Cách thức xử lý chế độ thai sản đối với người lao động khi sổ bảo hiểm có sai xót

Posted on Tư vấn luật lao động 254 lượt xem

Tôi sinh con từ tháng 10/2017 nhưng trong sổ bảo hiểm thì ghi tháng 10/2017 khôngđóng BHXH  và tháng 11/2017 trở đi ghi là hưởng chế độ thai sản. Tôi sinh con trước thì sổ bảo hiểm không ghi, mà ghi luôn hưởng chế độ thai sản, công ty vẫn đóng bhxh cho tôi đến tận tháng trước tháng nghỉ hưởng chế độ thai sản. Tôi muốn hỏi tại sao lại như thế? và liệu có phải do công ty có sai sót gì không? Có vi phạm pháp luật gì không?
Rất mong nhận được phản hồi sớm từ quý công ty!
Trân trọng!!!

Hoài

Căn cứ pháp lý

images 8 4

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến chế độ thai sản.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo quy định pháp luật có liên quan đến điều kiện hưởng chế độ thai sản, tại điều 9 Thông tư 59/2015 quy định:

Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Theo đó, tùy thuộc vào thời gian sinh sẽ có những quy định khác nhau về thời gian bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm xã hội tuy nhiên quyền và lợi ích của người lao động khi tham gia chế độ thai sản sẽ được đảm bảo nếu đáp ứng điều kiện:
  • Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong giai đoạn 12 tháng trước khi sinh.
  • Trường hợp người mang thai phải nghỉ dưỡng thai theo quyết định của cơ sở y tế có thẩm quyền thì thời gian phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.
Như vậy, trong trường hợp này người lao động vẫn được quyền hưởng những lợi ích khi tham gia chế độ thai sản.

Tiếp theo liên quan đến sự sai lệch về thông tin trong sổ bảo hiểm xã hội là thời gian nghỉ thai sản đối với thời gian thực tế đã tham gia đóng phí bảo hiểm xã hội. Căn cứ theo quy định về quyền, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội, tại điều 21 Luật bảo hiểm xã hội quy định:

Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm báo cáo với cơ quan bảo hiểm xã hội về các sự kiện pháp lý có liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội xảy ra với người lao động. Nếu có chứng cứ về hành vi vi phạm từ phía người sử dụng lao động, theo khoản 4 điều 20 nghị định 88/2015 quy định:

20. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:
“Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giả mạo….”
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về các vấn đề pháp lý liên quan đến chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Thu Thuỷ

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề