Các vấn đề pháp lý liên quan đến việc nuôi con nuôi

Posted on Tư vấn luật hôn nhân 391 lượt xem

Xin chào các luật sư của công ty luật Việt Phong! Xin các luật tư vấn giúp tôi về việc như sau: tôi đang độc thân muốn nhận con nuôi. Về độ tuổi và các quy định khác theo pháp luật, tôi hoàn toàn đủ điều kiện để nhận nuôi con nuôi. Con nuôi tôi muốn nhận là con của bạn tôi, bạn tôi đã ly hôn với chồng lúc đang mang thai và có quyết định ly hôn trước khi sinh con. Do hoàn cảnh gia đình bạn tôi đơn chiếc nên tôi đã giúp đỡ nuôi dưỡng cả 2 mẹ con bạn tôi cho đến nay. Bé đã được 26 tháng. Khai sinh của bé chỉ có tên mẹ. Từ lúc ly hôn đến giờ cha bé cũng không thăm nom và không cấp dưỡng cho bé. Vì nuôi bé từ lúc chưa được sinh ra đến giờ nên tôi thương bé như con mình. Tôi muốn dược nhận bé làm con nuôi theo đúng pháp luật. Bạn tôi hoàn toàn đồng ý. Và tôi muốn cùng hỗ trợ bạn tôi nuôi bé chứ không phải bạn tôi đưa hẳn bé cho tôi nuôi. Xin các luật sư tư vấn giúp tôi là khi nhận bé làm con nuôi thì trong giấy khai sinh của bé có được ghi tên cả mẹ ruột và mẹ nuôi không ạ?! Hoặc tôi phải làm như thế nào để được làm mẹ nuôi của bé theo đúng pháp luật nhưng bé vẫn là con của bạn tôi ạ?! Và nếu ví dụ sau này cha của bé có trở lại giành quyền nuôi bé thì có được không?! Và tôi có quyền tranh chấp quyền nuôi bé với cha bé không ạ?! Xin các luật sư dành chút thời gian quý báo tư vấn giúp tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn rất nhiều!!!!!!

Bach Thi Kim Thoa

Căn cứ pháp lý:

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: từ những dữ liệu bạn đưa ra có thể thấy bạn đang cần được tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc nuôi con nuôi. Sự kiện nuôi con nuôi sẽ dẫn đến vấn đề pháp lý kéo theo như quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình khi có thêm thành viên mới, quan hệ về nuôi dưỡng hay phân chia tài sản khi cha, mẹ đẻ hoặc cha, mẹ nuôi ly hôn sẽ được giải quyết như thế nào và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong vấn đề này sẽ như thế nào…
  • Vấn đề thứ nhất liên quan đến các tranh chấp về hôn nhân, gia đình sau khi tiến hành ly hôn. Việc chấm dứt hôn nhân chỉ không làm phát sinh quan hệ giữa vợ chồng còn các quan hệ khác như quan hệ giữa cha, mẹ và con; quan hệ cấp dưỡng… vẫn tiếp diễn bình thường theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Áp dụng vào trường hợp của bạn, theo pháp luật hiện hành, quan hệ giữa cha và con vẫn sẽ phát sinh và chịu sự điều chỉnh của luật hôn nhân gia đình nếu người cha có các căn cứ chứng minh được mối quan hệ huyết thống cha – con thì Tòa sẽ công nhận mối quan hệ đó theo thông tư 15/2015/TT-BTP. Sau khi có bản án xác định huyết thống, người cha sẽ được quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến hộ tịch của con như thay đổi, bổ xung hộ tịch. 
  • Vấn đề thứ 2 liên quan đến các quy định pháp luật về nuôi con nuôi bao gồm những điều kiện của người nhận nuôi con nuôi, điều kiện của người được nhân nuôi và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.

– Thứ nhất, điều kiện cần đối với người nuôi con nuôi theo điều 14 luật nuôi con nuôi quy định:

Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.

Ngoài ra, điều kiện đủ đối với người nhận con nuôi là phải tiến hành 1 số thủ tục giấy tờ theo điều 17 luật con nuôi quy định:

Điều 17. Hồ sơ của người nhận con nuôi
Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:
1. Đơn xin nhận con nuôi;
2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
3. Phiếu lý lịch tư pháp;
4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.

– Thứ 2, điều kiện của người được nhận nuôi theo điều 8 luật nuôi con nuôi quy định:

Điều 8. Người được nhận làm con nuôi
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi…

Tuy nhiên, trong sự việc này chỉ là chấm dứt quan hệ vợ chồng cho nên việc xác lập nuôi con nuôi cần sự đồng ý của cha, mẹ đẻ theo quy định tai điều 21 luật nuôi con nuôi 2010 quy định:

Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi
1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; …

Tuy nhiên, việc “đồng ý” của cha hoặc mẹ đẻ chỉ hợp pháp khi không rõ địa chỉ của người còn lại. 

– Thứ 3, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước theo điều 71 luật hộ tịch quy định:

Điều 71. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật này;…

Như vậy, sau khi được sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ làm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi theo điều 24 luật nuôi con nuôi quy định:

Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi
1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc nuôi con nuôi. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Đức Anh

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Các vấn đề pháp lý liên quan đến việc nuôi con nuôi
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề