Tóm tắt câu hỏi:
Cha mẹ cho vay tiền con có được quyền đòi lại không?
Xin chào Luật sư, Năm nay em 18 tuổi và hiện sắp vào Đại học.
Thông qua bài viết này em muốn hỏi và nhờ Luật sư tư vấn thêm về việc vay nợ không trả của họ hàng trong gia đình.
Cụ thể là hơn 2 năm trước… Cậu 5 ( tức anh của mẹ em) có vay mượn của ba em khoảng tiền lên đến hàng trăm triệu đồng ( và ba em cũng phải mượn người khác và đã trả hết cả vốn lẫn lãi suất cho người đó nhưng đến giờ cậu em vẫn chưa trả) và cũng có mượn mẹ em với số tiền lớn như vậy. Đến nay, tổng cộng cậu em nợ gia đình em gần 800 triệu đồng Việt Nam. Số tiền em nêu trên là chưa tính lãi suất và đó chỉ là tiền vốn, và giấy tờ vay mượn nợ có hẳn hoi.
Tính đến thời điểm này, cậu em vẫn chưa trả cho gia đình em một khoảng tiền nào. Có thời gian cậu bán nhà ( cách đây vài tháng). Gia đình em nói muốn mua căn nhà đó và bù thêm tiền ( giá cậu đưa ra khi bán là 1 tỉ 2), nhưng khi nhà em có đề nghị như vậy cậu lại nâng giá lên là 1 tỉ 7 và điều đó khiến gia đình em không thể nào mua được… Sau đó cậu lại bán căn nhà đó cho người khác với giá 1 tỉ 2 và trước đó cậu em cam kết là sau khi bán nhà sẽ trả tiền nhưng lại không giữ đúng lời hứa. Thậm chí cậu dọn vào ở trong nhà ngoại của em ( căn nhà do chính gia đình em xây cho bà ngoại để hưởng tuổi về già) và cấm bà ngoại của em ra khỏi nhà để tránh không được giao du với con cháu của ba mẹ em xung quanh. Không dừng lại đó, cậu em liên tục có những hành vi xúc phạm đến gia đình em và phá hoại tài sản của bà ngoại lẫn tài sản của gia đình em ở quê ( vì gia đình có nhà ở cạnh bên).
Em thật sự rất bức xúc và khó xử khi người cậu đó là người mà em từng nể trọng, quí mến nhất. Nhưng tính đến bây giờ thì nhân cách của cậu đã thay đổi hoàn toàn. Năm nay em đã 18 tuổi và bước vào đại học… con đường đại học em chọn là một con đường không hề dễ dàng và cũng cần chi phí rất cao ( gần tương đương số tiền cậu em vay). Vì vậy tương lai của em dù em cố gắng để hoàn thiện kiến thức cách mấy vẫn không đạt được ước mơ của một người học sinh cố gắng học tập 12 năm trời. Ba mẹ em không nói không cho em học nhưng lại nói vì số tiền mà cậu em chưa trả nên không đủ chi phí trang trải chuyện học cho em và em còn 1 người em gái đang học lớp 9 nữa. Vì em không muốn em gái em phải chịu khổ và thiếu thốn điều kiện học tập nên cả em lẫn gia đình đều rất cẩn thận trong việc có cho em học Đại học hay không và đến bây giờ quyết định đó là KHÔNG vì không đủ trang trải chi phí ( Ba em cũng sắp về hưu và mẹ em chỉ là nội trợ)
Về chuyện gia đình không khởi kiện sớm là vì ba em là người công chức nhà nước, quan hệ rất rộng, và cũng có chức tước,… Sỉ diện của ba em rất là lớn nên khi em yêu cầu ba làm đơn thưa kiện thì ba em từng nhất quyết không chịu.
Đến nay em đã là công dân 18 tuổi, em xin hỏi và xin được tư vấn rằng em có những quyền về mặt pháp lí gì và một mình em có thể làm đơn thưa kiện CẬU CỦA CHÍNH MÌNH mà không cần sự giám sát của cha mẹ hay không…!?
Vì em chỉ mới trưởng thành, đường đời của em chỉ vừa cán cột mốc 18 nên em rất mong nhận được sự tư vấn cũng như sự hướng dẫn chân thành của Luật sư. Và vì đây là vì quyền lợi của bản thân em cũng như của cả gia đình em nên em rất cương quyết. Mong Luật sư giúp đỡ.
Người gửi: Lê Ngọc Mai (Hà Tĩnh)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn ! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật dân sự năm 2005;
– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
2/ Cha mẹ cho vay tiền con có được quyền đòi lại không?
Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì chúng tôi đã xác định được quan hệ tranh chấp đang diễn ra là quan hệ vay mượn tài sản giữa bên vay tài sản là người cậu của bạn và bên cho vay là gia đình bạn. Đây là một quan hệ dân sự thuần túy do đó, thỏa thuận của 2 bên không vi phạm pháp luật là thỏa thuận có giá trị pháp lý cao nhất, nên nếu như xảy ra tranh chấp, 1 trong các bên hoặc cả 2 bên có thể làm đơn yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, quy định này căn cứ theo Điều 186 về Quyền khởi kiện vụ án của bộ luật dân sự năm 2005 quy định như sau:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Trong đó:
“a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.”
Như vậy, theo quy định chung thì chỉ có đối tượng bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp mới có quyền yêu cầu khởi kiện hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án, dựa theo nhu cầu và quyền lợi, bảo vệ lợi ích của người cho vay, ở đây là gia đình bạn, do đó, nếu như tài sản mà 2 bên cho vay có sự đóng góp công sức của bạn, hay là tài sản đấy có phần mà bạn sở hữu thì bạn mới có quyền khởi kiện, còn nếu không thì dù bạn đã đủ 18 tuổi hay chưa nhưng tài sản không do bạn sở hữu thì bạn cũng sẽ không có quyền khởi kiện.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Cha mẹ cho vay tiền con có được quyền đòi lại không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)
Để được giải đáp thắc mắc về: Cha mẹ cho vay tiền con có được quyền đòi lại không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
- Trong thời gian thế chấp mà tài sản được bảo hiểm bị hỏng thì bên nào sẽ được bồi thường
- Hình thức của giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 2015
- Bên thuê lại lao động có quyền sa thải lao động thuê lại?
- Tư vấn thủ tục xin xác nhận nội dung quảng cáo thuốc
- Quy định của pháp luật về tội làm nhục người khác và tội vu khống