Tạm nhập tái xuất được quy định là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam. Thương nhân khi thực hiện hoạt động tạm nhập tái xuất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Việc đề nghị cấp phép hoạt động tạm nhập tái xuất không phải một thủ tục đơn giản với nhiều chủ thể không chuyên. Luật Việt Phong với đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm, nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu của quý khách hàng, cung cấp tới quý khách dịch vụ đề nghị cấp phép tạm nhập tái xuất, chính thức đưa thương nhân thực hiện hoạt động hợp pháp, cho phép thương nhân thực hiện trôi chảy hoạt động kinh doanh của mình.
1041 1

1. Những trường hợp tạm nhập, tái xuất hàng hoá cần cấp phép

– Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa  quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP đối với hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép.
– Trường hợp tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo hình thức khác quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép.

2. Hồ sơ cấp Giấy phép tạm nhập tái xuất 

* Trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 11/2017/TT-BCT: 1 bản chính
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Mã số tạm nhập, tái xuất đối với trường hợp doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 11/2017/TT-BCT): 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;
– Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do doanh nghiệp ký với khách hàng nước ngoài: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;
– Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép tạm nhập, tái xuất đã được cấp, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 11/2017/TT-BCT): 1 bản chính.
* Trường hợp tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo hình thức khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 11/2017/TT-BCT): 1 bản chính;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
– Hợp đồng thuê, mượn ký với khách hàng nước ngoài: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
– Văn bản chấp thuận của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành về việc thương nhân tạm nhập, tái xuất hàng hóa đó: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

3. Trình tự Luật Việt Phong thực hiện việc đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất

Khi quý khách đặt niềm tin vào việc sử dụng dịch vụ cấp phép tạm nhập tái xuất của Luật Việt Phong, chúng tôi hoàn toàn tự tin đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong việc xin cấp phép này.
Bước 1: Ngay sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng, luật sư, chuyên viên của Luật Việt Phong sẽ nhanh chóng gửi tới khách hàng những thông tin về dịch vụ. Đồng thời yêu cầu quý khách hàng cung cấp thông tin đầy đủ theo phiếu yêu cầu cung cấp thông tin bao gồm một số thông tin như: loại hàng hoá muốn tạm nhập tái xuất, bản sao y bản chính các loại hợp đồng, văn bản chấp thuận…
Bước 2: Tư vấn những vấn đề liên quan đối với nhu cầu cấp phép tạm nhập tái xuất hàng hoá, bao gồm
– Tư vấn về việc doanh nghiệp có được phép tạm nhập tái xuất loại hàng hoá này hay không?
– Tư vấn sơ bộ về quy trình cấp phép tạm nhập tái xuất
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ cụ thể được quy định tại Mục 2. Thay khách hàng nộp hồ sơ tại Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương và theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ để tiến hành những sửa đổi, bổ sung khi cần thiết
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy phép hoặc văn bản trả lời của Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương được gửi cho thương nhân qua đường bưu điện tới địa chỉ ghi trên đơn đề nghị cấp Giấy phép.
Bước 4: Trả kết quả về tay khách hàng: Chỉ trong vòng 05 ngày làm việc, Luật Việt Phong sẽ gửi Giấy phép tạm nhập tái xuất tới tận tay quý khách, chính thức hợp pháp hoá hoạt động tạm nhập tái xuất của thương nhân.

4. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ đề nghị cấp phép của Luật Việt Phong

Đặt niềm tin vào Luật Việt Phong, quý khách sẽ được làm việc với đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm, tận tâm và uy tín. Quý khách sẽ nhận được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí từ phía đội ngũ chuyên viên từ khi bắt đầu có nhu cầu xin giấy phép tạm nhập tái xuất cho tới khi khách hàng đã nắm giữ trên tay giấy thông hành cho hoạt động của mình.
Quý khách cũng nhận được sự hỗ trợ dịch vụ uy tín, hiệu quả từ phía chuyên viên của chúng tôi: Quý khách không cần đi lại trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình xin cấp phép, mọi thủ tục, hồ sơ đều do chuyên viên của chúng tôi thực hiện thay quý khách.
Quý khách cũng nhanh chóng nhận được sản phẩm của dịch vụ cấp phép tạm nhập tái xuất chỉ sau 05 ngày, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
Luật Việt Phong cũng cung cấp dịch vụ cấp phép có liên quan: