Cách thức xử lý hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Posted on Tư vấn luật hình sự 271 lượt xem

Tôi có hợp tác làm ăn cùng người bạn. Người này mượn tiền tôi 300 triệu và có viết giấy nợ (chưa kể những khoản nợ do tin tưởng tôi cho mượn chỉ trao đổi qua email) và sau đó tới hạn hứa trả nhưng nói là bệnh nặng đang nằm trong bênh viện, nói là muốn tự tử, nói là sắp chết nên nói tôi cố gắng đợi qua khỏi bệnh sẻ trả tiền. Tuy nhiên qua thông tin FB tôi phát hiện người này đang đi làm, vẫn sống và chụp hình với mọi người, người này đã chặn FB của tôi, đổi nhà thuê. Tôi đang cố gắng liên lạc với những người đang tương tác FB với người này đề hỏi thông tin. Tôi quá ngu ngốc khi tin người và tin vào tình bạn. Vậy cho tôi hỏi tôi muốn khởi kiện người này trong khi giờ không biết họ đang ở đâu có được không. Tôi không muốn phải kiện một người bạn nhưng không còn cách nào để lấy lại tiền nên tôi đang cân nhắc hỏi thông tin trước, sau đó sẻ quyết định trả phí để khởi kiện người này. Xin Luật sư tư vấn giúp , cảm ơn Luật Sư.

LINH

Căn cứ pháp lý:

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: từ những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề pháp lý liên quan đến xử lý hành vi chiếm đoạt tài sản.

Dựa theo thông tin được cung cấp, trong trường hợp này có thể xử lý vi phạm đối với 2 hành vi:

  • Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
  • Bồi hoàn tài sản đã được chuyển giao thông qua giao dịch dân sự hợp pháp

Theo quy định của pháp luật về xử phạt đối với hành vi chiếm đoạt tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự áp dụng theo điều 175 BLHS:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một cá nhân chỉ được đặt ra khi thoả mãn 1 số yêu cầu về cấu thành tội phạm:

• Chủ thể: người phạm tội có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 12 BLHS:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

• Khách thể: xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Áp dụng vào sự việc này, hành vi đã vi phạm các quy định về xâm phạm sở hữu được quy định tại chương XVI.

• Chủ quan: là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Đối với tội danh này, yếu tố “lỗi” được đặt ra phải là lỗi cố ý khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

• Khách quan: là những hành vi được diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Đó là thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. 

Áp dụng vào trường hợp của bạn, người vay đã có được tài sản thông qua giao dịch hợp pháp – đó là hợp đồng vay mượn tài sản, sau đó chiếm đoạt 300 triệu đồng của bạn – bằng việc cắt đứt liên lạc với bạn. Như vậy người này có thể bị xử lý hình sự theo khoản 3 Điều 175 BLHS.

Mặt khác, nhằm đảm bảo cho quyền và lợi ích chính đáng của người bị hại, trong trường hợp này nếu có yếu cầu đòi bồi hoàn tài sản, căn cứ theo điều 30 BLTTHS quy định:

Điều 30. Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Như vậy, việc bạn yêu cầu đòi hoàn trả tài sản cũng được giải quyết đồng thời với vụ án hình sự nếu toà hình sự, trong quá trình điều tra truy tố có được những chứng cứ chứng minh việc các bên đã thực hiện giao dịch chuyển giao tài sản và chiếm đoạt tài sản đó.

Khi đó, Toà án nhân dân cấp huyện nơi xảy ra vụ việc có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại điều 268 BLTTHS:

Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về xử lý hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Chuyên viên: Đức Luân

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề