Các hình thức sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước

Tóm tắt câu hỏi

Phân tích Các hình thức sửng dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước
Người gửi: Phan Văn Hoạt ( Tây Ninh)
Bài viết liên quan:
Kết quả hình ảnh cho các hình thức sử dụng đấtcủa tổ chức kinh tế trong nước

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Luật đất đai 2013
Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên moi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai

2. Các hình thức sửng dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước

Căn cứ Luật đất đai năm 2013 thì các hình thức sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước bao gồm:
– Nhận quyền sử dụng đất từ Nhà nước:
+ Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
+ Được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
– Nhận quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất khác:
+ Nhận chuyển quyền sử dụng đất:Nhận chuyển đổi; Nhận chuyển nhượng; Nhận thừa kế, tặng cho; Nhận góp vốn
+ Thuê, thuê lại quyền sử dụng đất từ chủ thể sử dụng đất khác.
Cụ thể các hình thức này như sau:

2.1. Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất

– Căn cứ pháp lý: Khoản 2, 4 Điều 55 Luật đất đai 2013
– Điều kiện được giao đất: theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 58 Luật đất đai 2013 như sau:
“Điều 58. Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư
2. Đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi được sự chấp thuận bằng văn bản của các bộ, ngành có liên quan.
3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải có các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư;
b) Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư;
c) Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.”
– Mục đích sử dụng đất được Nhà nước giao:
+ Sử dụng đất được giao để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
+ Sử dụng đất được giao để thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
Thời hạn sử dụng đất được Nhà nước giao: căn cứ Khoản 2 Điều 126 Luật đất đai thì thời hạn sử dụng đất được Nhà nước giao của tổ chức kinh tế trong nước được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất nhưng không quá 50 năm. Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm. Khi hết thời hạn, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.
Hạn mức giao đất: có hạn mức. Hạn mức cụ thể tham khảo Điều 129 Luật đất đai 2013
– Quyền, nghĩa vụ của tổ chức kinh tế với đất được Nhà nước giao: tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 166, 170, 174 Luật đất đai 2013
Trình tự, thủ tục xin giao đất: có hai hình thức: thông qua đấu giá quyền sử dụng đất và loại không thông qua đấu giá. Trình tự thủ tục và hồ sơ xin giao đất, thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất sẽ thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá/ hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất. Trường hợp không thông qua đấu giá thì được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT và Điều 60, Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
+ Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng tài nguyên và môi trường nơi có đất (theo Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)
Hồ sơ gồm các giấy tờ quy định tại Điều 4 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT 
+ Bước 2: Phòng Tài nguyên và môi trường kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định nhu cầu sử dụng đất; và trình các chủ thể có thẩm quyền phê duyệt
+ Bước 3: Sau khi nhận được quyết định giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp UBND cấp xã, chủ đầu tư tiến hành giao đất trên thực địa.

2.2. Được Nhà nước cho thuê đất(thu tiền 1 lần hoặc thu tiền hằng năm)

– Căn cứ pháp lý: điểm đ, e Khoản 1 Điều 56 Luật đất đai 2013
Điều kiện xin thuê đất: giống như khi xin giao đất
– Mục đích sử dụng đất thuê: 
+ Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê;
+ Sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp
– Thời hạn thuê đất: Như trường hợp được Nhà nước giao đất
– Hạn mức thuê đất: có hạn mức, cụ thể tham khảo Điều 129 Luật đất đai 2013
– Quyền nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất:
+ Thuê đất trả tiền 1 lần: có quyền nghĩa vụ quy định tại Điều 166, 170, 174 Luật đất đai 2013
+ Thuê đất trả tiền hằng năm: có quyền nghĩa vụ quy định tại Điều 166, 170, 175 Luật đất đai 2013
+ Thuê đất để xây dựng công trình ngầm: Điều 178 Luật đất đai 2013
Trình tự, thủ tục xin thuê đất:  như với trường hợp xin giao đất

2.3. Nhận chuyển quyền sử dụng đất của người sử dụng đất khác

– Căn cứ pháp lý: Điều 169 Luật đất đai 2013
– Trường hợp cụ thể:
+ Tổ chức kinh tế được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này; 
+ Tổ chức được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 và điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này;
+ Tổ chức được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất;
+ Tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
 + Tổ chức được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung;
+ Tổ chức là pháp nhân mới được hình thành thông qua việc chia tách hoặc sáp nhập theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật được nhận quyền sử dụng đất từ các tổ chức là pháp nhân bị chia tách hoặc sáp nhập.
Điều kiện thực hiện: quy định tại Điều 188 Luật đất đai như sau:
Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”
– Thời hạn sử dụng: Theo thời hạn sử dụng của loại đất nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Hạn mức nhận chuyển quyền: theo nhu cầu nhưng phải đảm bảo phù hợp với hạn mức của loại đất nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Quyền, nghĩa vụ của tổ chức kinh tế khi nhận chuyển quyền sử dụng đất: quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 166, 170, 176, 177 Luật đất đai 2013
Trình tự thủ tục: Tùy vào hình thức nhận chuyển quyền quyền sử dụng đất mà trình tự thủ tục có sự khác nhau, song có thể thể khái quát thông qua 1 số thủ tục sau:
+ Ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất(có công chứng, chứng thực)
+ Đăng ký biến động đất đai
+ Sang tên quyền sử dụng đất

2.4. Thuê, thuê lại quyền sử dụng đất của người khác

– Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định: 
“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Như vậy, người sử dụng đất trong đó có tổ chức kinh tế có quyền cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất thì tương ứng thì 1 tổ chức kinh tế khác sẽ có quyền thuê, thuê lại quyền sử dụng đất của chủ thể khác.
Điều kiện: như ở mục 2.3
Thời hạn sử dụng: Thời hạn còn lại của thời hạn sử dụng thửa đất thuê, thuê lại
Hạn mức thuê, thuê lại: Theo nhu cầu và phù hợp với hạn mức của thửa đất thuê, thuê lại
– Quyền, nghĩa vụ của tổ chức kinh tế thuê, thuê lại quyền sử dụng đất của chủ thể khác: Quyền, nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất cho thuê, cho thuê lại và quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng thuê, thuê lại quyền sử dụng đất.
– Trình tự thủ tục: 
+ Xin phép chủ thể có thẩm quyền(trong trường hợp phải xin phép)
+ Ký kết hợp đồng thuê, thuê lại quyền sử dụng đất( có công chứng, chứng thực)
+ Đăng ký, làm thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là tư vấn từ Luật Việt Phong về Các hình thức sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước. Chúng tôi hy vọng quý khách có thể vận dụng được các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Nguyễn Thị Thu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Các hình thức sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề