Chặt phá rừng để trồng cây lâm sản thì bị xử lý như thế nào?

Tóm tắt tình huống:

Chào luật sư Luật Việt Phong, gia đình tôi chặt phá rừng để trồng cây lâm sản. Như vậy theo quy định củapháp luật tôi sẽ bị xử lý như thế nào? Mong luật sư tư vấn.

Người gửi: Lồ Dìn Cương

bv rung

Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn!Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong.Về câu hỏi của bạn, công ty luậtViệt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạnnhư sau:

1.Căn cứ pháp lý

– Nghị định 157/2013/NĐ-CP quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng,bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

2. Chặt phá rừng để trồng cây lâm sản thì bị xử lý như thế nào?

Chặt phá rừng không được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnlà hành vi trái với quy định của pháp luật. Theo những thông tin mà bạn cung cấpthì bạn chưa nói rõ diện tích chặt phá là bao nhiêu, hậu quả gây ra như thế nàocũng như loại rừng mà bạn chặt phá là loại rừng gì. Do vậy tôi chưa thể đưa racho bạn một câu trả lời chính xác. Hành vi chặt phá rừng có thể bị xử phạt hànhchính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm.

– Xử phạt vi phạm hành chính:

Hành vi chặt phá rừng trái phép tùy vào loại rừng và diện tích vi phạmmà mức xử phạt hành chính khác nhau. Điều 20 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy địnhchi tiết về vấn đề này:

Điều 20. Phá rừng trái pháp luật

Người có hành vi chặt phá cây rừng; đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắpngăn nước, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳmục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 12 của Nghị định này) mà không đượcphép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụngrừng nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phá rừngtrái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểutrạng thái rừng 1c dưới 1.500 m2.

b) Rừng sản xuất dưới 800 m2.

c) Rừng phòng hộ dưới 500 m2.

d) Rừng đặc dụng dưới 200 m2.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phá rừngtrái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểutrạng thái rừng 1c từ 1.500 m2 đến 5.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ 800 m2 đến 1.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ 500 m2 đến 800 m2.

d) Rừng đặc dụng từ 200 m2 đến 300 m2.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phárừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểutrạng thái rừng 1c từ trên 5.000 m2 đến 10.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ trên 1.000 m2 đến 2.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ trên 800 m2 đến 1.500 m2.

d) Rừng đặc dụng từ trên 300 m2 đến 500 m2.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phárừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểutrạng thái rừng 1c từ trên 10.000 m2 đến 20.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ trên 1.500 m2 đến 2.000 m2.

d) Rừng đặc dụng từ trên 500 m2 đến 700 m2.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phárừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểutrạng thái rừng 1c từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

d) Rừng đặc dụng từ trên 700 m2 đến 1.000 m2.

6. Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện đối với hành vi quy định tại Khoản1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểmb, c, i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1 Điều 4 của Nghịđịnh này đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này”

Như vậy bạn căn cứ vào các trường hợp nêu trên để xác định mức xử phạthành chính mà mình có thể bị áp dụng nếu hành vi chưa đến mức gây hậu quảnghiêm trọng.

– Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại rừng:

Trường hợp hành vi của bạn gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạthành chính mà tái phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 189 Bộ luậtHình sự quy định như sau:

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vikhác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính vềhành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trămtriệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đếnnăm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạttù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơquan, tổ chức;

c) Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;

d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy địnhcủa Chính phủ;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạttù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;

b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đếnnăm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhấtđịnh từ một năm đến năm năm.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Chặt phá rừng để trồng cây lâm sản thì bị xử lý như thế nào?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên đểsử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấnbạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công tyLuật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Chặt phá rừng để trồng cây lâm sản thì bị xử lý như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề