Các dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm chỗ ở của công dân

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi pháp luật hiện nay có quy định như thế nào về tội xâm phạm chỗ ở của công dân. Mong luật sư tư vấn giúp tôi.

Người gửi: Trần Thị Hòa (Thanh Hóa)

Các dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm chỗ ở của công dân

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới  luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: 

1. Căn cứ pháp lý

Hiến pháp năm 2013

Bộ Luật hình sự năm 1999

2. Một số quy định của pháp luật về tội xâm phạm chỗ ở của công dân

Điều 22 Hiến pháp năm 2013  đã thừa nhận quyền có nơi ở hợp pháp như sau:

“1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.”

Như vậy có thể hiểu, chỗ ở của công dân là nơi đang có người ở hợp pháp. Có thể là nới ở thừơng xuyên lâu dài hay tạm trú, có thể là nơi ở cố định hoặc di động, là một tòa nhà gồm cả sân và vườn phụ hay chỉ là một căn phòng hoặc một phần của một phòng, không kể là nhà thuộc sở hữu của họ hay thuê, mượn, hoặc ở nhờ. Chỗ ở hợp pháp được cơ quan hoặc chính quyền địa phương thừa nhận.

Tội xâm phạm chỗ ở của công dân đã được quy định trong Điều 124 Bộ luật hình sự năm 1999

“1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”

3. Dấu hiệu pháp lý

*Khách thể của tội phạm

Căn cứ vào Điều 22 Luật Hiến pháp năm 2013 thì tội phạm của tội xâm phạm chỗ ở của công dân đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Ngoài ra, tội phạm còn xâm phạm những quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 về khám xét chỗ ở, địa điểm; xâm phạm trật tự, an toàn xã hội.

*Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác là hành vi của người không có thẩm quyền, nhiệm vụ nhưng vì động cơ riêng tư đã tự ý lục soát, khám xét chỗ ở của người khác; hoặc hành vi của gười có thẩm quyền, nhiệm vụ khám chỗ ở nhưng không chấp hành theo đúng nhưgx quy định của Bộ luạt Tố tụng hình sự về căn cứ, thẩm quyền ra lệnh, tiến hành khám xét…

Đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ là hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn bất kỳ buộc người khác phải rời chỗ ở của họ một cách miễn cưỡng, trái với ý muốn của họ, ngoại trừ trường hợp cưỡng chế để thi hành một quyết định hợp pháp về nhà ở như cưỡng chế thi hành bản án dân sự chia tài sản thừa kế hoặc quyết định niêm phong của Ngân hàng để yêu cầu thanh toán nợ.

Hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như lấn chiếm chỗ ở của công dân, lơi dụng chủ vắng nhà đã phá khóa vào ở không được phép của chủ nhà…

*Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Một số trường hợp chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn dể phạm tội, đây là tính tiết tăng nặng định khung.

*Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây được hiểu là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội này.

4. Hình phạt

Khung 1  phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Khung 2 phạt tù từ một năm đến ba năm đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Gây hậu quả nghiêm trọng.

Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây phẫn nộ, mất lòng tin của nhân dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật hoặc vì nạn nhân bị ép buộc ra khỏi nhà do uất ức đã ốm đau, bị tai nạn giao thông.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một đến năm năm.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về tội xâm phạm chỗ ở của công dân theo quy định của pháp luật hiện hành. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Các dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm chỗ ở của công dân
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề