Cấu thành Tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự

Vay tiền hiện nay là một trong các giao dịch dân sự phổ biến, là điều cần thiết để có thể phát triển kinh tế và ổn định cuộc sống con người, bởi điều này khiến dòng tiền được lưu thông từ người có tiền đến người cần tiền. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, mặc dù Bộ luật dân sự 2015 đã quy định rất rõ mức lãi suất tối đa khi cho vay tiền nhưng có nhiều đối tượng cho vay đã nhắm vào điểm yếu của người thiếu tần, rất cần tiền, hay thiếu hiểu biết về pháp luật để tăng tiền lãi phải nộp khi vay tiền của người vay tiền. Vậy khi cho vay quá với quy định của luật dân sự, xâm phạm đến các quan hệ mà luật hình sự bảo vệ thì người cho vay nặng lãi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. sau đây Công ty Luật Việt Phong sẽ tư vấn kỹ hơn về cấu thành tội cho vay nặng lãi và các vấn đề liên quan để mọi người có thể hiểu rõ hơn và không vi phạm pháp luật về vấn đề này.

Bài viết liên quan:

Cơ sở pháp lý: 
thumn nd37 1
Luật sư tư vấn:

Trước tiên ta cần hiểu về vấn đề lãi theo quy định của luật dân sự  Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất vay như sau:
 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất 20%/năm.
Như vậy, trường hợp lãi suất do các bên thỏa thuận không được vượt quá: 20%/ năm của khoản tiền vay. Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng. Tương đương lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định trên tháng là: 5 lần x 1,666%  = 8,33%
Điều 201 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội cho vay nặng lãi: 
Điều 201 Tội cho vay nặng lãi
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, chỉ khi mức lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất pháp luật quy định 5 lần trở lên thì mới cấu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự. Để làm rõ hơn về Tội cho vay nặng lãi được quy định tại Điều 201 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 chúng ta cần phân tích các yếu tố cấu thành của tội phạm này, cụ thể là cần phải làm rõ các yếu tố sau đây:
 – Về chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội cho vay nặng lãi là chủ thể thường, không phải là chủ thể đặc biệt, người thực hiện hành vi cho vay nặng lãi. Đáp ứng đủ điều kiện về tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. 
– Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm phạm đến, cụ thể trong tội này, quan hệ xã hội mà tội cho vay nặng lại xâm phạm là quan hệ về trật tự quản lý kinh tế – lĩnh vực kinh doanh tiền tệ được Bộ luật hình sự quy định tại Chương XVIII 
– Mặt chủ quan của tội phạm:
Khi xét đến mặt chủ quan của tội phạm, ta sẽ xét đến yếu tố lỗi, động cơ, mục đích của người phạm tội. Lỗi của người phạm tội trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp, người cho vay biết rõ hành vi cho vay lãi xuất cao của mình là vi phạm pháp luật, nhưng vẫn thực hiện nhằm mục đích kiếm lợi nhuận cao 
– Mặt khách quan tội phạm:
+ Về hành vi: hành vi khách quan của tội này là hành vi cho người khác vay tiền với mức lãi suất cao gấp 05 lần mức lại suất cao nhất trong hợp đồng dân sự. Bên cho vay thường dùng thủ đoạn lợi dụng lúc người vay đang gặp khó khăn về tài chính, có thể là do hoàn cảnh khó khăn, đau ốm, thua lỗ về kinh doanh…. cần gấp một khoản tiền lớn, họ sẽ áp dụng hình thức cho vay nóng, quảng cáo thủ tục đơn giản, giải ngân dễ dàng so với vay ở ngân hàng hay các tổ chức tín dụng hoạt động chính thống để người vay phải vay với lãi suất cao.
+ Hậu quả gây ra: Gây ra thiệt hại về vật chất đối với người đi vay bởi vì người đi vay phải trả một khoản lãi quá cao so với quy định pháp luật. Rất có thể hành vi cho vay nặng lãi sẽ là nguyên nhân dẫn đến một loạt các hậu quả khác như việc tổn hại về sức khỏe, tính mạng, danh dự nhân phẩm của người vay, hay an ninh, trật tự xã hội bởi vay tiền với lãi xuất cao như thế thì thường người vay sẽ chỉ vay trong thời gian ngắn tuy nhiên đôi khi do thời gian quá ngắn đó thì người vay không kịp huy động tiền để trả nợ, hay làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ sẽ dẫn đến hàng loạt các hành vi siết nợ của chủ nợ đối với người vay
+ Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: hành vi cho vay nặng lãi của người cho vay sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây nên thiệt hại đối với người vay
Như vậy để tránh được vấn đề cho vay nặng lãi, bảo vệ lợi ích của bên vay, bảo đảm trật tự an toàn xã hội thì mỗi người dân cần hiểu rõ các quy định pháp luật về cho vay tiền và tuân thủ đúng pháp luật. 
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về cấu thành tội phạm của tội cho vay nặng lãi. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Cấu thành Tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề