Cấp mới và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề đáng báo động khi mà những quán ăn, gánh hàng rong, xe đẩy, quán nhậu bình dân cho đến cả những nhà hàng cũng thường xuyên xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm từ nhẹ đến nặng. Khi mà các quy định về vệ sinh an toàn còn khá lỏng lẻo, người bán hàng chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết giữ thực phẩm tươi ngon an toàn thì việc tổ chức những khóa học, cấp chứng chỉ về an toàn thực phẩm là cần thiết.

Chính vì thế hiện nay giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có khi doanh nghiệp sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm. Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Đối với nhiều người khi tìm hiểu về các thủ tục, giấy tờ cần thiết để có thể được cấp giấy chứng nhận An toàn thực phẩm sẽ khó lòng tránh khỏi những khó khăn nhất định. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng về vấn đề này, Luật Việt Phong cung ứng dịch vụ xin cấp mới và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm. 

Cấp mới và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

 

Để giúp bạn có cơ sở lựa chọn được một dịch vụ tư vấn phù hợp, Luật Việt Phong xin gửi đến quý vị những thông tin về cấp mới và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm. Chúng tôi cam kết mang lại cho khách hàng sự hài lòng nhất. Cụ thể, quy trình của chúng tôi gồm các bước cơ bản sau: 

1/ Trình tự thực hiện cấp mới và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm. 

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả)

Bước 2: Cán bộ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
– Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trả kết quả. 
– Nếu hồ sơ còn thiếu, chưa đúng quy định thì hướng dẫn tổ chức/Cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 3: Nộp phí thẩm định (khi hồ sơ đầy đủ);
Bước 4: Các bộ phận chuyên môn của Sở giải quyết hồ sơ theo quy định và chuyển kết quả tới Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
(Trong quá trình giải quyết, nếu hồ sơ cần bổ sung hoặc thẩm định thực tế chưa đạt yêu cầu, bộ phận chuyên môn thông tin với Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả để thông báo cho tổ chức/Cá nhân biết).
Bước 5: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thu lệ phí, vào sổ và trả kết quả theo giấy hẹn.

2/ Thành phần, số lượng hồ sơ

a. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu);

b. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu);
d. Bản sao hợp lệ giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định;
e. Bản sao hợp lệ giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định.
 Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
 Giấy chứng nhận sẽ bị thu hồi trong những trường hợp sau:
– Không hoạt động ngành nghề kinh doanh thực phẩm đã đăng ký.
– Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi ngành nghề kinh doanh tại cơ sở cũ.
– Bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

3/ Đối tượng thực hiện

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương Hà Nội, bao gồm các cơ sở sau:

– Rượu: Công nghiệp công suất thiết kế dưới 3.000.000 lít sản phẩm/năm;

– Bia: Công suất thiết kế dưới 50.000.000 lít sản phẩm/năm;

– Nước giải khát: Công suất thiết kế dưới 20.000.000 lít sản phẩm/năm.

– Dầu thực vật: Công suất thiết kế dưới 50.000 tấn sản phẩm/năm;

– Sữa chế biến: Công suất thiết kế dưới 20.000 lít sản phẩm/năm.

– Tinh bột và sản phẩm từ tinh bột dưới 100.000 tấn sản phẩm/năm;

– Bánh kẹo dưới 20.000 tấn sản phẩm/năm.

– Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng các sản phẩm trên.

Lưu ý: Đối tượng không phải cấp: Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ – chỉ có 02 lao động trở xuống trực tiếp tham gia sản xuất. 

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về. Cấp mới và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Cấp mới và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề