Cách tra cứu thông tin BHXH

Chào luật sư, tôi có thắc mắc là người lao động chúng tôi có tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội để xem mình đã được đóng bảo hiểm xã hội đúng hạn và đầy đủ hay chưa. Tuy nhiên không tra cứu được do một lỗi: BHXH ra thông báo về là số tài khoản nhận kết quả tra cứu chưa được khai báo trong tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội. Mọi người thắc mắc là đã có điền số điện thoại vào tờ khai rồi. Vậy nguyên nhân không tra cứu được là do đâu?

Thư Hà

a36acb74b0ce84e8c55ee14757b61cca 4

Căn cứ pháp lý

Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động
Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến việc theo dõi quá trình tham gia bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật lao động về bảo hiểm xã hội, việc xác lập quan hệ lao động theo đúng quy định tại khoản 1 điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP:

Điều 4. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động
1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:
a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
thì người sử dụng lao động và người lao động có nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia chế độ bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên yếu thế trong quan hệ lao động và đảm bảo cho việc quản lý của cơ quan Nhà nước liên quan đến các chế độ dành cho người lao động, căn cứ theo các quy định tại chương VII Luật bảo hiểm xã hội quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.

Tiếp theo, quy định khác bổ sung thêm cho điều 4 Nghị định 44/2013, tại điều 96 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều 96. Sổ bảo hiểm xã hội
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
Từ các căn cứ đó, áp dụng vào trường hợp này, người lao động được cấp số bảo hiểm nhằm đảm bảo cho những quyền và lợi ích chính đáng được pháp luật thừa nhận như theo dõi việc đóng phí để được hưởng các chế độ bảo hiểm bắt buộc…Tuy nhiên theo thông tin được cung cấp ban đầu, người lao động không tra cứu được tình trạng tham gia BHXH, có thể có sự vi phạm từ người sử dụng lao động và sẽ bị xử phạt hành chính đồng thời bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung khác căn cứ theo quy định tại điều 28 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:
Điều 28. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: 
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; 
c) Không làm văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;
d) Làm mất, hư hỏng hoặc sửa chữa, tẩy xóa sổ bảo hiểm xã hội. 
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: 
a) Buộc trả đủ chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này; 

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về tham gia chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Thu Thuỷ

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề