Bồi thường thiệt hại trong trường hợp cây cối là mốc ranh giới gây thiệt hại

Tóm tắt tình huống

Nhà tôi và nhà hàng xóm là ông X đã trồng chung một cây nhãn ở giữa mốc ranh giới giữa hai nhà từ ngày xưa, hàng năm cây ra quả thì cả 2 nhà đều được hưởng chung. Hôm trước, do mưa bão, cây nhãn bật rễ và đổ và nhà ông X làm mái nhà bị hư hỏng nặng. Ông X sang đòi tôi phải bồi thường chút tiền vào việc sửa chữa nhà ông ý với lý do cái cây không phải của riêng nhà ông X, nhưng tôi không đồng ý. Cho tôi hỏi, tôi có phải chịu trách nhiệm về việc bồi thường này không?
Người gửi: Đỗ Thành Nam
lien ke 17062209491569568 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của bạn đến luật Việt Phong. Về vấn đề của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn giúp bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự năm 2015.

2. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp cây cối là ranh giới bất động sản gây thiệt hại

Điều 176 – Bộ luật dân sự năm 2015 quy định mốc giới ngăn cách các bất động sản như sau:
“1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.
Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Điều 177 – Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại
“1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.
2. Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.
Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản đó phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản khác.
3. Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường”.
Như vậy, 2 bên đã thỏa thuận từ trước về việc trồng cây ở mốc ranh giới giữa hai nhà, cây nhãn này là sở hữu chung của bạn và ông X.
Theo quy định tại Điều 604 – Bộ luật dân sự quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra, cụ thể: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”.
Theo đó, cây nhãn là sở sở hữu chung của bạn và nhà ông X, hai bên có quyền đối với cái cây làm mốc ranh giới đó và phải có trách nhiệm khi có thiệt hại do cây cối mà mình sở hữu gây ra. Như vậy, trong trường hợp này, do mưa bão lớn nên cây đổ sang nhà ông X. Mặc dù cái cây không phải chỉ sở hữu riêng của nhà bạn nhưng là mốc ranh giới và là sở hữu chung của hai bên nên bạn có thể thỏa thuận với nhà ông X để bồi thường một khoản, bù đắp vào tổn thất và sửa chữa mái nhà cho nhà ông X.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Bồi thường thiệt hại trong trường hợp cây cối là ranh giới bất động sản gây thiệt hại. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Hoàng Thị Nụ

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Bồi thường thiệt hại trong trường hợp cây cối là mốc ranh giới gây thiệt hại
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề