Các yếu tố cấu thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tóm tắt câu hỏi

Trước đây tôi là nhân viên bán hàng cho công ty tabaco, cứ cuối ngày làm thì tôi phải đóng thùng giấy và ghi tên mình vào và để lên kho riêng và chìa khóa thì giám đốc và giám sát giữ. Khi tôi nghỉ việc tôi đã để lại tòa bộ số hàng mà đầu giờ sáng tôi mang của nhà phân phối đi bán và số hàng ở trên kho mà hôm trước gđốc và giám sát đã kiểm tra và cho lên kho riêng. nhưng số hàng đấy thi giám đốc đã tính cho tôi là thiếu công nợ nhà phân phối bắt tôi phải trả cho nhà phân phối số tiền ma tôi k lấy. Luật sư cho tôi hỏi tôi sẽ bị quy về tội gì
Trong thời gian tôi còn làm việc ở đây thì tôi đã làm vỡ màn hình của chiếc máy mà công ty phát cho tôi đã dùng 3 năm và giám đốc bắt tôi đền chiếc máy mới với trị giá là 5trieu đồng trong khi công ti triết khấu hao mòn cho nhân viên sử dụng. 
Trong thời gian làm việc giám đốc của chúng tôi đã bắt chúng tôi gửi hàng chưa có phân phối tổng giá trị hàng tôi gửi vào là 3tr3 nhưng khi tôi nghỉ giám đốc chỉ đưa tôi 3tr. Khi mới vào làm tôi đã đặt cọc 3 triệu đồng tại nhà phân phối và công nợ tôi còn thiếu là 3500.000. Khi tôi nghỉ thì giám đốc đã cộng tiền của tôi còn thiếu tất cả là 16tr đồng trong khi tôi tính ra chỉ khoảng 2-3 triệu đồng. Nếu như giám đốc khu vực báo công an thì tôi có bị quy vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Người gửi: Thanh Nhàn
lua dao chiem doat tai san 1
Liên hệ luật sư và đăng ký sử dụng dịch vụ gọi 1900 6589


Luật Sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới công ty Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Cơ sở Pháp lí

– Bộ luật Hình sự 1999.

2/ Làm hư hỏng tài sản của công ty sau đó tự ý nghỉ việc có bị coi là tội lừa đảo chiếm đoạt Tài sản không?

Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 BLHS 1999 như sau: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.”
Trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bắt buộc phải có hành vi chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối và có đầy đủ các yếu tố cấu thành của tội phạm như sau:
Thứ nhất, các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm
Người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự, mà theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ hai, về khách thể của tội phạm
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.
Thứ ba, các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm
-Về hành vi khách quan:
Do đặc điểm riêng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối. 
Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới được coi là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
-Về phía người bị hại ( người bị lừa), là người mất cảnh giác, nhẹ dạ cả tin và không ít người do tham lam nên mới tạo điều kiện để cho người phạm tội lừa  được.
Thứ tư, Về hậu quả và mối quan hệ nhân quả
Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Tại Điều luật quy định thì giá trị tài sản bị chiếm đoạt là từ 500000 đồng trở lên, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 500.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm mới cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng không vì thế mà cho rằng, phải có thiệt hại về tài sản ( người phạm tội chiếm đoạt được tài sản ) thì mới cấu thành tội phạm.
Thứ năm, các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu sau khi đã có tài sản mộtt cách hợp pháp rồi mới có ý định chiếm đoạt thì không phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng như: tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, từ những phân tích trên thì hành vi của bạn chưa cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vì như thông tin bạn đã cung cấp cho chúng tôi thì bạn có đầy đủ các yếu tố cấu thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn chưa có hành vi “chiếm đoạt” nên không thể coi là chiếm đoạt tài sản được.
Như thông tin bạn cung cấp thì trong thời gian làm việc ở công ty bạn đã làm vỡ màn hình của chiếc máy với giá trị là 5 triệu đồng nên vẫn chưa đủ yếu tố cấu thành tội “vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản” theo Điều 145 Bộ Luật Hình sự. Vì vậy, chỉ với hành vi làm hư hỏng chiếc máy của công ty thì bạn sẽ chỉ phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho công ty mà thôi. 
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Một số vấn đề pháp lý về tội lừa đảo chiếm đoạt Tài sản. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thị Quỳnh

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Các yếu tố cấu thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề