Bồi thường thiệt hại tội cố ý gây thương tích

Chào luật sư, nhờ luật sư tư vấn giúp em trong trường hợp này nên làm thế nào ạ.
Th uống rượu đâu về và xảy ra xích mích vs chú. Hai bên cầm sẵn dao và lời qua tiếng lại. Sau đó lao vào chém nhau. Bố em ra can không được phải dùng gậy đập và Th khi đó trong tình huống chú bị nguy hiểm có thể chết nếu không được bố can ngan, đập 2 gậy xong bố rời khỏi hiện trường 2 gậy đó ko gây ra vết thương trên người Th. Kết quả sự việc Th bị 2 nhát dao trên đầu dài 12cm mất nhiều máu, tay bị đứt gân nằm viện 4, 5 hôm thì khỏe ra viện. Chú bị vết thương ở tay, mẻ xương đầu. Trong quá trình ở viện người nhà đã lên chăm sóc đưa tiền và đàm phán. Th nhận tạm 10tr nhưng vẫn viết đơn đòi giám định. Luật sư cho em hỏi với trường hợp trên em nên hướng giải quyết như thế nào. Th là người bất trị, đánh nhau rất nhiều, đi đâu cũng xích mích đánh người 35 tuổi chưa lấy vợ.
Nguyễn Văn Lợi

 
Căn cứ pháp lý:

anh 2 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong đối với câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: từ những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề xử lý hành vi hành hung người khác và cố ý gây thương tích gây tổn hại về sức khỏe của người khác

Theo như thông tin bạn cung cấp thì trường hợp trên hành động của bố bạn được coi là phòng vệ chính đáng, được quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật hình sự 2015:

Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm

Cụ thể ở đây bố của bạn nhận thấy nếu không dùng gậy ngăn cản thì Th có thể sẽ giết chú. Trong tình thế đó bố bạn đã có hành động dùng gậy đập vào người Th để ngăn chặn hành vi nguy hiểm gây chết người. Vì vậy hành động của bố bạn không bị coi là hành vi phạm tội.

Tiếp theo về việc Th yêu cầu giám định thương tật, tại quy định ở Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 nêu rõ:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

Vậy nếu Th chứng minh được vết thương là do chú của bạn gây nên và kết quả giám định thương tật trên 11% thì Th có thể khởi tố chú của bạn với tội danh “Tội cố ý gây thương tích”

Về xác định thiệt hại và mức bồi thường. Tại Điều 691 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 691. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; …
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; …
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Như vậy, việc bồi thường và mức bồi thường sẽ do hai bên thỏa thuận căn cứ theo quy định trên. Nếu như Th và chú của bạn tính toán các chi phí và mức bồi thường theo thỏa thuận nằm trong 10 triệu mà Th đã nhân thì chú của bạn được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ bồi thường.

Tuy nhiên theo những thông tin bạn cung cấp, chú của bạn cũng bị tổn hại về sức khỏe từ vụ ẩu đả và mang thương tích nhất định. Vì vậy chú của bạn hoàn toàn có căn cứ để yêu cầu Th bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về trường hợp Cố ý gây thương tích gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Bồi thường thiệt hại tội cố ý gây thương tích
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề