Các đối tượng khác nhau chung vốn nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào

Tóm tắt tình huống:

Tôi cùng hai người bạn thân là Tiến và An muốn chung vốn sản xuất rượu công nghiệp . Trong đó, tôi là viên chức nhà nước bình thường đang làm việc tại Cục Sở hữu Trí tuệ, Tiến thì hiện đang là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, An hiện làm giáo viên hợp đồng. Chúng tôi muốn thành lập doanh nghiệp nhưng không nắm rõ quy định pháp luật nên không biết nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào? Có những gì cần chú ý? Tôi xin cảm ơn!
Người gửi: Phạm Quốc Cường 
loai hinh thanh lap 17070516563361114

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau: 

1/ Căn cứ pháp lý:

– Luật Doanh nghiệp 2014 (LDN 2014);
– Luật sửa đổi, bổ sung điều 6 và phụ lục 4 về danh mục nghề, ngành đầu tư, kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư số 03/2016/QH14;
 -Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng số 27/2012/QH13;
– Nghị định số 94/2012 NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu.

2/ Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?

Theo điểm b, khoản 2 điều 18 LDN 2014 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lí doanh nghiệp và theo điểm b, khoản 1 điều 37 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng số 27/2012/QH13, viên chức không có quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp tại Việt Nam. Vì vậy mà bạn chỉ có thể góp vốn và hưởng phần lợi nhuận theo số vốn mình góp.
“Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
[…]2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
[…]b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức[…]

Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm
1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:
[…]b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;[…]”
Tiến hiện đang chủ sở hữu một doanh nghiệp tư nhân thì không thể tham gia thành lập một doanh nghiệp khác, đồng thời cũng không thể là thành viên của công ty hợp danh và chủ hộ kinh doanh căn cứ theo khoản 3,4 điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014, cụ thể:
“Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân
[…]3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.”
Nếu thành lập công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân thì B không thể tham gia. Nếu thành lập công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn thì B có thể tham gia nhưng không phải với tư cách doanh nghiệp tư nhân mình đang sở hữu vì quy định tại khoản 4, điều 180 Luật Doanh nghiệp 2014 nêu trên.
An là giáo viên hợp đồng nên không bị hạn chế gì. Như vậy, An và Tiến có thể thành lập công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về lĩnh vực sản xuất rượu công nghiệp, sau đó bạn có thể tham gia góp vốn và nhận phần lợi nhuận dựa trên phần vốn góp.
Tuy nhiên, ngành kinh doanh rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định ở Luật sửa đổi, bổ sung điều 6 và phụ lục 4 về danh mục nghề, ngành đầu tư, kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư số 03/2016/QH14. An và Tiến thành lập doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp muốn được cấp Giấy phép Đăng kí kinh doanh phải đáp ứng đủ những điều kiện quy định tại điều 8 Nghị định số 94/2012 NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu, cụ thể:
“Điều 8. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
Điều kiện cấp Giấy phép sảm xuất rượu công nghiệp bao gồm:
1. Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất rượu.
2. Sản xuất rượu công nghiệp phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát được phê duyệt.
3. Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu. Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất rượu phải có nguồn gốc hợp pháp.
4. Đảm bảo các điều kiện theo quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
5. Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hàng hóa sản phẩm rượu tại Việt Nam.
6. Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
7. Người tham gia trực tiếp sản xuất rượu phải đảm bảo sức khoẻ, không mắc bệnh truyền nhiễm.”
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Các đối tượng khác nhau chung vốn nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Lưu Hồng Lê

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Các đối tượng khác nhau chung vốn nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề