Cây của nhà hàng xóm ngả sang nhà mình phải làm thế nào?

Posted on Tư vấn luật dân sự 1224 lượt xem

Tóm tặt tình huống

Chào luật sư, tôi có chặt một số cành cây cao su của nhà bên cạnh đất nhà tôi. Vì nó đổ trên nhà và vượt qua vườn đất tôi quá nhiều, thiệt hại một số cây của tôi không lên được. Trước khi chặt tôi có hỏi qua gia đình và có sự đồng ý của họ rồi và đã chặt hết cành cao su vượt qua đất nhà tôi, tôi chỉ chặt cành vượt qua rẩy,cây của họ vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. Tôi chặt cành bằng ranh, cành thì quá mất 20cm. Giờ họ kiện tôi phá hoại tài sản ra tòa án huyện. Như vậy tôi sẽ bị xử thế nào ạ. Hành vi của tôi như vậy có bị xử phạt không luật sự mong sự giúp đỡ tư vân của các luật sư.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Người gửi: Đặng Hoàng Anh
tai 1 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến luật Việt Phong. Về vấn đề của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn giúp bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015.

2. Cây của nhà hàng xóm ngả sang nhà mình phải làm thế nào?

Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản Bộ luật dân sự 2015
“1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là tại khoản 2 Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 thì bạn yêu cầu được chặt phần lấn sang nhà mình là hoàn toàn có cơ sở. Gia đình hàng xóm không được phép để phần cây cối của họ( cây bị đổ) sang nhà bạn, dù phần lấn sang là nhiều hay ít. Trong trường hợp này, bạn đã xin phép họ, đồng thời cũng được họ đồng ý, do đó bạn chặt phần cây sang nhà hàng xóm là đúng. Tuy nhiên, khi bạn chặt cây, bạn đã chặt quá phần giới hạn mà luật quy định. Do đó, nếu hàng xóm của bạn chứng minh được hành vi chặt cây quá giới hạn của bạn gấy thiệt hại đến cây cối của họ, có thể bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại cho họ phần thiệt hại mà bạn vượt quá giới hạn pháp luật cho phép. 
Điều 177. Bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại bộ luật Dân sự 2015
“1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.
3. Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường.”
Trong trường hợp này, bạn cũng có thể đòi bồi thường thiệt hại do phần cây đổ mà bên hàng xóm gây ra do cây bên họ đổ sang nhà của bạn. Căn cứ khoản 1, khoản 3 điều 177 Bộ luật Dân sự 2015, theo thông tin bạn cung cấp, phần cây cao su mà hàng xóm đổ đã gây thiệt hại cho gia đình nhà bạn, bạn có thể chứng minh thiệt hại này để đòi bồi thường thiệt hại cho mình. Tòa án sẽ theo yêu cầu của bạn và hàng xóm để xem xét phần bồi thường mà hai bên phải chịu.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về cây của nhà hàng xóm ngả sang nhà mình phải làm thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đỗ Thị Minh Phương

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Cây của nhà hàng xóm ngả sang nhà mình phải làm thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề