Cách thức xử lý tang vật bị thu giữ trong vụ đánh nhau

Posted on Tư vấn luật hành chính 739 lượt xem

Tôi muốn hỏi là bạn tôi đi chơi lúc đó thấy người bạn bị một đám đông đánh thì bạn tôi mới vào can ngăn nhưng bên đó rất đông, bạn tôi không can được. Sau đó tôi mượn của người bạn chiếc xe máy nhưng không biết là chiếc xe đó dùng để đi đánh lộn và vũ khí giấu trong xe. Nhưng khi tới thì gặp công an nên đã chạy và để lại xe máy ở đó, ở hiện trường không có ai. Sáng hôm sau chủ xe máy mới lên công an xin nhận xe nhưng công an không cho. Lúc đó, công an kêu tôi đóng phạt và tôi đã đóng thì công an nói người tha nhưng chiếc xe máy cứ giam, chờ cấp trên ký giấy mới thả xe nhưng hứa ngoài thì tôi không biết phải làm sao?

Đặng Thúy Mỹ

Căn cứ pháp lý:

– Thông tư 47/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 115/2013/NĐ-CP về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn đưa ra, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về biện pháp xử lý đối với phương tiện giao thông có chứa vũ khí sử dụng vào mục đích gây rối trật tự công cộng.

Theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Như vậy, chiếc xe máy mà bạn sử dụng có chứa các công cụ, phương tiện nhằm gây mất trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác. Do đó, bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn có thể phải chịu hình phạt bổ sung đó là tịch thu chiếc xe vi phạm.

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp của bạn, theo khoản 4 Điều 66 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; … Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, k Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b, c, d, e Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Về việc trả lại phương tiện đang bị tạm giữ, theo Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA quy định:

Điều 9. Trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ
1. Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.

Theo đó, để trả lại chiếc xe máy cho bạn cần phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên:  Huyền Trang

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Cách thức xử lý tang vật bị thu giữ trong vụ đánh nhau
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề