Chế độ chính sách đối với người cao tuổi không có lương hưu như thế nào?

Posted on Tư vấn luật lao động 373 lượt xem

Chế độ chính sách đối với người cao tuổi không có lương hưu như thế nào?
Chào luật sư. Bà nội tôi năm nay đã 82 tuổi, bà trước đây làm việc thuần nông nên về già cũng không được hưởng lương bổng gì cả, các bác và bố tôi vì gia cảnh cũng không khá giả nên cũng không phụng dưỡng cho bà được đầy đủ, bà đã cao tuổi nên cũng không có nguồn thu nào khác ngoài tiền các con biếu. Vậy tôi xin hỏi luật sư là bà tôi có được hưởng chính sách gì đối với người cao tuổi không? Tôi xin cảm ơn!

Trịnh Quang Cường (Bắc Giang) 

Căn cứ pháp lý:

– Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
– Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP;
– Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Người cao tuổi.

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong đối với câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: từ những thông tin bạn chia sẻ, chúng thôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề pháp lý liên quan đến bảo trợ xã hội.

Theo Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 5. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
….

Ngoài ra, theo điểm đ Khoản 1 Điều 8 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 8. Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định sau đây:
đ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng.
Thời gian hưởng trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của đối tượng khác, kể từ tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng.

Như vậy, với trường hợp của bà nội anh thì bà đã 82 tuổi không thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng. Bà sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.

Các mức trợ cấp xã hội hàng tháng:

Theo quy định tại Nghị định số 06/2011/NĐ-CP, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP thì mức chuẩn áp dụng từ ngày 1/1/2015 như sau:

– Đối với trường hợp người cao tuổi nghèo thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì áp dụng mức chuẩn theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP là 270.000 đồng.
– Đối với trường hợp người cao tuổi không nghèo mà thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì áp dụng mức chuẩn theo quy định trước khi ban hành Nghị định 136/2013/NĐ-CP là 180.000 đồng.
– Đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy định mức chuẩn cao hơn các mức trên thì áp dụng theo mức chuẩn quy định của địa phương.

Theo đó, bà nội anh sẽ được hưởng mức trợ cấp hàng tháng theo quy định của pháp luật là 180.000 đồng. Để được hưởng  trợ cấp này bà anh hoặc người giám hộ của bà phải làm hồ sơ xin hưởng trợ cấp xã hội gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Hồ sơ yêu cầu hưởng trợ cấp bao gồm:

– Tờ khai của đối tượng theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
– Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã).
– Sơ yếu lý lịch của người nhận chăm sóc người cao tuổi có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và đơn của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt) thực hiện xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày.

Khi hết thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt bổ sung biên bản họp kết luận của Hội đồng xét duyệt vào hồ sơ của đối tượng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản (kèm theo hồ sơ của đối tượng) gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội cho đối tượng.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng.

Như vậy, thời gian tối đa mà bà nội anh được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ là 30 ngày hoặc có thể rút ngắn hơn, phụ thuộc vào các cá nhân, tổ chức,cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Chế độ chính sách đối với người cao tuổi không có lương hưu như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Đức Luân

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Chế độ chính sách đối với người cao tuổi không có lương hưu như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề