Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế?

Posted on Tư vấn luật SHTT 219 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư,  gia đình chúng tôi chuyên trồng các loại cây keo, bạch đàn để cung cấp cho các nhà máy làm giấy. Do cũng thường xuyên tìm tòi, học hỏi nên chúng tôi đã nghiên cứu ra 1 giống cây keo mới, lớn nhanh, cây thẳng, ít sâu bệnh và thích hợp trồng ở khu vực có khí hậu khô, nóng. Gia đình chúng tôi muốn đăng ký sáng chế cho sản phẩm đó thì có được không?, để bảo hộ độc quyền cho giống cây của chúng tôi và ai có nhu cầu mua sẽ bản lấy kinh tế. Mong luật sư giải đáp.

Người gửi: Nguyễn Tiến Đạt ( Cao Bằng)

Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Căn cứ vào điều 59 luật sở hữu trí tuệ thì các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

3. Cách thức thể hiện thông tin;

4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

5. Giống thực vật, giống động vật;

6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Căn cứ theo quy định nếu trên thì giống thực vật, động vật sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Như vậy, việc gia đình bạn muốn đăng ký sáng chế với sản phẩm là giống cây keo sẽ không được bảo hộ.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề