Các loại thuế hiện hành tại Việt Nam

Tóm tắt câu hỏi:

Cho tôi hỏi luật sư hiện nay ở Việt Nam có những loại thuế nào? Xin cám ơn

Người gửi: Nguyễn Viết Thành ( Nam Định )

các loại thuế hiện hành tại Việt Nam

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới  luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

– Thuế giá trị gia tăng:  quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 : là 1 loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là thuế thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước được quy định tại  Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12: Là 1 loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ này phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt.

+ Đối tượng chịu thuế : kinh doanh dịch vụ, một số sản phẩm , mặt hàng nhập khẩu theo qui định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

+ Đối tượng nộp thuế : đối tượng kinh doanh dịch vụ, sản phẩm, hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Mối mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ chịu thuế 1 lần, đối với những mặt hàng nhập khẩu, khi nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt thì khi bán ra không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nữa.

VD: Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; rượu; bia;…

Thuế Xuất nhập khẩu: được quy định tại Luật thuế xuất nhập khẩu số 45/2005/QH 11 : Là loại thuế trực thu, tính trực tiếp trên trị giá các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Đối tượng chịu thuế là các hàng hoá xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.Đối tượng nộp thuế là mọi tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu các hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế xuất nhập khẩu. Mức thuế xuất nhập khẩu thường xuyên thay đổi (theo quý), mức thuế từ 0% đến 45%
Thuế thu nhập doanh nghiệp:  theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 : Là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hợp đồng sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế. Theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 78/2014/TTBTC theo đó: Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% hoăc 22% tùy theo doanh thu năm trước liền kề của từng doanh nghiệp.

Chú ý: Đối với DN mới thành lập tạm thời áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 22%, đến khi kết thúc năm tài chính (hết ngày 31/12 ­ đối với các doanh nghiệp áp dụng năm tài chính theo năm dương lịch) nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính theo thuế suất 20%
Thuế thu nhập cá nhân:  được quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12: Là thuế trực thu, thu trên thu nhập của những người có thu nhập cao. Đối tượng nộp thuế là công dân Việt Nam ở trong nước hoặc nước ngoài có thu nhập cao; người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam.

Biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần:
Bậc 1: 4 triệu đồng/tháng 0%;
Bậc 2: Trên 4 – 6 triệu đồng/tháng: 5%;
Bậc 3: Trên 6 – 9 triệu đồng: 10%;
Bậc 4: Trên 9 – 14 triệu đồng/tháng: 15%;
Bậc 5: trên 14 – 24 triệu đồng/tháng: 20%;
Bậc 6: Trên 24 – 44 triệu đồng/tháng: 25%;
Bậc 7: Trên 44 – 84 triệu đồng/tháng: 30%;
Bậc 8: Trên 84 triệu đồng: 35%.
Biểu thuế thu nhập cá nhân toàn phần:
+ Lãi cho vay, lợi tức cổ phần, lợi tức từ góp vốn kinh doanh, lãi tiết kiệm trên 5 triệu đồng/tháng là 5%;
+  Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: 25%;
+ Thu nhập từ chuyển đổi bất động sản: 25%.
Thuế tài nguyên: Là loại thuế trực thu tính trên việc sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước qui định. Đối tượng chịu thuế là các loại khoáng sản kim loại, các loại than mỏ, than bùn, dầu khí, khí đốt, khoáng sản tự nhiên, thủy sảntự nhiên và các loại tài nguyên khác như vật liệu xây dựng  tự nhiên. Đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phục vụ cho hợp đồng sản xuất kinh doanh. Thuế nhà đất, tiền thuê đất là tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình đều phải nộp thuế nhà, đất. Tất cả các tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng đất của Nhà nước đều phải nộp tiền thuê đất theo qui định. Căn cứ xác định thuế theo khung giá qui định của Nhà nước.
– Các loại thuế khác :

+ Thuế trước bạ:  là mọi trường hợp chuyển dịch về quyền sở hữu hoặc sử dụng về nhà đất, phương tiện vận tải,… đều phải nộp thuế trước bạ. Thuế trước bạ phải nộp khi chuyển dịch về quyền sở hữu tài sản nào được ghi tăng nguyên giá tài sản đó.  

+Thuế môn bài:  được quy định tại Thông tư số 42/2003/TT-BTC là loại thuế doanh nghiệp đóng hàng năm Hàng năm Nhà nước tiến hành thu thuế môn bài vào đầu năm nhằm mục đích nắm và thống kê các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp, công ty tư nhân, Hợp tác xã, các tổ chức làm kinh tế khác. Thuế môn bài được ghi nhận vào chi phí Quản lý doanh nghiệp

Bậc 1: Vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, mức thuế môn bài của cả năm là 3.000.000 đồng.
Bậc 2: Vốn đăng ký từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 2.000.000 đồng.
Bậc 3: Vốn đăng ký từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 1.500.000 đồng.
Bậc 4: Vốn đăng ký dưới 2 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 1.000.000 đồng

Doanh nghiệp tư nhân, công ty liên danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần trả thuế môn bài căn cứ trên số vốn đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư

+ Thuế nhà đất quy định tại Thông tư 71/1002/TT-BTC 

+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất quy định Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12

Cá nhân, doanh nghiệp có tài sản là quyền sử dụng đất phải đóng thuế đất

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, quy định tại  Nghị quyết số 15/2003/QH 11

+ Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí, quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12

+ Thuế từ dầu khí quy định tại Nghị định số 05/2009 NĐ-CP

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về các loại thuế hiện hành tại Việt Nam . Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Các loại thuế hiện hành tại Việt Nam
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề