Các nguyên tắc trong hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau rất mong được luật sư tư vấn: Tôi có đến tham quan triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người” tại Sài Gòn. Tôi rất ngạc nhiên khi được biết đó là những phôi thai, thai nhi, cơ thể người thật. Tôi có hỏi về danh tính của những người hiến tặng tuy nhiên họ không công khai hay tiết lộ bất cứ thông tin gì cả. Việc này có đúng không? Giả sử trong trường hợp phía bên ban tổ chức có trả tiền cho những người hiến tặng thì điều này có hợp pháp không? Xin cám ơn luật sư!
Người gửi: Thúy Hằng (TP Hồ Chí Minh)
Bài viết liên quan:

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, Luật Việt Phong xin tư vấn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

2/ Các nguyên tắc trong hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

Thứ nhất, việc ban tổ chức triển lãm không công khai, tiết lộ thông tin người hiến tặng xác là có hợp pháp không?
Trước hết, hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì một trong những nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể con người và hiến, lấy xác là “Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Như vậy, việc ban tổ chức triển lãm không tiết lộ, công khai thông tin của người hiến tặng là hoàn toàn hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quy định này có ý nghĩa đảm bảo thông tin cá nhân cho người hiến tặng.
Thứ hai, giả sử có việc mua bán xác thì có hợp pháp không? 
Theo như giả sử bạn đưa ra về việc phía bên tổ chức triển lãm có trả tiền cho người hiến tặng để họ thực hiện việc hiến tặng nêu trên thì chúng tôi xin trả lời như sau. Nếu việc hiến tặng nếu trên có yếu tố thương mại, dấu hiệu của việc mua bán thì dây là một hành vi phạm pháp luật. Bởi lẽ, về nguyên tắc việc hiến tặng mô, cơ thể là dựa trên tinh thần tự nguyện, có ý nghĩa nhân văn và nhân đạo sâu sắc và pháp luật cũng nghiêm cấm việc mua bán mô, cơ thể con người. Cụ thể, tại Điều 11 Luật quy định như sau:
“Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác.
2. Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.
3. Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.
4. Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
5. Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi.
6. Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
7. Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.
8. Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
9. Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não.”
Theo đó, việc mua bán mô, bộ phận cơ thể người là trái pháp luật. Cụ thể, tại Điều 17 Luật này cũng quy định về quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người trong đó không bao gồm lợi ích về vật chất “có tính chất mua bán” như trường hợp bạn giả sử. Cụ thể như sau:
Điều 17. Quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người
1. Người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế.
2. Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây:
a) Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;
b) Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;
c) Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;
d) Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ tài chính về khám sức khỏe định kỳ và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người.”
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Các nguyên tắc trong hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Chúng tôi hy vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài 1900 6589 tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Phùng Thị Mai

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Các nguyên tắc trong hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề