Cần làm gì để giảm thiểu rủi ro của hợp đồng góp vốn mua đất?

Posted on Tư vấn luật dân sự 233 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Cần làm gì để giảm thiểu rủi ro của hợp đồng góp vốn mua đất?

Kính gửi anh, chị!

Hiện em và bạn em có nhu cầu góp vốn mua một mảnh đất nhưng để đứng tên bạn em. Hợp đồng góp vốn được thể hiện bằng văn bản. Kính nhờ anh/chị tư vấn cần làm gì để giảm thiểu rủi ro của hợp đồng và cho em xin mẫu hợp đồng góp vốn mua đất ạ. Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: Hoàng Văn Sơn (Đà Nẵng)

Cần làm gì để giảm thiểu rủi ro của hợp đồng góp vốn mua đất?

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự 2005;

– Luật đất đai năm 2013.

2/ Cần làm gì để giảm thiểu rủi ro của hợp đồng góp vốn mua đất?

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Về mặt hình thức, hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Theo quy định của pháp luật dân sự, hợp đồng xác nhận về việc góp vốn mua đất giữa những người góp vốn được công nhận là hợp pháp nếu bảo đảm được các quy định của pháp luật.

Để giảm thiểu những rủi ro của hợp đồng góp vốn mua đất bạn cần lưu ý một số điều:

–  Hợp đồng phải có đầy đủ chữ ký của tất cả những người góp vốn;

– Nên công chứng, chứng thực hợp đồng góp vốn mua mảnh đất;

– Hợp đồng phải do những người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự xác lập; mục đích và nội dung của hợp không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; người tham gia xác lập hợp đồng hoàn toàn tự nguyện;

– Hợp đồng cần bảo đảm về mặt hình thức;

– Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng;

– Nội dung của hợp đồng:

Các bên nên thoả thuận về những nội dung:

  1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;
  2. Số lượng, chất lượng;
  3. Giá, phương thức thanh toán;
  4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  7. Phạt vi phạm hợp đồng;
  8. Các nội dung khác.

– Ngôn từ trong bản hợp đồng phải chính xác, rõ ràng, không sử dụng những từ ngữ đa nghĩa, khó hiểu;

– Hợp đồng thể hiện rõ nội dung cùng góp vốn mua đất do một người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác; thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro có thể phát sinh, cả hai bạn nên đăng ký đất đai và xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cả hai người.

3/ Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất

Bạn có thể tham khảo theo mẫu sau đây:

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————–

 

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN

 

Tại Phòng Công chứng số…………tỉnh/thành phố…….. (Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng), chúng tôi gồm có:

 

Bên góp vốn (sau đây gọi là bên A):

Ông (Bà):……………………………………………………………………………………..

Sinh ngày :…………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số:………………..cấp ngày……./……./……..tại …………………….

Hộ khẩu thường trú (Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi nơi đăng ký tạm trú):………………………………………………………………………………….…………………….

 

Hoặc có thể chọn một trong các chủ thể sau:

 

  1. Chủ thể là vợ chồng:

Chồng:……………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày:………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số:………………. cấp ngày………………………………………

tại……………………………………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Cùng vợ là bà: ……………………………………………………………………………………

Sinh ngày:………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số:………………. cấp ngày………………………………………

tại……………………………………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………

(Trường hợp vợ chồng có hộ khẩu thường trú khác nhau, thì ghi hộ khẩu thường trú của từng người).

 

  1. Chủ thể là hộ gia đình:

Họ và tên chủ hộ: ……………………………………………………………………………….

Sinh ngày:………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số:………………. cấp ngày………………………………………

tại……………………………………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………

Các thành viên của hộ gia đình:

Họ và tên:…………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày:………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số:………………. cấp ngày………………………………………

tại……………………………………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………

 

* Trong trường hợp các chủ thể nêu trên có đại diện thì ghi:

Họ và tên người đại diện:……………………………………………………………………..

Sinh ngày:………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số:………………. cấp ngày………………………………………

tại……………………………………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………

Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: …………………..

ngày ……………….do ……………………………………………………..lập.

 

            3. Chủ thể là tổ chức:

Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………….

Trụ sở: ………………………………………………………………………………………………

Quyết định thành lập số:…………….. ngày………… tháng ………… năm………….

do …………………………………………………………………………………………….. cấp.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…… ngày…….. tháng …… năm…….

do …………………………………………………………………………………………….. cấp.

Số Fax: ……………………………………. Số điện thoại:…………………………………..

Họ và tên người đại diện: …………………………………………………………………….

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………

Sinh ngày:………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số:………………. cấp ngày………………………………………

tại……………………………………………………………………………………………………..

Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: …………………..

ngày ……………….do ……………………………………………………..lập.

 

Bên nhận góp vốn (sau đây gọi là bên B):

(Chọn một trong các chủ thể nêu trên)

………………………………………………………………………………………………

 

Các bên đồng ý thực hiện việc góp vốn với các thoả thuận sau đây :

 

Điều 1

TÀI SẢN GÓP VỐN

 

Tài sản góp vốn thuộc quyền sở hữu của bên A: (mô tả cụ thể về tài sản góp vốn; nếu tài sản  góp vốn là tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì phải liệt kờ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu)…………………………………………………………….

 

 Điều 2

 GIÁ TRỊ GÓP VỐN

 

Giá trị tài sản góp vốn được các bên cùng thống nhất thoả thuận là:………………..

(bằng chữ:…………………………………………………….………………………………..)

 

Điều 3

THỜI HẠN GÓP VỐN

 

Thời hạn góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là: …………………………… kể từ ngày ………./………./………..

 

Điều 4

MỤC ĐÍCH GÓP VỐN

 

Mục đích góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là:……………………………………….

 

Điều 5

ĐĂNG KÝ VÀ XÓA ĐĂNG KÝ GÓP VỐN

 

  1. Bên A và bên B có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn bằng tài sản tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (đối với tài sản phải đăng ký).
  2. Bên A có nghĩa vụ thực hiện thủ tục xoá đăng ký góp vốn sau khi hết thời hạn góp vốn.

Điều 6

VIỆC NỘP LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG

 

Lệ phí Công chứng Hợp đồng này do bên ……………………. chịu trách nhiệm nộp.

 

Điều 7

PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

           

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

 

  Điều 8

 CAM ĐOAN CÁC BÊN

 

1. Bên A cam đoan:

a. Những thông tin về nhân thân, tài sản đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

b. Tài sản góp vốn không có tranh chấp;

c. Tài sản góp vốn không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;

d. Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

e. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

g. Các cam đoan khác…

 

2. Bên B cam đoan:

a. Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b. Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản gúp vốn nêu trên và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu;

c. Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

d. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

e . Các cam đoan khác…

 

 

Điều 9

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

 

  1. Các bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

 

  1. Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên.

 

Hoặc chọn một trong các trường hợp sau đây:

– Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên.

– Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên.

– Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên.

– Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên.

– Hai bên đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên.

– Hai bên đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đó hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

– Hai bên đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đó hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

– Hai bên đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đó hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

 

  1. Hợp đồng có hiệu lực từ: ……………………………………………….

 

 

Bên A

 

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Bên B

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

Lời chứng của công chứng viên

 

Ngày………tháng………..năm………….. (bằng chữ …………………………………….)

(Trường hợp công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, thì ghi thêm giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn)

tại Phòng Công chứng số……… tỉnh/thành phố ……….

(Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng)

Tôi ……………………………, Công chứng viên Phòng Công chứng số……… tỉnh/thành phố …………

 

Chứng nhận:

 

– Hợp đồng góp vốn được giao kết giữa bên A là …………………………… và bên B là …………………….…………………..; các bên đã tự nguyện thoả thuận giao kết hợp đồng và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hợp đồng;

– Tại thời điểm công chứng, các bên đã giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

– Nội dung thoả thuận của các bên trong hợp đồng phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;

– Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;

 

Hoặc chọn một trong các trường hợp sau:

 

– Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;

– Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;

– Các bên giao kết đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;

– Các bên giao kết đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;

– Các bên giao kết đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã  điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;

– Các bên giao kết đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng này, đó đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng đó ký và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;

– Các bên giao kết đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng này, đó đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đó điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;

– Các bên giao kết đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng này, đó đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đó ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;

 

– Hợp đồng này được lập thành ………………………. bản chính (mỗi bản chính gồm……..tờ………trang) cấp cho:

+ Bên A …………….. bản chính;

+ Bên B …………….. bản chính;

+ Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.

 

Số công chứng ……………….., quyển số ………..

 

Công chứng viên

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

 

Tải mẫu hợp đồng góp vốn (Tại đây): Mẫu hợp đồng góp vốn- Luật việt phong

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Cần làm gì để giảm thiểu rủi ro của hợp đồng góp vốn mua đất? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Cần làm gì để giảm thiểu rủi ro của hợp đồng góp vốn mua đất?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề