Bồi thường thiệt hại do sơ xuất của nhân viên khi làm việc

Posted on Tư vấn luật lao động 607 lượt xem

Tôi làm trong siêu thị tiện lợi, lúc đang bán hàng cho 1 người khách thì 1 người khách khác đã lén lên kho của cửa hàng lấy mất đi máy check hàng do tôi không đóng cửa kho nên khách đã vào kho lấy đồ. Vậy tôi có lỗi và bị đền thiệt hại không?

Thanh Thanh

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật lao động 2012

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi củamình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, Luật Việt Phong xin tư vấn và hướngdẫn cho bạn như sau: trong trường hợp này, bạn có lỗi do không đóng cửa kho vàlàm mất đồ của cửa hàng.

Căn cứ theo Bộ luật lao động 2012, bạn phải chịutrách nhiệm theo điều 130 quy định:

Điều 130. Bồi thường thiệt hại
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường”.

Hình thức bồi thường, căn cứ theo điều 101 BLLĐ2012 quy định:

Điều 101. Khấu trừ tiền lương
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này.

3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật ViệtPhong về bồi thường thiệt hại của ngườilao động do sơ suất làm mất tài sản.Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụngtrong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quýkhách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của côngty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Vũ Quân

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Bồi thường thiệt hại do sơ xuất của nhân viên khi làm việc
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề