Chế độ nghỉ thai sản đối với lao động nữ

Posted on Tư vấn luật lao động 261 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Chế độ nghỉ thai sản đối với lao động nữ

Kính gửi công ty Luật Việt Phong. Tôi có một số vấn đề thắc mắc muốn nhờ công ty tư vấn như sau:

Thứ nhất là:Tôi hiện nay đang làm nhân viên văn phòng của một doanh nghiệp nhà nước và hiện tại tôi lại đang mang thai được 8 tháng, sắp tới đây vào ngày 1/9 tôi sẽ được nghỉ để đến ngày dự kiến là ngày 9/10 sinh con. Vậy, tôi muốn hỏi là khi tôi nghỉ việc để sinh con tôi sẽ được hưởng chế độ gì không?.

Thứ hai là: Thời gian tôi được nghỉ để sinh con là bao lâu?.Cách tính thời gian nghỉ đó là như thế nào?.

Thứ ba là: Khi nghỉ sinh con tôi có được nhận lương không?.

Thứ ba là: Nếu như khi tôi quay lại làm việc mà doanh nghiệp nơi tôi làm việc sắp xếp cho tôi làm việc ở bộ phận khác thì có đúng quy định của pháp luật không?.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Nguyễn Thanh Minh Thư(Quảng Ninh)

 Chế độ nghỉ thai sản đối với lao động nữ

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của chị, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho chị như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

-Luật bảo hiểm xã hội 2014;

-Luật lao động 2012;

2/ Đối tượng và điều kiện được hưởng chế độ thai sản

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn hiện nay đang làm việc cho một doanh nghiệp nhà nước và đang mang thai được 8 tháng, vậy theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 bạn sẽ thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản.

-Theo quy định tại Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì đối tượng được hưởng chế độ thai sản là:

“Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

Cụ thể theo khoản 1 Điều 2 các đối tượng  là:

“a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;”

Do thông tin bạn cung cấp không có nói rõ là bạn thuộc đối tượng nào trong các đối tượng nêu trên nên chúng tôi không  thể tư vấn sâu hơn được, tuy nhiên bạn có thể dựa vào quy định nêu trên để tự xác định xem mình thuộc đối tượng nào.

– Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Vậy,để được hưởng chế độ thai sản trong trường hợp của bạn thì bạn phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

– Là lao động nữ sinh con;

-Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Như vậy, bạn cần phải xác định xem trong khoảng thời gian trước khi sinh con 12 tháng bạn đã đóng đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội không thì mới có thể thỏa mãn điều kiện luật định.

3/Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản

Thời gian hưởng chế độ thai sản tại Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:

“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

5. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

Dẫn chiếu quy định nêu trên thì thời gian hưởng chế độ thai sản của bạn khi sinh con là:

-Bạn sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.Qua thông tin bạn cung cấp thì vào ngày 1/9 bạn sẽ được nghỉ việc để chờ sinh con như vậy thời gian được tính để hưởng chế độ thai sản của bạn được tính từ ngày 1/9 đến ngày 1/3 của năm kế tiếp.Thời gian 6 tháng trên bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và nghỉ hằng tuần. Tuy nhiên thời gian trên chỉ áp dụng cho trường hợp sinh một con, trong trường hợp giả sử bạn sinh đôi hoặc sinh ba, sinh bốn … thì từ con thứ hai trở đi cứ mỗi con bạn sẽ được cộng thêm một tháng nghỉ thai sản nữa. Chẳng hạn như:

  • Một con = 6 tháng
  • sinh đôi = 7 tháng
  • sinh ba = 8 tháng
  • sinh bốn = 9 tháng

-Trong trường hợp mà bạn đã nghỉ hết thời gian thai sản theo quy định mà bạn muốn nghỉ thêm thì bạn có thể thỏa thuận với người lao động để xin nghỉ thêm và không hưởng lương theo khoản 3 Điều 157 Bộ luật lao động 2012:”3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.” 

-Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về thời gian hưởng chế độ thai sản đối với các trường hợp khác tại khoản 2,3,4,5,6 Điều 34 nêu trên.Hoặc khoản 4 Điều 157 Bộ luật lao động 2012.

4/ Có được hưởng tiền lương hàng tháng khi nghỉ thai sản không?

-Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định:

Điều 34. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.”

Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản

“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”

Vậy, có thể thấy pháp luật hiện hành chỉ quy định lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản được hưởng các chế độ theo luật bảo hiểm xã hội mà không quy định người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ thai sản. Như vậy, ngoài khoản tiền bảo hiểm xã hội chi trả bạn không được nhận thêm một khoản nào khác nữa hay nói cách khác là bạn không được hỗ trợ lương hàng tháng trong thời gian nghỉ thai sản (Trừ khi công ty bạn đang làm việc có chính sách hỗ trợ hoặc trả lương cho trường hợp này).

5/ Đảm bảo việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản

Điều 158 Bộ luật lao động 2012 quy định:

“Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.”

Điều 31 bộ luật lao động 2012 quy đinh. “Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Theo đó, khi bạn quay lại làm việc nếu doanh nghiệp sắp xếp cho bạn làm công việc ở bộ phận khác thì phải đảm bảo đồng thời các điều kiện sau:

-Về điều kiện được tạm chuyển người lao động làm công việc khác: Doanh nghiệp của bạn trong tình trạng gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh

– Về thời gian: Thời gian bạn phải chuyển sang làm công việc khác không được quá 60 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hằng tuần) cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp bạn và doanh nghiệp của bạn có sự thỏa thuận khác

-Thông báo:  Doanh nghiệp của bạn phải báo cho bạn biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

– Tiền lương: Tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Như vậy có thể thấy doanh nghiệp của bạn chỉ được quyền tạm thời chuyển bạn sang bộ phận khác khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện nêu trên. Trong trường hợp nếu doanh nghiệp của bạn mà  chuyển bạn sang làm ở bộ phận khác mà không đảm bảo thỏa mãn đồng thời các điều kiện nêu trên là sai với quy định của pháp luật và trong trường hợp sai quy định như trên thì bạn có quyền yêu cầu nhờ sự giúp đỡ của tổ chức công đoàn cơ sở, Để họ giúp bạn thỏa thuận với doanh nghiệp hoặc tiến hành các thủ tục để giải quyết qua tòa án hoặc hòa giải viên.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về đối tượng và điều kiện được hưởng phụ cấp thu hút. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Chế độ nghỉ thai sản đối với lao động nữ
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề