Cha mẹ đẻ có được nhận lại con đã làm con nuôi người khác?

Posted on Tư vấn luật hành chính 572 lượt xem

Luật sư cho em hỏi!
Em có nhặt được 1 bé gái bị bỏ rơi và nuôi dưỡng đã 2 tháng nay, e đã làm thủ tục đăng ký khai sinh cho bé gái và đang trong quá trình làm thủ tục nhận con nuôi (thủ tục này chưa xong). Hiện nay, có người nhận là mẹ bé muốn nhận lại đứa con đã bỏ rơi. Vậy, nếu em không trả lại đứa bé liệu có sai quy định của pháp luật hay không ạ?
Em xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Hồng Luận

Căn cứ pháp lý

– Nghị định 19/2011/NĐ-CP về thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi

tai xuong 2 3

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến nuôi con nuôi.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật về nuôi con nuôi áp dụng vào trường hợp này, tại điều 15 Luật nuôi con nuôi quy định:

Điều 15. Trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em
1. Trường hợp trẻ em không được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình gốc thì cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em đó.
2. Việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em được quy định như sau:
a) Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em; nếu có người nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu không có người nhận trẻ em làm con nuôi thì lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;

Theo đó, việc tìm thấy trẻ bị bỏ rơi và gia đình có nhu cầu nuôi dưỡng trẻ thì pháp luật vẫn ưu tiên thừa nhận và đảm bảo cho quyền lợi được chăm sóc, cấp dưỡng từ cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận nuôi con nuôi miễn sao không thuộc trường hợp không được nhận nuôi con được quy định tại khoản 2 điều 14 Luật nuôi con nuôi:

Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền và lợi ích chính đáng mà mỗi trẻ em khi sinh ra và lớn lên đáng được nhận, thừa hưởng thì pháp luật đã quy định những yêu cầu, trách nhiệm chi tiết đối với những cá nhân, tổ chức có liên quan khi tìm thấy trẻ bị bỏ rơi căn cứ theo điều 15 Luật nuôi con nuôi quy định:

Điều 15. Trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em
1. Trường hợp trẻ em không được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình gốc thì cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em đó.
2. Việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em được quy định như sau:
a) Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em; nếu có người nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu không có người nhận trẻ em làm con nuôi thì lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;

Theo đó, pháp luật đã dành ưu tiên cho người có nhu cầu nhận trẻ em làm con nuôi và sẽ đảm bảo cho quyền và nghĩa vụ có liên quan đến việc nhận nuôi sau khi tiến hành các bước về đăng ký hộ tịch nhận con nuôi ( căn cứ theo quy định tại điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP về thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi )

Tuy nhiên trong trường hợp này đã phát sinh sự kiện pháp lý khác đó là có người nhận là bố mẹ bé và muốn nhận lại bé để chăm sóc nuôi dưỡng. Theo đó, nếu có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ – con căn cứ theo như quy định tại điều 11 Thông tư 15/015/TT-BTP và biên bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về quan hệ cha, mẹ – con thì người đang nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm trao trả bé cho bố mẹ ruột của bé.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề pháp lý liên quan đến nhận nuôi con nuôi. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Nguyễn Hòa

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề