đã qua thời hạn mười lăm năm, do Chánh ánTòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao. Trong trường hợp không cho áp dụng thời hiệu thì hình phạt tửhình được chuyển thành tù chung thân, tù chung thân được chuyển thành tù bamươi năm.

Điều 56. Không ápdụng thời hiệu thi hành bản án

Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với các tộiquy định tại Chương XI và Chương XIV của Bộ luật này.

Điều 57. Miễn chấphành hình phạt

1. Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù cóthời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo vànếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Việntrưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hìnhphạt.

2. Người bị kết ánđược miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.

3. Đối với ngườibị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được hoãn chấp hành hình phạt theo quy địnhtại Điều 61 của Bộ luật này, nếu trong thời gian được hoãn đã lập công, thìtheo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấphành hình phạt.

4. Đối với người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọngđã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 của Bộluật này, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công, thì theo đềnghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hànhphần hình phạt còn lại.

5. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấphành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị củachính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt, Toà án có thể quyếtđịnh miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

Điều 58. Giảm mứchình phạt đã tuyên

1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, nếu đã chấphành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đềnghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệmtrực tiếp giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hànhhình phạt.

Người bị kết án phạt tù, nếu đã chấp hành hình phạt đượcmột thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan thihành án phạt tù, Toà án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầulà một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tùtừ ba mươi năm trở xuống, mười hai năm đối với tù chung thân.

2. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành đượcmột phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dàido thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấphành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Việntrưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần tiềnphạt còn lại.

3. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảođảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tùchung thân, lần đầu được giảm xuống ba mươi năm tù và dù được giảm nhiều lầncũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là hai mươi năm.

4. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lạiphạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Toàán chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hìnhphạt chung hoặc hai mươi năm nếu là tù chung thân.

Điều 59. Giảm thờihạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt

Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đãlập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Toà án có thể xét giảmvào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy địnhtại Điều 58 của Bộ luật này.

Điều 60. Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thâncủa người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắtchấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thửthách từ một năm đến năm năm.

2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng ántreo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địaphương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kếtán có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trongviệc giám sát, giáo dục người đó.

3. Người đượchưởng án treo có thể phải chịu hình phạtbổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việcnhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phầnhai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổchức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắnthời gian thử thách.

5. Đối với ngườiđược hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyếtđịnh buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạtcủa bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.

Điều 61. Hoãn chấphành hình phạt tù

1. Người bị xửphạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

a) Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồiphục;

b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi,thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phảichấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến mộtnăm, trừ trường hợp người đó bị kết ánvề các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng,đặc biệt nghiêm trọng;

d) Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ,thì được hoãn đến một năm.

2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạttù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại phạm tội mới, thì Toà án buộc người đó phải chấp hành hình phạttrước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộluật này.

Điều 62. Tạm đình chỉchấp hành hình phạt tù

1. Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trongcác trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 61 củaBộ luật này, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

2. Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gianchấp hành hình phạt tù.

Chương IX

XÓA ÁNTÍCH

Điều 63. Xoá án tích

Người bị kết án được xoá án tích theo quy định tại cácđiều từ Điều 64 đến Điều 67 của Bộ luật này.

Người được xoá án tích coi như chưa bị kết án và được Toàán cấp giấy chứng nhận.

Điều 64. Đương nhiênđược xoá án tích

Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:

1. Người được miễn hình phạt.

2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tạiChương XI và Chương XIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặctừ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạnsau đây:

a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền,cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến banăm;

c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên banăm đến mười lăm năm;

d) Bảy năm trongtrường hợp hình phạt là tù từ trên mườilăm năm.

Điều 65. Xoá án tíchtheo quyết định của Toà án

1. Toà án quyết định việc xoá án tích đối với những ngườiđã bị kết án về các tội quy định tại Chương XI và Chương XIV của Bộ luật này,căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấphành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án trong các trường hợp sauđây:

a) Đã bị phạt tù đến ba năm mà không phạm tội mới trongthời hạn ba năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thihành bản án;

b) Đã bị phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm mà khôngphạm tội mới trong thời hạn bảy năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từkhi hết thời hiệu thi hành bản án;

c) Đã bị phạt tùtrên mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn mười năm, kể từ khi chấphành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.

2. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu phảichờ một năm sau mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi thìphải sau hai năm mới được xin xóa án tích.

Điều 66. Xoá án tíchtrong trường hợp đặc biệt

Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiếnbộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặcchính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị, thì có thể được Toà ánxoá án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định.

Điều 67. Cách tínhthời hạn để xoá án tích

1. Thời hạn để xoá án tích quy định tại Điều 64 và Điều65 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.

2. Nếu chưa được xoá án tích mà phạm tội mới, thì thờihạn để xoá án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.

3. Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xonghình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án.

4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũngđược coi như đã chấp hành xong hình phạt.

Chương X

NHỮNGQUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

Điều 68. Áp dụng Bộluật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội

Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạmtội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này, đồng thờitheo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy địnhcủa Chương này.

Điều 69. Nguyên tắcxử lý đối với người chưa thành niên phạm tội

1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằmgiáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành côngdân có ích cho xã hội.

Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành viphạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xácđịnh khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành viphạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn tráchnhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gâyhại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổchức nhận giám sát, giáo dục.

3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thànhniên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trườnghợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặcđiểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hìnhphạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong cácbiện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.

5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với ngườichưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưathành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đãthành niên phạm tội tương ứng.

Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thànhniên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thànhniên phạm tội.

6. án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khichưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Điều 70. Các biệnpháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

1. Đối với người chưa thành niên phạm tội, Toà án có thểquyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừasau đây:

a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

b) Đưa vào trường giáo dưỡng.

2. Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tộiít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.

Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập,lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã,phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm.

3. Toà án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáodưỡng từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấydo tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sốngcủa người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.

4. Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặcngười được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn do Toàán quyết định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức, cơ quan, nhàtrường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Toà án có thể quyết định chấmdứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng.

Điều 71. Các hìnhphạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trongcác hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:

1. Cảnh cáo;

2. Phạt tiền;

3. Cải tạo không giam giữ;

4. Tù có thời hạn.

Điều 72. Phạt tiền

Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với ngườichưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thunhập hoặc có tài sản riêng.

Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tộikhông quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.

Điều 73. Cải tạokhông giam giữ

Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối vớingười chưa thành niên phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.

Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thànhniên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.

Điều 74. Tù có thờihạn

Người chưa thànhniên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:

1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạmtội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình,thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù cóthời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

2. Đối với ngườitừ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quyđịnh hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được ápdụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt caonhất được áp dụng không quá một phần haimức phạt tù mà điều luật quy định.

Điều 75. Tổng hợphình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trướckhi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện saukhi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:

1. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung khôngđược vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này;

2. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18tuổi, thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội.

Điều 76. Giảm mứchình phạt đã tuyên

1. Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữhoặc phạt tù, nếu có nhiều tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn,thì được Toà án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đếnbốn năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạtđã tuyên.

2. Người chưathành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắcbệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hìnhphạt còn lại.

3. Người chưa thành niên bị phạt tiền nhưng bị lâm vàohoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạnhoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng ViệnKiểm sát, Toà án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạtcòn lại.

Điều 77. Xoá ántích

1. Thời hạn để xoá án tích đối với người chưa thành niênlà một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 của Bộ luật này.

2. Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng nhữngbiện pháp tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật này, thì không bịcoi là có án tích.

PHẦNCÁC TỘI PHẠM

Chương XI

CÁC TỘIXÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

Điều 78. Tội phản bộiTổ quốc

1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gâynguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thânhoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹthì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Điều 79. Tội hoạtđộng nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằmlật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lựchoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm,tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đếnmười lăm năm.

Điều 80. Tội giánđiệp

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bịphạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạtđộng tình báo, phá hoại chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉđạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặcthực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;

c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nướccho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nướcngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạttù từ năm năm đến mười lăm năm.

3. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiệnnhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩmquyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều 81. Tội xâm phạman ninh lãnh thổ

Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệchđường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậuquả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chungthân;

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đếnmười lăm năm.

Điều 82. Tội bạoloạn

Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chứcnhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậuquả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chungthân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đếnmười lăm năm.

Điều 83. Tội hoạtđộng phỉ

Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà hoạt động vũtrang ở vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác, giết người, cướp phá tàisản, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậuquả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chungthân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đếnmười lăm năm.

Điều 84. Tội khủngbố

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạmtính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ mười hai nămđến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sứckhoẻ, thì bị phạt tù từ năm năm đến mườilăm năm.

3. Phạm tội trong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạnghoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảynăm.

4. Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quanhệ quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điềunày.

Điều 85. Tội phá hoạicơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoạicơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong cáclĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hoá,xã hội, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tửhình.

2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạttù từ năm năm đến mười lăm năm.

Điều 86. Tội phá hoạiviệc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoạiviệc thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội, thì bị phạt tù từ bảy năm đến haimươi năm.

2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạttù từ ba năm đến bảy năm.

Điều 87. Tội phá hoạichính sách đoàn kết

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằmchống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:

a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dânvới lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;

b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyềnbình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theotôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chứcxã hội;

d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạttù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 88. Tội tuyêntruyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào cómột trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam,thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phaotin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩmcó nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bịphạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

Điều 89. Tội phá rốian ninh

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kíchđộng, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành côngvụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy địnhtại Điều 82 của Bộ luật này, thì bị phạttù từ năm năm đến mười lăm năm.

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ hai năm đến bảynăm.

Điều 90. Tội chốngphá trại giam

1. Người nào nhằmchống chính quyền nhân dân mà phá trại giam, tổ chức vượt trại giam, đánh tháongười bị giam, người bị dẫn giải hoặc trốn trại giam, thì bị phạt tù từ mườinăm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạttù từ ba năm đến mười năm.

Điều 91. Tội trốn đinước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân

1. Người nào trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nướcngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hainăm.

2. Người tổ chức, người cưỡng ép, người xúi giục thì bịphạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bịphạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Điều 92. Hình phạt bổ sung

Người phạm tội quy định tại Chương này còn có thể bị tướcmột số quyền công dân từ một năm đến năm năm, phạt quản chế, cấm cư trú từ mộtnăm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chương XII

CÁC TỘIXÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI

Điều 93. Tội giếtngười

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợpsau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tửhình:

a) Giết nhiềungười;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụcủa nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, côgiáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạmmột tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặcbiệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiệnhoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phậncơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tộiphạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợidụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chấtcôn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguyhiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quảnchế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều 94. Tội giết conmới đẻ

Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậuhoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻđó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai nămhoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Điều 95. Tội giếtngười trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1. Người nào giếtngười trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luậtnghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích củangười đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Giết nhiềungười trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì bị phạt tù từ ba nămđến bảy năm.

Điều 96. Tội giếtngười do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

1. Người nào giếtngười trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảitạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòngvệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.

Điều 97. Tội làm chếtngười trong khi thi hành công vụ

1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết ngườido dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ hainăm đến bảy năm.

2. Phạm tội làm chết nhiều người hoặc trong trường hợpđặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 98. Tội vô ý làmchết người

1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáutháng đến năm năm.

2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba nămđến mười năm.

Điều 99. Tội vô ý làmchết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghềnghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từnăm năm đến mười hai năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 100. Tội bứctử

1. Người nào đốixử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mìnhlàm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ nămnăm đến mười hai năm.

Điều 101. Tội xúigiục hoặc giúp người khác tự sát

1. Người nào xúigiục làm người khác tự sát hoặc giúp người khác tự sát, thì bị phạt tù từ sáutháng đến ba năm.

2. Phạm tội làmnhiều người tự sát thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 102. Tội khôngcứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguyhiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đóchết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Người không cứu giúplà người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật haynghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 103. Tội đe dọagiết người

1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm chongười bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cảitạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Đối với nhiều người;

b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụcủa nạn nhân;

c) Đối với trẻ em;

d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Điều 104. Tội cố ýgây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại chosức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưngthuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đếnba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguyhại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối vớinhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốmđau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo,cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bịáp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏecủa người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưngthuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe củangười khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểma đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫnđến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bịphạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Điều 105. Tội cố ýgây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng tháitinh thần bị kích động mạnh

1. Người nào cố ýgây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thươngtật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi tráipháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thânthích của người đó, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một nămhoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Đối với nhiều người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ củangười khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặctrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.

Điều 106. Tội cố ýgây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại chosức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chếtngười do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạokhông giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một nămđến ba năm.

Điều 107. Tội gâythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ

1. Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoàinhững trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻcủa người khác mà tỷ lệ thương tật từ31% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ batháng đến ba năm.

2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ hai nămđến bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 108. Tội vô ýgây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại chosức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tậttừ 31% trở lên, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai nămhoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 109. Tội vô ýgây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1. Người nào vô ýgây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thươngtật từ 31% trở lên, do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thìbị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấmhành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 110. Tội hành hạngười khác

1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bịphạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đếnhai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc ngườitàn tật;

b) Đối với nhiều người.

Điều 111. Tội hiếpdâm

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợidụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấuvới nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chămsóc, giáo dục, chữa bệnh;

c) Nhiều người hiếp một người;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Đối với nhiều người;

e) Có tính chất loạn luân;

g) Làm nạn nhân có thai;

h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thươngtật từ 31% đến 60%;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thươngtật từ 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổiđến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại cáckhoản đó.

5. Người phạm tộicòn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất địnhtừ một năm đến năm năm.

Điều 112. Tội hiếpdâm trẻ em

1. Người nào hiếpdâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mườilăm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Có tính chấtloạn luân;

b) Làm nạn nhân cóthai;

c) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thươngtật từ 31% đến 60%;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chămsóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thânhoặc tử hình:

a) Có tổ chức;

b) Nhiều người hiếp một người;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Đối với nhiềungười;

đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thươngtật từ 61%trở lên;

e) Biết mình bị nhiễm HIVmà vẫn phạm tội;

g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi làphạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến haimươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 113. Tội cưỡngdâm

1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mìnhhoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bịphạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Nhiều người cưỡng dâm một người;

b) Cưỡng dâm nhiều lần;

c) Cưỡng dâm nhiều người;

d) Có tính chất loạn luân;

đ) Làm nạn nhân có thai;

e) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệthương tật từ 31% đến 60%;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười tám năm:

a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Cưỡng dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới18 tuổi, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tạikhoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tạicác khoản đó.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhấtđịnh từ một năm đến năm năm.

Điều 114. Tội cưỡngdâm trẻ em

1. Người nào cưỡngdâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tính chấtloạn luân;

b) Làm nạn nhân có thai;

c) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thươngtật từ 31% đến 60%;

d) Tái phạm nguyhiểm.

3. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Nhiều người cưỡng dâm một người;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Đối với nhiều người;

d) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thươngtật từ 61% trở lên;

đ) Biết mình bịnhiễm HIVmà vẫn phạm tội;.

e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhấtđịnh từ một năm đến năm năm.

Điều 115. Tội giaocấu với trẻ em

1. Người nào đãthành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạttù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Có tính chất loạn luân;

d) Làm nạn nhân có thai;

đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thươngtật từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thươngtật từ 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.

Điều 116. Tội dâm ôđối với trẻ em

1. Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối vớitrẻ em, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều trẻ em;

c) Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chămsóc, giáo dục, chữa bệnh;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 117. Tội lâytruyền HIV cho người khác

1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyềnbệnh cho người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Đối với nhiều người;

b) Đối với người chưa thành niên;

c) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữabệnh cho mình;

d) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụcủa nạn nhân.

Điều 118. Tội cố ýtruyền HIV cho người khác

1. Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu khôngthuộc trường hợp quy định tại Điều 117 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ banăm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Đối với nhiều người;

c) Đối với người chưa thành niên;

d) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Lợi dụng nghề nghiệp.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 119. Tội mua bánphụ nữ

1. Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ hai năm đến bảynăm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:

a) Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Để đưa ra nước ngoài;

đ) Mua bán nhiều người;

e) Mua bán nhiều lần.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến nămnăm.

Điều 120. Tội muabán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em

1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ emdưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vì động cơđê hèn;

d) Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt nhiều trẻ em;

đ) Để đưa ra nước ngoài;

e) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;

g) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;

h) Tái phạm nguy hiểm;

i) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Người phạm tộicòn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảmnhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến nămnăm hoặc phạt quản chế từ một năm đếnnăm năm.

Điều 121. Tội làmnhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự củangười khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnhcho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 122. Tội vukhống

1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ làbịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp phápcủa người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quancó thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặcphạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với nhiều người;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người thi hành công vụ;

e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặcbiệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệuđồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm côngviệc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chương XIII

CÁC TỘIXÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN

Điều 123. Tội bắt,giữ hoặc giam người trái pháp luật

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thìbị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba thángđến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người thi hành công vụ;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Đối với nhiều người.

3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ banăm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụnhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 124. Tội xâmphạm chỗ ở của công dân

1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của ngườikhác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vitrái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thìbị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đếnmột năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây hậu quảnghiêm trọng.

3. Người phạm tộicòn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhấtđịnh từ một năm đến năm năm.

Điều 125. Tội xâmphạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác

1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặccác văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặccó hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại,điện tín của người khác đã bị xử lý kỷluật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnhcáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo khônggiam giữ đến một năm.

2. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ một nămđến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội nhiềulần;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệuđồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đếnnăm năm.

Điều 126. Tội xâmphạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân

1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủđoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, thìbị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba thángđến một năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ một năm đến hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụnhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 127. Tội làm sailệch kết quả bầu cử

1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sátviệc bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làmsai lệch kết quả bầu cử, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặcphạt tù từ sáu tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụnhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 128. Tội buộcngười lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật

Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà buộcngười lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật gây hậu quả nghiêmtrọng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từba tháng đến một năm.

Điều 129. Tội xâmphạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự dotín ngưỡng, tôn giáo của công dân

1. Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyềnhội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyềntự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lýkỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnhcáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 130. Tội xâmphạm quyền bình đẳng của phụ nữ

Người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng kháccản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội,thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ batháng đến một năm.

Điều 131. Tội xâmphạm quyền tác giả

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gâyhậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quyđịnh tại Điều này hoặc đã bị kết án vềtội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ haimươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hainăm:

a) Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học,nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, bănghình, đĩa hình;

b) Mạo danh tác giả trên tác phẩm văn học, nghệ thuật,khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩahình;

c) Sửa đổi bất hợp pháp nội dung của tác phẩm văn học,nghệ thuật, khoa học, báo chí, chươngtrình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình;

d) Công bố, phổ biến bất hợp pháp tác phẩm văn học, nghệthuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình,đĩa hình.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêmtrọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệuđồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 132. Tội xâmphạm quyền khiếu nại, tố cáo

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bịphạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đếnba năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tốcáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bịkhiếu nại, tố cáo;

b) Có trách nhiệm mà cố ý không chấp hành quyết định củacơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại chongười khiếu nại, tố cáo.

2. Người nào trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị phạtcải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụnhất định từ một năm đến năm năm.

Chương XIV

CÁC TỘIXÂM PHẠM SỞ HỮU

Điều 133. Tội cướptài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tứckhắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng khôngthể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mườinăm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểmkhác;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ củangười khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồngđến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ củangười khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồngđến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ củangười khác mà tỷ lệ thương tật từ 61%trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồngtrở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồngđến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chếhoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều 134. Tội bắt cócnhằm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếmđoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểmkhác;

đ) Đối với trẻ em;

e) Đối với nhiều người;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ củangười bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

h) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồngđến dưới hai trăm triệu đồng;

i) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười năm đến mười tám năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ củangười bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồngđến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ngườibị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồngtrở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệuđồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quảnchế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều 135. Tội cưỡngđoạt tài sản

1. Người nào đedoạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằmchiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đếndưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồngđến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồngtrở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệuđồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 136. Tội cướpgiật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bịphạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩuthoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củangười khác mà tỷ lệ thương tật từ 11%đến 30%;

g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồngđến dưới hai trăm triệu đồng;

h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củangười khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồngđến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rấtnghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươinăm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củangười khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồngtrở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệuđồng đến một trăm triệu đồng.

Điều 137. Tội côngnhiên chiếm đoạt tài sản

1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người kháccó giá trị từ năm trăm nghìn đồng đếndưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêmtrọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án vềtội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từsáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Hành hung để tẩu thoát;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồngđến dưới hai trăm triệu đồng;

c) Tái phạm nguyhiểm;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồngđến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươinăm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồngtrở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tộicòn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến một trăm triệu đồng.

Điều 138. Tội trộmcắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trịtừ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìnđồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vichiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tíchmà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từsáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chấtchuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguyhiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồngđến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quảnghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồngđến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồngtrở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệtnghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng.

Điều 139. Tội lừa đảochiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sảncủa người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồnghoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạthành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến banăm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến banăm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩacơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồngđến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lămnăm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồngđến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươinăm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồngtrở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệuđồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấmđảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đếnnăm năm.

Điều 140. Tội lạmdụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trịtừ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưnggây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạthoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn viphạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba thángđến ba năm:

a) Vay, mượn,thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hìnhthức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dốihoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn,thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hìnhthức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đóvào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩacơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệuđồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồngđến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rấtnghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồngtrở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệuđồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộtài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

Điều 141. Tội chiếmgiữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, ngườiquản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giátrị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trịlịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sởhữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lạitài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đếnba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trămtriệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặcbiệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Điều 142. Tội sử dụngtrái phép tài sản

1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản củangười khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọnghoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưađược xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến nămmươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba thángđến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ ba năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 143. Tội hủyhoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản củangười khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồnghoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạthành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích màcòn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Để che giấu tội phạm khác;

đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

e) Tái phạm nguy hiểm;

g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệuđồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệuđồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rấtnghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệuđồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặcbiệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệuđồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 144. Tội thiếutrách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước

1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lýtài sản của Nhà nước, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gâythiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dướihai trăm triệu đồng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tùtừ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giátrị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt tù từ hainăm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giátrị từ năm trăm triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụquản lý tài sản của Nhà nước từ một năm đến năm năm.

Điều 145. Tội vô ýgây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản

1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của ngườikhác có giá trị từ năm mươi triệu đồngđến dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đếnhai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hainăm.

2. Phạm tội gây thiệt hạicho tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên,thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.

Chương XV

CÁC TỘIXÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Điều 146. Tội cưỡngép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tựnguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tựnguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách củacải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn viphạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từba tháng đến ba năm.

Điều 147. Tội vi phạmchế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chungsống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kếthôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, cóvợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà cònvi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tùtừ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà ántiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng tráivới chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáutháng đến ba năm.

Điều 148. Tội tổ chứctảo hôn, tội tảo hôn

Người nào có một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạthành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo khônggiam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kếthôn;

b) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với ngườichưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệđó.

Điều 149. Tội đăng kýkết hôn trái pháp luật

1. Người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hônbiết rõ là người xin đăng ký không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký chongười đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnhcáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụnhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 150. Tội loạnluân

Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ,với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha,thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Điều 151. Tội ngược đãihoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình

Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợchồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọnghoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnhcáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 152. Tội từ chốihoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế đểthực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyđịnh của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậuquả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm,thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ batháng đến hai năm.

Chương XVI

CÁCTỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ

Điều 153. Tội buônlậu

1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trămtriệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quýcó giá trị từ một trăm triệu đồng đếndưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hànhchính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155,156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong cáctội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quyđịnh tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chínhvề hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156,157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tộinày, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy địnhtại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đếndưới năm trăm triệu đồng;

đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

e) Thu lợi bất chính lớn;

g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàncảnh đặc biệt khó khăn khác;

h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

k) Phạm tội nhiều lần;

l) Gây hậu quảnghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đếndưới một tỷ đồng;

b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;

c) Thu lợi bất chính rấtlớn;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươinăm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chínhđặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệuđồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảmnhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến nămnăm.

Điều 154. Tội vậnchuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới

1. Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươitriệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hainăm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quýcó giá trị từ một trăm triệu đồng đếndưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hànhchính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155,156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trongcác tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợpquy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, đã bị xử phạthành chính mà còn vi phạm;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chínhvề hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156,157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong cáctội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quyđịnh tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luậtnày.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đếndưới năm trăm triệu đồng;

b) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Phạm tội nhiều lần;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có giá trị từnăm trăm triệu đồng trở lên hoặc hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn, thì bị phạttù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệmchức vụ, cấm hành nghề hoặc làm côngviệc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 155. Tội sảnxuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm

1. Người nào sảnxuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bánhàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chínhlớn hoặc đã bị xử phạt hành chính vềhành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoáán tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236và 238 của Bộ luật này, thì bịphạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu thángđến năm năm.

2. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bấtchính rất lớn;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trongtrường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệuđồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm côngviệc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 156. Tội sảnxuất, buôn bán hàng giả

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương vớisố lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm nămmươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặcđã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trongcác điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết ánvề một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tùtừ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Hàng giả tươngđương với số lượng của hàng thật có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đếndưới năm trăm triệu đồng;

g) Thu lợi bấtchính lớn;

h) Gây hậu quả rấtnghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giátrị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghềhoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 157. Tội sảnxuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả làlương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sauđây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chấtchuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chứcvụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gâyhậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

4. Phạm tội gâyhậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặctử hình.

5. Người phạm tộicòn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu mộtphần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm côngviệc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 158. Tội sảnxuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùngđể chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng,vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hànhchính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154,155, 156, 157, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong cáctội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trămtriệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng giả có số lượng rất lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội trong trường hợp hàng giả có số lượng đặcbiệt lớn hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đếnmười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghềhoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 159. Tội kinhdoanh trái phép

1. Người nào kinhdoanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăngký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy địnhphải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từnăm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hainăm:

a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kếtán về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155,156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 củaBộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đếndưới ba trăm triệu đồng.

2. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

b) Mạo nhận một tổ chức không có thật;

c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trởlên;

d) Thu lợi bất chính lớn.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệuđồng đến ba mươi triệu đồng.

Điều 160. Tội đầucơ

1. Người nào lợidụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sựkhan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh mua véthàng hoá có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính gây hậu quả nghiêmtrọng, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tùtừ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng đầu cơ có số lượng rất lớn;

đ) Thu lợi bất chính rất lớn;

e) Gây hậu quả rấtnghiêm trọng;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:

a) Hàng đầu cơ cósố lượng đặc biệt lớn;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tộicòn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệmchức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 161. Tội trốnthuế

1. Người nào trốnthuế với số tiền từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệuđồng hoặc đã bị xử phạt hành chính vềhành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quyđịnh tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195,196, 230, 232,233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn viphạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cảitạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội trốnthuế với số tiền từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệuđồng hoặc tái phạm về tội này, thì bịphạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu thángđến ba năm.

3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ năm trăm triệu đồngtrở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hainăm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đếnba lần số tiền trốn thuế.

Điều 162. Tội lừa dốikhách hàng

1. Người nào trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm,tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hạinghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặcđã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnhcáo, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giamgiữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn thì bịphạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệuđồng đến ba mươi triệu đồng.

Điều 163. Tội cho vaylãi nặng

1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãisuất cao nhất mà pháp luật quy định từmười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ mộtlần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2. Phạm tội thulợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu thángđến ba năm.

3. Người phạm tộicòn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảmnhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến nămnăm.

Điều 164. Tội làm temgiả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả

1. Người nào làm,buôn bán các loại tem giả, vé giả với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hànhchính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà cònvi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạttù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Thu lợi bất chính lớn;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tộicòn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảmnhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến nămnăm.

Điều 165. Tội cố ýlàm trái quy định của Nhà nước về quảnlý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm tráiquy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồngđến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luậtvề hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo khônggiam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một nămđến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạnxảo quyệt;

d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷđồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gâyhậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươinăm.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặctoàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ mộtnăm đến năm năm.

Điều 166. Tội lập quỹtrái phép

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ tráiphép có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng và đã sử dụng quỹ đó gây hậu quả nghiêm trọnghoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm,thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến nămnăm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Dùng thủ đoạn xảo quyệt để trốn tránh việc kiểm soát;

b) Để thực hiệntội phạm khác;

c) Quỹ trái phép có giá trị từ hai trăm triệu đồng đếndưới năm trăm triệu đồng;

d) Gây hậu quả rấtnghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ sáu năm đến mười năm:

a) Quỹ trái phép có giá trị từ năm trăm triệu đồng đếndưới một tỷ đồng;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Phạm tội trong trường hợp quỹ trái phép có giá trị từmột tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việcnhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến bamươi triệu đồng.

Điều 167. Tội báo cáosai trong quản lý kinh tế

1. Người nào vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác màbáo cáo với cơ quan có thẩm quyền những số liệu, tài liệu rõ ràng không đúng sựthật gây hậu quả nghiêm trọng cho việc xây dựng hay thực hiện kế hoạch kinh tế- xã hội của Nhà nước hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hànhvi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thìbị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Người phạm tộicòn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất địnhtừ một năm đến năm năm.

Điều 168. Tội quảngcáo gian dối

1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ gâyhậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bịkết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từmười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặcphạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ mộtnăm đến năm năm.

Điều 169. Tội cố ýlàm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ

1. Người nào lợidụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàngcứu trợ gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữđến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiềulần;

c) Gây hậuquả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụnhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 170. Tội vi phạmquy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

1. Người nào cóthẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ mà vi phạm quy định của pháp luật vềcấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạthành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạtcải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả rấtnghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụnhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 171. Tội xâmphạm quyền sở hữu công nghiệp

1. Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sửdụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệuhàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khácđang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hànhchính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà cònvi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặccải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêmtrọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệuđồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 172. Tội vi phạmcác quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

1. Người nào vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiêncứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đấtliền, hải đảo, nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lụcđịa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nộidung giấy phép gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ nămmươi triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từsáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươitriệu đồng đến năm trăm triệu đồng.

Điều 173. Tội vi phạmcác quy định về sử dụng đất đai

1. Người nào lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất,sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đaigây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đãbị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từnăm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặcphạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ ba mươi triệu đồng đếnmột trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêmtrọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến hai mươi triệu đồng.

Điều 174. Tội vi phạmcác quy định về quản lý đất đai

1. Người nào lợidụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phépchuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, đãbị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giamgiữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn;

b) Gây hậu quảnghiêm trọng.

3. Người phạm tộicòn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hànhnghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 175. Tội vi phạmcác quy định về khai thác và bảo vệ rừng

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quảnghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án vềtội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từba tháng đến ba năm:

a) Khai thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác viphạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, nếu không thuộctrường hợp quy định tại Điều 189 của Bộ luật này;

b) Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép, nếu không thuộctrường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật này.

2. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặcbiệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến hai mươi triệu đồng.

Điều 176. Tội vi phạmcác quy định về quản lý rừng

1. Người nào lợidụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn có một trong các hành vi sau đây gây hậuquả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bịphạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồngrừng trái pháp luật;

b) Cho phép chuyểnmục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật;

c) Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sauđây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ năm năm đến mười hai năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệuđồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đếnnăm năm.

Điều 177. Tội vi phạmcác quy định về cung ứng điện

1. Người nào có trách nhiệm mà thực hiện một trong cáchành vi sau đây, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạthành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tíchmà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữđến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Cắt điện không có căn cứ hoặc không thông báo theo quy định;

b) Từ chối cung cấp điện không có căn cứ;

c) Trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chínhđáng.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hainăm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệuđồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 178. Tội sử dụngtrái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng

1. Người nào có trách nhiệm mà dùng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ chia lợi tức cổphần gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bịkết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từmười triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai nămhoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đếnbảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệuđồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 179. Tội vi phạmquy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

1. Người nào tronghoạt động tín dụng mà có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêmtrọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tùtừ một năm đến bảy năm:

a) Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật;

b) Cho vay quá giới hạn quy định;

c) Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vaytrong hoạt động tín dụng.

2. Phạm tội gâyhậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một nămđến năm năm.

Điều 180. Tội làm,tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiềngiả, ngân phiếu giả, công trái giả, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặcbiệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thânhoặc tử hình.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệuđồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 181. Tội làm,tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả,các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặcbiệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệuđồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chương XVII

CÁC TỘIPHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG

Điều 182. Tội gây ônhiễm không khí

1. Người nào thải vào không khí các loại khói, bụi, chấtđộc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn chophép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắcphục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bịphạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữđến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tộicòn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảmnhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến nămnăm.

Điều 183. Tội gây ônhiễm nguồn nước

1. Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độchại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thựcvật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc cácyếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện cácbiện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quảnghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cảitạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 184. Tội gây ônhiễm đất

1. Người nào chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hạiquá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện cácbiện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quảnghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cảitạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 185. Tội nhậpkhẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêuchuẩn bảo vệ môi trường

1. Người nào nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu công nghệ,máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độchại, chất phóng xạ hoặc phế thải không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, đãbị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng,thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giamgiữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến nămnăm.

Điều 186. Tội làm lâylan dịch bệnh nguy hiểm cho người

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây làm lây landịch bệnh nguy hiểm cho người, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sảnphẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguyhiểm cho người;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thựcvật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểmcó khả năng truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm chongười.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệuđồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 187. Tội làm lâylan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây làm lây landịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bịxử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mườitriệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạttù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thôngđộng vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễmbệnh hoặc mang mầm bệnh;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thựcvật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiệncác quy định của pháp luật về kiểm dịch;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho độngvật, thực vật.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 188. Tội huỷhoại nguồn lợi thuỷ sản

1. Người nào viphạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợpsau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi nàyhoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạttiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến banăm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Sử dụng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác, dòngđiện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thuỷ sản hoặc làmhuỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản;

b) Khai thác thuỷ sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinhsản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm;

c) Khai thác các loài thuỷ sản quý hiếm bị cấm theo quyđịnh của Chính phủ;

d) Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thuỷ sản quý hiếmđược bảo vệ theo quy định của Chính phủ;

đ) Vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thuỷsản.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồnghoặc phạt tù từ hai năm đến năm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệuđồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảmnhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 189. Tội huỷhoại rừng

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vikhác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính vềhành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trămtriệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đếnnăm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩacơ quan, tổ chức;

c) Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;

d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quyđịnh của Chính phủ;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;

b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 190. Tội vi phạmcác quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm

1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán tráiphép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vậnchuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từnăm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặcbị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ,quyền hạn;

c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bịcấm;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêmtrọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệuđồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 191. Tội vi phạmchế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên

1. Người nào vi phạm chế độ sử dụng, khai thác khu bảotồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiênkhác được Nhà nước bảo vệ đặc biệt, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này màcòn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị bị phạt tiền từ năm triệu đồng đếnnăm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáutháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệuđồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chương XVIII

CÁC TỘIPHẠM VỀ MA TUÝ

Điều 192. Tội trồngcây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý

1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sahoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần, đã đượctạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi nàymà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Tái phạm tội này.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Điều 193. Tội sảnxuất trái phép chất ma túy

1. Người nào sản xuất trái phép chất ma tuý dưới bất kỳhình thức nào, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọnglượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

e) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dướiba mươi gam;

g) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ haimươi gam đến dưới một trăm gam;

h) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililítđến dưới hai trăm năm mươi mililít;

i) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của cácchất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từđiểm đ đến điểm h khoản 2 Điều này;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươinăm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọnglượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;

c) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đếndưới một trăm gam;

d) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trămgam đến dưới ba trăm gam;

đ) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươimililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;

e) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của cácchất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từđiểm b đến điểm đ khoản 3 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọnglượng từ năm kilôgam trở lên;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trởlên;

c) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ batrăm gam trở lên;

d) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươimililít trở lên;

đ) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của cácchất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từđiểm a đến điểm d khoản 4 Điều này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảmnhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 194. Tội tàngtrữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặcchiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý chotrẻ em;

g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọnglượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dướiba mươi gam;

i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọnglượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;

k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgamđến dưới hai trăm kilôgam;

l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgamđến dưới năm mươi kilôgam;

m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililítđến dưới hai trăm năm mươi mililít;

o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của cácchất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từđiểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;

p) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọnglượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đếndưới một trăm gam;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọnglượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgamđến dưới sáu trăm kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươikilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;

h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của cácchất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từđiểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọnglượng từ năm kilôgam trở lên;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trởlên;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọnglượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgamtrở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươikilôgam trở lên;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươimililít trở lên;

h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của cácchất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từđiểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảmnhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến nămnăm.

Điều 195. Tội tàngtrữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếmđoạt tiền chất dùng vào việc sảnxuất trái phép chất ma tuý, thì bị phạttù từ một năm đến sáu năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chứcvụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danhnghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Tiền chất có trọng lượng từ hai trăm gam đến dưới nămtrăm gam;

e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từnăm trăm gam đến dưới một nghìn hai trăm gam, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm.

4. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từmột nghìn hai trăm gam trở lên, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảmnhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến nămnăm.

Điều 196. Tội sảnxuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sảnxuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảmnhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 197. Tội tổ chứcsử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dướibất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên;

d) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;

đ) Đối với người đang cai nghiện;

e) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệthương tật từ 31% đến 60%;

g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệthương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người mà tỷ lệthương tật từ 31% đến 60%;

c) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người;

d) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người mà tỷ lệthương tật từ 61% trở lên;

b) Gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêmtrọng khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươitriệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản,phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều 198. Tội chứachấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý

1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳhành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tùtừ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Đối với trẻ em;

d) Đối với nhiều người;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươitriệu đồng đến hai trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 199. Tội sử dụngtrái phép chất ma túy

1. Người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳhình thức nào, đã được giáo dục nhiềulần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộcmà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ ba tháng đếnhai năm.

2. Tái phạm tội này thì bị phạt tù từ hai năm đến nămnăm.

Điều 200. Tội cưỡngbức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụngtrái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Vì động cơ đê hèn;

d) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên;

đ) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;

e) Đối với nhiều người;

g) Đối với người đang cai nghiện;

h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thươngtật từ 31% đến 60%;

i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươinăm :

a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệthương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người;

c) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi.

4. Phạm tội trong trường hợp gây chết nhiều người hoặcgây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tùchung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến một trăm triệu đồng.

Điều 201. Tội viphạm quy định về quản lý, sử dụng thuốcgây nghiện hoặc các chất ma túy khác

1. Người nào có trách nhiệm trong việc xuất khẩu, nhậpkhẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản, phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc gâynghiện hoặc các chất ma tuý khác mà vi phạm quy định về quản lý, sử dụng các chất đó, thì bị phạttiền từ năm triệu đồng đến một trămtriệu đồng hoặc bị phạt tù từ một năm đến nămnăm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọngthì bị phạt tù từ mười hai năm đến haimươi năm.

4. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêmtrọng thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 202. Tội vi phạmquy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộmà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạnghoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bịphạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đếnba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến nămnăm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kíchthích mạnh khác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặccố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụđiều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà cókhả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặnkịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ batháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 203. Tội cản trởgiao thông đường bộ

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trởgiao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọngcho sức khoẻ, tài sản của người khác,thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giamgiữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thôngđường bộ;

b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thôngđường bộ;

c) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuấthoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;

d) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường cógiải phân cách;

đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;

e ) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;

g) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thicông trên đường bộ;

h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ năm năm đến mười năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đếnhậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạttiền từ năm triệu đồng đến hai mươitriệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến mộtnăm.

Điều 204. Tội đưa vàosử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn

1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều độnghoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thôngđường bộ rõ ràng không đảm bảo an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho tính mạnghoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạttiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến banăm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mườinăm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 205. Tội điềuđộng hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấyphép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của phápluật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạnghoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bịphạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đếnba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ năm năm đến mười hai năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 206. Tội tổ chứcđua xe trái phép

1. Người nào tổ chức trái phép việc đua xe ôô tô, xe máyhoặc các loại xe khác có gắn động cơ, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cảitạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Tổ chức đua xe có quy mô lớn;

b) Tổ chức cá cược;

c) Tổ chức việc chống lại người có trách nhiệm bảo đảmtrật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe tráiphép;

d) Tổ chức đua xe nơi tập trung đông dân cư;

đ) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;

e ) Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêmtrọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác;

g) Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép.

3. Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm hoặc gâyhậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến ba mươi triệu đồng.

Điều 207. Tội đua xetrái phép

1. Người nào đua trái phép xe ôô tô, xe máy hoặc các loạixe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặcđã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa đượcxoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từnăm triệu đồng đến năm mươi triệuđồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêmtrọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác;

b) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặccố ý không cứu giúp người bị nạn;

c) Tham gia cá cược;

d) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàngiao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;

đ) Đua xe nơi tập trung đông dân cư;

e ) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;

g) Tái phạm về tội này hoặc tội tổ chức đua xe trái phép.

3. Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm hoặc gâyhậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tùtừ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bịphạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Điều 208. Tội vi phạmquy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt

1. Người nào chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thôngđường sắt mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt gây thiệt hại chotính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác,thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giamgiữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môntương ứứng với nhiệm vụ được giao;

b) Trong tình trạng dùng rượu, bia quá nồng độ quy địnhhoặc say do dùng các chất kích thích mạnhkhác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặccố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc ngườicó thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường sắt;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đếnhậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạttiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hainăm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 209. Tội cản trởgiao thông đường sắt

1. Người nào cómột trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường sắt gây thiệt hại chotính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người kháchoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưađược xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến nămmươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đếnnăm năm:

a) Đặt chướng ngại vật trên đường sắt;

b) Làm xê dịch ray, tà vẹt;

c) Khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường tráiphép qua đường sắt;

d) Làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu,biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt;

đ) Để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quyđịnh hoặc để súc vật kéo xe qua đườngsắt mà không có người điều khiển;

e ) Đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện khôngđược phép chạy lên đường sắt;

g) Lấn chiếm phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trìnhgiao thông đường sắt;

h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường sắt.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đếnhậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạttiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệuđồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Điều 210. Tội đưa vàosử dụng các phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn

1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều độnghoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường sắt mà cho phépđưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường sắt rõ ràng không bảo đảm an toàngây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tàisản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thìbị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữđến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 211. Tội điềuđộng hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt

1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấyphép hoặc bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luậtchỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại cho tínhmạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặcđã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mườitriệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạttù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 212. Tội vi phạmquy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷmà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thuỷ gây thiệt hại cho tínhmạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thìbị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữđến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môntương ứứng với nhiệm vụ được giao;

b) Trong tình trạng dùng rượu, bia quá nồng độ quy địnhhoặc say do dùng các chất kích thích mạnhkhác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặccố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc ngườicó thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đếnhậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạttiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hainăm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 213. Tội cản trởgiao thông đường thuỷ

1. Người nào cómột trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường thuỷ gây thiệt hại chotính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác,thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giamgiữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của các côngtrình giao thông đường thuỷ;

b) Tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đườngthuỷ mà không đặt và duy trì báo hiệu;

c) Di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu;

d) Tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thôngđường thuỷ;

đ) Lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thôngđường thuỷ;

e ) Hành vi khác cản trở giao thông đường thủy.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đếnhậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạttiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệuđồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Điều 214. Tội đưa vàosử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn

1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều độnghoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường thuỷ mà cho phépđưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thuỷ rõ ràng không bảo đảm an toàngây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tàisản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi nàyhoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạttiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến banăm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhấtđịnh từ một năm đến năm năm.

Điều 215. Tội điềuđộng hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ

1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấyphép hoặc bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luậtđiều khiển phương tiện giao thông đườngthuỷ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tàisản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi nàyhoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạttiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến banăm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 216. Tội vi phạmquy định điều khiển tàu bay

1. Người nào chỉ huy,điều khiển tàu bay mà vi phạm cácquy định về an toàn giao thông đường không, có khả năng thực tế dẫn đến hậu quảđặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từnăm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệthại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ ba nămđến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội gâyhậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

5. Người phạm tộicòn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hànhnghề hoặc làm công việc nhất định từ mộtnăm đến năm năm.

Điều 217. Tội cản trởgiao thông đường không

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trởgiao thông đường không gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêmtrọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạthành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tíchmà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Đặt các chướng ngại vật cản trở giao thông đườngkhông;

b) Di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất, hoặc pháhuỷ các biển hiệu, tín hiệu an toàn giao thông đường không;

c) Sử dụng sai hoặc làm nhiễu các tần số thông tin liênlạc;

d) Cung cấp thông tin sai lạc gây nguy hiểm cho chuyếnbay;

đ) Làm hư hỏng trang thiết bị của sân bay hoặc trangthiết bị phụ trợ khác;

e ) Hành vi khác cản trở giao thông đường không.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Là người có trách nhiệm trực tiếp bảo đảm an toàn giao thông đườngkhông hoặc trực tiếp quản lý các thiết bị an toàn giao thông đường không;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội có khảnăng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nếu không được ngăn chặnkịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đến hai mươi triệu đồng, cải tạo khônggiam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 218. Tội đưa vàosử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn

1. Người nào có trách nhiệm trực tiếp về việc điều độnghoặc về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường không mà chođưa vào sử dụng các phương tiện rõ ràng không bảo đảm an toàn kỹ thuật, thì bịphạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hạinghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ ba năm đếnmười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ tám năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 219. Tội điềuđộng hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không

1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có bằnglái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điềukhiển phương tiện giao thông đườngkhông, thì bị phạt tù từ một năm đến nămnăm.

2. Phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệthại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sảncủa người khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ tám năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 220. Tội vi phạmquy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông

1. Người nào có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa,quản lý các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường khôngmà vi phạm các quy định về duy tu, sửachữa, quản lý các công trình đó gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hạinghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ nămtriệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạttù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 221. Tội chiếmđoạt tàu bay, tàu thuỷ

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùngcác thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thuỷ, thì bị phạt tù từ bảynăm đến mười lăm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Có tổ chức;

b) Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củangười khác;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệtnghiêm trọng khác, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

4. Người phạm tội còn bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từmột năm đến năm năm.

Điều 222. Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy địnhvề hàng không của nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nammà vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 81 của Bộ luật này,thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồngđến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từba trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc bịphạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Phương tiện bay có thể bị tịch thu.

Điều 223. Tội điềukhiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào điều khiển tàu thuỷ hay phương tiện hàng hảikhác vào hoặc ra khỏi Việt Nam hoặc đi qua lãnh hải Việt Nam mà vi phạm các quyđịnh về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nếu không thuộctrường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 81 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từnăm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến hainăm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từhai trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm trăm triệu đồng đến tám trăm triệu đồnghoặc phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

4. Phương tiện hàng hải có thể bị tịch thu.

Điều 224. Tội tạo ravà lan truyền, phát tán các chương trình vi – rút tin học

1. Người nào tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình vi-rút qua mạng máy tínhhoặc bằng các phương thức khác gây rối loạn hoạt động, phong toả hoặc làm biếndạng, làm huỷ hoại các dữ liệu của máy tính hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạthành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồngđến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 225. Tội vi phạmcác quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử

1. Người nào được sử dụng mạng máy tính mà vi phạm cácquy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính gây rối loạn hoạtđộng, phong toả hoặc làm biến dạng, làm huỷ hoại các dữ liệu của máy tính hoặcđã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bịphạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đếnba năm hoặc phạt tù từ một năm đến banăm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc bịêt nghiêmtrọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 226. Tội sử dụngtrái phép thông tin trên mạng và trong máy tính

1. Người nào sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trongmáy tính, cũng như đưa vào mạng máy tính những thông tin trái với quy định củapháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính màcòn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cảitạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêmtrọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệuđồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm côngviệc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 227. Tội vi phạmquy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơiđông người

1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệsinh lao động, về an toàn ở những nơiđông người gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sứckhoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba nămhoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinhlao động, về an toàn ở những nơi đôngngười;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ bảy năm đến mười hai năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đếnhậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạtcải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm côngviệc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 228. Tội vi phạmquy định về sử dụng lao động trẻ em

1. Người nào sử dụng trẻ e m làm những công việc nặngnhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nướcquy định gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi nàymà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cảitạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều trẻ e m;

c) Gây hậu quả rấtnghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tộicòn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.

Điều 229. Tội vi phạmquy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnhvực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc,nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác nếu không thuộc trường hợp quy địnhtại Điều 220 của Bộ luật này gây thiệthại cho tính mạng hoặc gây thiệt hạinghiêm trọng cho sức khoẻ, tàisản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệuđồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Là người có chức vụ, quyền hạn;

b) Gây hậu quả rấtnghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ tám năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đếnnăm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 230. Tội chếtạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, muabán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự,thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tộicòn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến nămnăm.

Điều 231. Tội phá huỷcông trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

1. Người nào phá huỷ công trình hoặc phương tiện giaothông vận tải, thông tin – liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trìnhthuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoahọc – kỹ thuật, văn hoá và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều85 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tộicòn có thể bị phạt quản chế từ một nămđến năm năm.

Điều 232. Tội chếtạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, muabán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm đến nămnăm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươinăm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tộicòn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quảnchế hoặc cấm cư trú từ một năm đến nămnăm.

Điều 233. Tội chếtạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗtrợ

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, muabán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thôsơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kếtán về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ ba thángđến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, muabán qua biên giới;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tộicòn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quảnchế hoặc cấm cư trú từ một năm đến nămnăm.

Điều 234. Tội vi phạmquy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất,sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vậtliệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêmtrọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến nămnăm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ mười năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đếnhậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chăn kịp thời, thì bị phạtcải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặclàm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 235. Tội thiếutrách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quảnghiêm trọng

1. Người nào được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗtrợ mà thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗtrợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ,tài sản của người khác, thì bị phạt cảitạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 236. Tội sảnxuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ

1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, muabán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảynăm.

2. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươinăm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến nămnăm.

Điều 237. Tội vi phạmquy định về quản lý chất phóng xạ

1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất,trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán chất phóng xạ, có khảnăng thực tế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời,thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến banăm.

2. Phạm tội trong trường hợp gây thiệt hại cho tính mạng,sức khoẻ của người khác, thì bị phạt tùtừ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu qủa rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ mười lăm năm đến hai mươi năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 238. Tội sảnxuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc

1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, muabán trái phép chất cháy, chất độc, thìbị phạt tù từ một năm đến nămnăm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươinăm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến nămnăm.

Điều 239. Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chấtđộc

1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất,trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển hoặc mua bán chất cháy, chấtđộc gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ,tài sản của người khác, thì bị phạt tùtừ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 240. Tội vi phạmquy định về phòng cháy, chữa cháy

1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháygây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tàisản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tùtừ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quảrất nghiêm trọng thì bị phạt tù từba năm đến tám năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ bảy năm đến mười hai năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đếnhậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạtcảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến nămnăm.

Điều 241. Tội vi phạmquy định về an toàn vận hành công trìnhđiện

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quảnghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà cònvi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáutháng đến ba năm:

a) Cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, côngtrình trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình điện;

b) Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, làm đổ câyảảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình điện;

c) Đào hố, đóng cọc, xây nhà lên hành lang bảo vệ đườngcáp điện ngầm;

d) Thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cápđiện ngầm đặt ở lòng sông, lòng biển đãcó thông báo hoặc biển báo.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ năm năm đến mười năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đếnhậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạtcải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhấtđịnh từ một năm đến năm năm.

Điều 242. Tội vi phạmquy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác

1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh,sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu khôngthuộc trường hợp quy định tại Điều 201 của Bộ luật này, gây thiệt hại cho tínhmạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác hoặc đã bị xửlý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bịphạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttừ từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 243. Tội pháthai trái phép

1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho ngườikhác gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻcủa người đó hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặcđã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảitạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 244. Tội vi phạmquy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm màbiết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại chotính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng, thìbị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gâyhậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ bảy năm đến mười lăm năm

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 245. Tội gây rốitrật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêmtrọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tộinày, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồngđến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ batháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

b) Có tổ chức;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệhoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Điều 246. Tội xâmphạm thi thể, mồ mả, hài cốt

1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ởtrong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khácxâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến mộtnăm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từmột năm đến năm năm.

Điều 247. Tội hànhnghề mê tín, dị đoan

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thứcmê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính vềhành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từsáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệtnghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệuđồng đến ba mươi triệu đồng.

Điều 248. Tội đánhbạc

1. Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thuabằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành viquy định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về mộttrong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệuđồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớnhoặc đặc biệt lớn;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệuđồng đến ba mươi triệu đồng.

Điều 249. Tội tổ chứcđánh bạc hoặc gá bạc

1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớnhoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 củaBộ luật này hoặc đã bị kết án về mộttrong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trămtriệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba nămđến mười năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còncó thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thumột phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 250. Tội chứachấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tàisản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồngđến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từsáu tháng đến ba năm .

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chấtchuyên nghiệp ;

c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;

d) Thu lợi bấtchính lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;

b) Thu lợi bất chính rất lớn.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệuđồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc mộttrong hai hình phạt này.

Điều 251. Tội hợppháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có

1. Người nào thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hànghoặc các giao dịch khác để hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc sửdụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạtđộng kinh tế khác, thì bị phạt tù từ mộtnăm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội nhiều lần.

3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bịphạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu tài sản, phạttiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản được hợp pháp hoá, cấm đảm nhiệmchức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 252. Tội dụ dỗ,ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp

1. Người nào dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên hoạtđộng phạm tội, sống sa đoạ hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp, thìbị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Dụ dỗ, ép buộc,chứa chấp, lôi kéo nhiều người;

c) Đối với trẻ e m dưới 13 tuổi;

d) Gây hậu quảnghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguyhiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệuđồng đến ba mươi triệu đồng.

Người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản2 Điều này, thì còn có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm.

Điều 253. Tội truyềnbá văn hoá phẩm đồi truỵ

1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, muabán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảảnh, phim, nhạc hoặc những vậtphẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoáphẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ nămtriệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạttù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

b) Phổ biến cho nhiều người;

c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kếtán về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

c) Đối với người chưa thành niên;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêmtrọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệuđồng đến ba mươi triệu đồng.

Điều 254. Tội chứamại dâm

1. Người nào chứa mại dâm thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Cưỡng bức mạidâm;

c) Phạm tội nhiều lần ;

d) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới18 tuổi;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Đối với trẻ e m từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù hai mươi năm hoặc tù chung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quảnchế từ một năm đến năm năm.

Điều 255. Tội môigiới mại dâm

1. Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị phạttù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới18 tuổi;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Phạm tội nhiều lần ;

đ) Tái phạm nguyhiểm;

e) Đối với nhiều người;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Đối với trẻ e m từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệuđồng đến mười triệu đồng.

Điều 256. Tội mua dâmngười chưa thành niên

1. Người nào mua dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổiđến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến tám năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Mua dâm trẻ e m từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thươngtật từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Phạm tội nhiều lần đối với trẻ e m từ đủ 13 tuổi đếndưới 16 tuổi;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thươngtật từ 61% trở lên.

4. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ năm triệu đồng đếnmười triệu đồng.

Chương XX

CÁC TỘIXÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

Điều 257. Tội chốngngười thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùngthủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc épbuộc họ thực hiện hành vi trái phápluật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu thángđến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Điều 258. Tội lợidụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân

1. Người nào lợidụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tựdo hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổchức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến banăm.

2. Phạm tội trongtrường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 259. Tội trốntránh nghĩa vụ quân sự

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của phápluật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, khôngchấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hànhchính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà cònvi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ batháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình;

b) Phạm tội trong thời chiến;

c) Lôi kéo người khác phạm tội.

Điều 260. Tội khôngchấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ

1. Người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnhgọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, cóchiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân độiđể chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thì bị phạt cải tạokhông giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Lôi kéo người khác phạm tội.

Điều 261. Tội làmtrái quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Người nào lợidụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhậpngũ, gọi tập trung huấn luyện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba nămhoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong thời chiến thì bị phạt tù từ hai năm đếnbảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụnhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 262. Tội cản trởviệc thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Người nào cố ýcản trở việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện,thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ batháng đến hai năm.

2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạnhoặc trong thời chiến, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Điều 263. Tội cố ýlàm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc chiếm đoạt,mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy địnhtại Điều 80 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từhai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từnăm năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệuđồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 264. Tội vô ýlàm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước

1. Người nào vô ýlàm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cảitạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từhai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 265. Tội giả mạochức vụ, cấp bậc

Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạtcải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Điều 266. Tội sửachữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức

1. Người nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu,thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác củacơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật gây hậuquả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm,thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạttù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêmtrọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệuđồng đến năm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm côngviệc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 267. Tội làm giảcon dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ kháccủa cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơquan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươitriệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quảnghiêm trọng;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng.

Điều 268. Tội chiếmđoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội

1. Người nào chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép condấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội không thuộc tài liệu bí mậtnhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mườitriệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đếnhai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặcbiệt nghiêm trọng;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệuđồng đến năm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm côngviệc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 269. Tội khôngchấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hànhchính

Người nào cố ý không chấp hành quyết định hành chính củacơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh,quản chế hành chính mặc dù đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết, thìbị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điều 270. Tội vi phạmcác quy định về quản lý nhà ở

1. Người nào chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà trái phép, đãbị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa đượcxoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Nhà ở, công trình xây dựng trái phép có thể bị dỡ bỏ,trưng mua hoặc tịch thu.

2. Người phạm tộicòn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Điều 271. Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hànhsách, báo, đĩa ââm thanh, băng âm thanh, đĩa hĩnh, băng hình hoặc các ấấn phẩmkhác

1. Người nào vi phạm các quy định về xuất bản và pháthành sách, báo, đĩa ââm thanh, băng ââm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấấnphẩm khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trămtriệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến mộtnăm.

2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảmnhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến nămnăm.

Điều 272. Tội vi phạmcác quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụngcác di tích lịch sử, văn hoá, danh lam,thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vinày hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiềntừ hai triệu đồng đến hai mươi triệuđồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả rất nghiêmtrọng, đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 273. Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới

1. Người nào vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc cácquy định khác về khu vực biên giới, đã bị xử phạt hành chính về hành vi nàyhoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạttiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến banăm.

2. Tái phạm hoặc phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bịphạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệuđồng đến ba mươi triệu đồng, cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều 274. Tội xuấtcảnh, nhập cảnh trái phép; tội ở lại nước ngoài hoặc ở lại Việt Nam trái phép

Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài, ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt hànhchính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến nămmươi triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Điều 275. Tội tổchức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

1. Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nướcngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép,nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 91 của Bộ luật này, thì bị phạt tùtừ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặcrất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

Điều 276. Tội xúcphạm Quốc kỳ, Quốc huy

Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, thì bị phạtcảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến banăm.

Chương XXI

CÁC TỘIPHẠM VỀ CHỨC VỤ

Điều 277. Khái niệm tội phạm về chức vụ

Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạtđộng đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thựchiện công vụ.

Người có chức vụ nói trên đây là người do bổ nhiệm, dobầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởnglương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất địnhtrong khi thực hiện công vụ .

Mục A

CÁC TỘIPHẠM VỀ THAM NHŨNG

Điều 278. Tội tham ôtài sản

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tàisản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dướinăm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong cáctrường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục AChương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồngđến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quảnghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươinăm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồngđến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồngtrở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội cònbị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bịphạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặctoàn bộ tài sản.

Điều 279. Tội nhậnhối lộ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặcqua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khácdưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từnăm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồngnhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vìlợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đếnbảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục AChương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dướinăm mươi triệu đồng;

g) Gây hậu quảnghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươinăm:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dướiba trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất địnhtừ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị củahối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 280. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tàisản

1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tàisản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệuđồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lýkỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại MụcA Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một nămđến sáu năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồngđến dưới hai trăm triệu đồng;

e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồngđến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tàisản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất địnhtừ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươitriệu đồng.

Điều 281. Tội lợidụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợidụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhànước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạokhông giam giữ đến ba năm hoặc phạt tùtừ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất địnhtừ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệuđồng.

Điều 282. Tội lạmquyền trong khi thi hành công vụ

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượtquá quyền hạn của mình làm trái công vụgây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợppháp của công dân, thì bị phạt tù từ mộtnăm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gâyhậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười nămđến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất địnhtừ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệuđồng.

Điều 283. Tội lợidụng chức vụ, quyền hạn gây ảảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặcqua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khácdưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệuđồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lýkỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảảnh hưởng của mình thúc đẩyngười có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặcliên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm,thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từmười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười ba năm đến haimươi năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từnăm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng:

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chungthân:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từba trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất địnhtừ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền hoặcgiá trị tài sản đã trục lợi.

Điều 284. Tội giả mạotrong công tác

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợidụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tùtừ một năm đến năm năm:

a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

b) Làm, cấp giấy tờ giả;

c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấpcác giấy tờ, tài liệu;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ mộtnăm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Mục B

CÁC TỘIPHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ

Điều 285. Tội thiếutrách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặcthực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu khôngthuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bịphạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hànhnghề hoặc làm công việc nhất định từ mộtnăm đến năm năm.

Điều 286. Tội cố ýlàm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mậtcông tác

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt,mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác, nếu không thuộc trường hợp quy địnhtại Điều 80 và Điều 263 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đếnba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến banăm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từhai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hànhnghề hoặc làm công việc nhất định từ mộtnăm đến năm năm.

Điều 287. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tàiliệu bí mật công tác

1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác hoặc làm mất tàiliệu bí mật công tác gây hậu quả nghiêmtrọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợpquy định tại Điều 264 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giamgiữ đến hai năm hoặc phạt tù từ batháng đến hai năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từmột năm đến năm năm.

Điều 288. Tội đàonhiệm

1. Người nào là cán bộ, công chức mà cố ý từ bỏ nhiệm vụcông tác gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hainăm hoặc phạt tù từ ba tháng đến banăm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Lôi kéo người khác đào nhiệm;

b) Phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hoặctrong những trường hợp khó khăn đặc biệtkhác của xã hội;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêmtrọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụnhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 289. Tội đưa hốilộ

1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ nămtrăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưnggây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dướinăm mươi triệu đồng;

e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dướiba trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đếnnăm lần giá trị của hối lộ.

6. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trướckhi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đãdùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ độngkhai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự vàđược trả lại một phần hoặc toàn bộ củađã dùng để đưa hối lộ.

Điều 290. Tội làm môigiới hối lộ

1. Người nào làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trịtừ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồngnhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dướinăm mươi triệu đồng;

e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dướiba trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đếnnăm lần giá trị của hối lộ.

6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khibị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều 291. Tội lợidụng ảảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi

1. Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tàisản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trămnghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gâyhậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, đểdùng ảảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc khônglàm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm,thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giátrị từ năm mươi triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặcbiệt nghiêm trọng khác.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đếnnăm lần số tiền hoặc giá trị tài sản đã trục lợi.

ChươngXXII

CÁC TỘIXÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

Điều 292. Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâmphạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thihành án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp củatổ chức, công dân.

Điều 293. Tội truycứu trách nhiệm hình sự người không có tội

1. Người nào cóthẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không cótội, thì bị phạt tù từ một năm đến nămnăm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninhquốc gia hoặc tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng;

b ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất địnhtừ một năm đến năm năm.

Điều 294. Tội khôngtruy cứu trách nhiệm hình sự người có tội

1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệmhình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến banăm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Không truy cứutrách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội kháclà tội đặc biệt nghiêm trọng;

b) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất địnhtừ một năm đến năm năm.

Điều 295. Tội ra bảnán trái pháp luật

1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ làtrái pháp luật, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ banăm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất địnhtừ một năm đến năm năm.

Điều 296. Tội ra quyếtđịnh trái pháp luật

1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truytố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gâythiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, côngdân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từhai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 297. Tội ép buộcnhân viên tư pháp làm trái pháp luật

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc nhânviên tư pháp làm trái pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thihành án gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạnnguy hiểm, xảo quyệt khác;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêmtrọng.

3. Người phạm tộicòn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 298. Tội dùngnhục hình

1. Người nào dùng nhục hình trong hoạt động điều tra,truy tố, xét xử, thi hành án, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từhai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất địnhtừ một năm đến năm năm.

Điều 299. Tội bứccung

1. Người nào tiến hành điều tra, truy tố, xét xử mà bằng các thủ đoạn trái pháp luậtbuộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bịphạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 300. Tội làm sailệch hồ sơ vụ án

1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thưký Toà án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi củađương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng các tài liệu,vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồsơ vụ án, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm côngviệc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 301. Tội thiếutrách nhiệm để người bị giam, giữ trốn

1. Người nào trực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải ngườibị giam, giữ mà thiếu trách nhiệm đểngười đó trốn gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặcphạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội để người bị giam, giữ về một tội nghiêmtrọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trốn hoặc gây hậu quả rất nghiêmtrọng, thì bị phạt tù hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 302. Tội thatrái pháp luật người đang bị giam,giữ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyềntha trái pháp luật người đang bị giam, giữ, thì bị phạt cải tạo không giam giữđến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội tha trái pháp luật người đang bị giam, giữ vềtội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêmtrọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 303. Tội lợidụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ ngườitrái pháp luật

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn không ra quyếtđịnh hoặc không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theoquy định của pháp luật, thì bị phạt tùtừ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hainăm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất địnhtừ một năm đến năm năm.

Điều 304. Tội không chấp hành án

Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toàán đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết,thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến banăm.

Điều 305. Tội khôngthi hành án

1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết địnhthi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Toàán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn viphạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu thángđến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 306. Tội cản trởviệc thi hành án

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trởviệc thi hành án gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữđến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a ) Có tổ chức;

b ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêmtrọng.

3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất địnhtừ một năm đến năm năm.

Điều 307. Tội khaibáo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật

1. Người giám định, người phiên dịch, người làm chứng nàomà kết luận, dịch, khai gian dối hoặccung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnhcáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến mộtnăm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 308. Tội từ chốikhai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu

1. Người nào từ chối khai báo nếu không thuộc trường hợpquy định tại khoản 2 Điều 22 của Bộ luật này hoặc trốn tránh việc khai báo,việc kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chínhđáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từba tháng đến một năm .

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 309. Tội muachuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật

1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng,người bị hại khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, người giám địnhkết luận gian dối, người phiên dịch dịchxuyên tạc, thì bị phạt cải tạo khônggiam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm .

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạnnguy hiểm khác;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Điều 310. Tội vi phạmviệc niêm phong, kê biên tài sản

1. Người nào được giao giữ tài sản bị kê biên, bị niêmphong hoặc vật chứng bị niêm phong mà có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ sáu thángđến ba năm:

a) Phá huỷ niêm phong;

b) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc huỷhoại tài sản bị kê biên;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

Điều 311. Tội trốnkhỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử

1. Người nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặcđang bị xét xử mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a ) Có tổ chức;

b ) Dùng vũ lựcđối với người canh gác hoặc người dẫn giải.

Điều 312. Tội đánhtháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử

1. Người nào đánh tháo người đang bị giam, giữ, đang bịdẫn giải hoặc đang bị xét xử, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 90của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm :

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người dẫngiải;

d) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốcgia hoặc người bị kết án tử hình;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặcbiệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụnhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 313. Tội chegiấu tội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trongcác tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữđến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đếnnăm năm:

– Các điều từ Điều 78 đến Điều 91 về các tội xâm phạm anninh quốc gia;

– Điều 93 (tội giết người); Điều 111, các khoản 2, 3 và 4(tội hiếp dâm); Điều 112 (tội hiếp dâm trẻ e m); Điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ e m);Điều 116, các khoản 2 và 3 (tội dâm ôô đối với trẻ e m); Điều 119, khoản 2 (tộimua bán phụ nữ);

– Điều 120 (tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ e m);

– Điều 133 (tội cướp tài sản); Điều 134 (tội bắt cóc nhằmchiếm đoạt tài sản); Điều 138, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều139, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 140, các khoản2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 143, các khoản 2, 3và 4 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

– Điều 153, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 154,khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới); Điều 155,các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm); Điều156, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 157 (tội sảnxuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòngbệnh); Điều 158, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăăndùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống câytrồng, vật nuôi); Điều 160, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 165, các khoản2 và 3 (tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quảnghiêm trọng); Điều 166, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 179,các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổchức tín dụng); Điều 180 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả,ngân phiếu giả, công trái giả); Điều 181 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưuhành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 189, các khoản 2 và 3 (tội huỷhoại rừng);

– Điều 193 (tội sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 194(tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý); Điều195 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùngvào việc sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 196, khoản 2 (tội sản xuất, tàngtrữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặcsử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 197 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất matuý); Điều 198 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 200 (tộicưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 201, cáckhoản 2, 3 và 4 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặccác chất ma tuý khác);

– Điều 206, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe tráiphép); Điều 221 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ); Điều 230 (tội chế tạo, tàngtrữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 231 (tội phá huỷ công trình, phương tiệnquan trọng về an ninh quốc gia); Điều 232, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo,tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ);Điều 236, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, muabán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ); Điều 238, các khoản 2, 3 và 4(tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc);

– Điều 256, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người chưathành niên);

– Điều 278, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản);Điều 279, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 280, các khoản 2, 3 và 4(tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 281, các khoản 2 và3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 282, cáckhoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 283, các khoản 2,3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảảnh hưởng đối với người khác đểtrục lợi); Điều 284, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều289, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 290, các khoản 2, 3 và 4 (tộilàm môi giới hối lộ);

– Điều 311 khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốnkhi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử);

– Các điều từ Điều 341 đến Điều 344 về các tội phá hoạihoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạncản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạmtội, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 314. Tội khôngtố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy địnhtại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện màkhông tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặcphạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Người không tố giác là ôông, bà, cha, mẹ, con, cháu,anh chị e m ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hìnhsự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác làtội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn ngườiphạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệmhình sự hoặc miễn hình phạt.

ChươngXXIII

CÁC TỘIXÂM PHẠM NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM CỦA QUÂN NHÂN

Điều 315. Những ngườiphải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân

Quân nhân tại ngũ,quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tậpvào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiếnđấu, phục vụ chiến đấu phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm do mìnhthực hiện được quy định tại Chương này.

Điều 316. Tội chốngmệnh lệnh

1. Người nào chống mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếphoặc của cấp trên có thẩm quyền, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Dùng vũ lực;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự,trong trường hợp đặc biệt khác hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạttù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 317. Tội chấphành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh

1. Người nào chấp hành mệnh lệnh một cách lơ là, chậmtrễ, tuỳ tiện gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đếnba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự,trong trường hợp đặc biệt khác hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đếnmười năm.

Điều 318. Tội cản trởđồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm

1. Người nào cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, tráchnhiệm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến mười năm:

a) Lôi kéo người khác phạm tội;

b) Dùng vũ lực;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sựhoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lămnăm.

Điều 319. Tội làmnhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên

1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêmtrọng nhân phẩm, danh dự hoặc hành hung người chỉ huy hay cấp trên, thì bị phạtcải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọnghoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 320. Tội làmnhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới

1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêmtrọng nhân phẩm, danh dự hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới, thì bị phạt cảitạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọnghoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từhai năm đến bảy năm.

Điều 321. Tội làmnhục, hành hung đồng đội

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dựhoặc hành hung đồng đội, nếu giữa họ không có quan hệ công tác thuộc trường hợpquy định tại Điều 319 và Điều 320 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, cảitạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạttù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiệm trọng, rất nghiêm trọnghoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Điều 322. Tội đầuhàng địch

1. Người nào trong chiến đấu mà đầu hàng địch, thì bịphạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Giao nộp cho địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sựhoặc tài liệu quan trọng;

c) Lôi kéo người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 323. Tội khaibáo hoặc tự nguyện làm vịêc cho địch khi bị bắt làm tù binh

1. Người nào khi bị địch bắt làm tù binh mà khai báo bímật quân sự hoặc tự nguyện làm việc cho địch, thì bị phạt tù từ một năm đến bảynăm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Đối xử tàn ác với tù binh khác;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Điều 324. Tội bỏ vịtrí chiến đấu

1. Người nào bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụtrong chiến đấu, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệuquan trọng;

c) Lôi kéo người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Điều 325. Tội đàongũ

1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránhnghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quảnghiêm trọng hoặc trong thời chiến, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến banăm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến tám năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sựhoặc tài liệu quan trọng;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ bảy năm đến mười hai năm.

Điều 326. Tội trốntránh nhiệm vụ

1. Người nào tự gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ của mình hoặc dùng thủ đoạngian dối khác để trốn tránh nhiệm vụ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến banăm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Phạm tội trong thời chiến;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêmtrọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

Điều 327. Tội cố ýlàm lộ bí mật công tác quân sự; tộichiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệubí mật công tác quân sự

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự hoặcchiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộctrường hợp quy định ở Điều 80 và Điều263 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọnghoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Điều 328. Tội vô ýlàm lộ bí mật công tác quân sự; tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự

1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự hoặc làmmất tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định tạiĐiều 264 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặcphạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọnghoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Điều 329. Tội báo cáosai

1. Người nào cố ý báo cáo sai gây hậu quả nghiêm trọng,thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai nămđến bảy năm.

Điều 330. Tội vi phạmcác quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban

1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ trựcchiến, trực chỉ huy, trực ban gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạokhông giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội trong chiến đấu hoặc gây hậu quả rất nghiêmtrọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Điều 331. Tội vi phạmcác quy định về bảo vệ

1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh những quy địnhvề tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạtcải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội trong chiến đấu hoặc gây hậu quả rất nghiêmtrọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Điều 332. Tội vi phạmcác quy định về bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện

1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh những quy địnhbảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện gây hậu quả nghiêm trọng,thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba nămđến mườinăm.

Điều 333. Tội vi phạmcác quy định về sử dụng vũ khí quândụng

1. Người nào vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quândụng gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến nămnăm.

2. Phạm tội trong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặcbiệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Điều 334. Tội huỷhoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

1. Người nào hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹthuật quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 85 và Điều 231 củaBộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội trongchiến đấu, trong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạttù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ mười năm đến hai mươi năm.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 335. Tội làm mấthoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

1. Người nào được giao quản lý, được trang bị vũ khí quândụng, phương tiện kỹ 3thuật quân sự mà làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng gây hậuquả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từsáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

Điều 336. Tội vi phạmchính sách đối với thương binh, tử sĩ trong chiến đấu

1. Người nào có trách nhiệm mà cố ý bỏ thương binh, tử sĩtại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh gây hậu quả nghiêm trọng,thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tùtừ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạttù từ năm năm đến mười năm.

4. Người nào chiếm đoạt di vật của tử sĩ, thì bị phạt cảitạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 337. Tội chiếmđoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm

1. Người nào trong chiến đấu hoặc khi thu dọn chiếntrường mà chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm, thì bị phạt cải tạo khônggiam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáutháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ ba năm đến tám năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Chiến lợi phẩm có giá trị lớn hoặc rất lớn;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội trong trường hợp chiến lợi phẩm có giá trịđặc biệt lớn hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảynăm đến mười hai năm.

Điều 338. Tội quấynhiễu nhân dân

1. Người nào có hành vi quấy nhiễu nhân dân đã bị xử lýkỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bịphạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảynăm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Phạm tội trong khu vực có chiến sự hoặc trong khu vựcđã có lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêmtrọng.

Điều 339. Tội lạm dụng nhu cầu quân sự trong khithực hiện nhiệm vụ

1. Người nào trong khi thực hiện nhiệm vụ mà vượt quáphạm vi cần thiết của nhu cầu quân sự gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sảncủa Nhà nước, của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến banăm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

Điều 340. Tội ngượcđãi tù binh, hàng binh

Người nào ngược đãi tù binh, hàng binh, thì bị phạt cảitạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

ChươngXXIV

CÁC TỘIPHÁ HOẠI HÒA BÌNH, CHỐNG LOÀI NGƯỜI VÀ TỘI PHẠM CHIẾN TRANH

Điều 341. Tội pháhoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược

Người nào tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lượchoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập,chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ một nước khác, thì bị phạt tù từ mười hai nămđến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 342. Tội chốngloài người

Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà cóhành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, pháhoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một nước, làm đảo lộn nền tảng của một xãhội nhằm phá hoại xã hội đó, cũng như có những hành vi diệt chủng khác hoặcnhững hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ mười nămđến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 343. Tội phạmchiến tranh

Người nào trong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh hoặc trựctiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tàisản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiếntranh bị cấm, cũng như có những hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luậtquốc tế hoặc các điều ưước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namký kết hoặc tham gia, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chungthân hoặc tử hình.

Điều 344. Tội tuyểnmộ lính đánh thuê; tội làm lính đánh thuê

1. Người nào tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lạimột nước bạn của Việt Nam hoặc một phong trào giải phóng dân tộc, thì bị phạttù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

2. Người nào làm lính đánh thuê, thì bị phạt tù từ nămnăm đến mười lăm năm.

Bộluật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳhọp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999.

 

 

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Bộ luật hình sự năm 1999 ban hành ngày 21/12/1999
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề