Cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi là, bác tôi nhận con nuôi từ hồi cháu 2 tuổi và nuôi cháu đã 18 tuổi, cháu không chịu làm, ăn chơi lêu lổng nếu muốn trao trả thì cần làm những thủ tục gì (Thanh Hường – 2/7/2018)
Người gửi: Thanh Hằng
Bài viết liên quan:
con nuoi 18070409561933484 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1.Cơ sở pháp lý

– Luật nuôi con nuôi năm 2010
– Nghị định 19/2011/ NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi
– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

2.Cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

Điều 26, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về chủ thể có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau:
‘Điều 26. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
1. Cha mẹ nuôi.
2. Con nuôi đã thành niên.
3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
4. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này:
a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;
b) Hội liên hiệp phụ nữ. “
Như vậy bác của bạn là cá nhân thuộc chủ thể có quyền chấm dứt việc nuôi con nuôi (là cha mẹ nuôi)

3. Các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi

Điều 25, Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau:
“Điều 25. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.”
 Như vậy, trường hợp của bác bạn thuộc trường hợp được chấm dứt việc nuôi con nuôi do con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi.

4. Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi

Để thực hiện chấm dứt việc nuôi con nuôi thì bác của bạn phải thực hiện các thủ tục theo luật định. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự, yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi là việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Vì vậy, để chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi, cần làm đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi kèm theo chứng thư (bản sao chứng thực), sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực), Giấy khai sinh của con nuôi (bản sao chứng thực) và Giấy chứng nhận nuôi con nuôi gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bác đang cư trú để được giải quyết.
Khi muốn giải quyết việc chấm dứt việc nuôi con nuôi, người nuôi con nuôi thực hiện các thủ tục được quy định theo thủ tục của bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam. Thủ tục gồm các bước sau :
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền (đơn yêu cầu giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi). Đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự, Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;
c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;
đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;
e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;
g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
Gửi kèm theo đơn yêu cầu là tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Bước 2: Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa giải quyết việc dân sự: Tòa án sẽ ra quyết định về việc giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi, người yêu cầu giải quyết việc dân sự nộp lệ phí, án phí theo quy định của pháp luật
Bước 3: Kháng cáo, kháng nghị quyết định của Tòa án (nếu có): Nếu cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham dự phiên tòa giải quyết việc nuôi con nuôi không có kháng cáo với quyết định của tòa cho chấm dứt việc nuôi con nuôi, thì quyết định của tòa án sẽ có hiệu lực pháp luật.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về có được chấm dứt việc nuôi con nuôi. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Trần Thị Thủy Tiên 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề