Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong bộ luật hình sự

Theo nguyên tắc của Bộ luật hình sự thì mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Tuy nhiên, để cá thể hóa hình phạt đối với người phạm tội thì với mỗi người phạm tội thì tùy từng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà khung hình phạt áp dụng với người phạm tội là khác nhau theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999.

Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong bộ luật hình sự

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Căn cứ tại Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 thì các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

– Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

– Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

– Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

– Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

– Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

– Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

– Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

– Phạm tội do lạc hậu;

– Người phạm tội là phụ nữ có thai;

– Người phạm tội là người già;

– Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

– Người phạm tội tự thú;

– Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

– Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

– Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

– Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

Căn cứ vào Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 thì các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:

– Phạm tội có tổ chức;

– Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

– Phạm tội có tính chất côn đồ;

– Phạm tội vì động cơ đê hèn;

– Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

– Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;

– Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

– Xâm phạm tài sản của Nhà nước;

– Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

– Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

– Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;

– Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trong bộ luật hình sựChúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong bộ luật hình sự
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề