Chế độ thời gian làm việc của nhân viên bảo vệ trường học theo quy định pháp luật

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi làm bảo vệ trường tiểu học. Nhà trường yêu cầu tôi phải trực trường 24/24 tiếng một ngày từ thứ 2 đến chủ nhật và không được hưởng lương làm tăng ca cũng như các chế độ trợ cấp ngoài tiền lương. Vậy tôi xin hỏi yêu cầu của nhà trường như vậy đúng hay sai.  Và quy định thời gian làm việc như vậy có trái quy định pháp luật lao động hay không? Mong luật sư tư vấn giup tôi!
Người gửi: Nguyên Văn Sơn
2 17092711522712136

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Lao động 2012;
– Nghị định 68/2000/NĐ-CP thực hiện chế độ hợp đồng loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

2. Chế độ thời gian làm việc của nhân viên bảo vệ trường học theo quy định pháp luật

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP thì công việc bảo vệ là một trong các công việc thực hiện chế độ hợp đồng trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Công việc này được thực hiện thông qua ký kết hợp đồng giữa cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp với cá nhân trực tiếp làm, hoặc cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ dưới các dạng: hợp đồng thuê khoán tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế và các loại hợp đồng khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi bạn ký hợp đồng với nhà trường thì hợp đồng của bạn dưới dạng hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2012. Khi đó quyền lợi của bạn sẽ được bảo đảm theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động dựa trên những quy định của Bộ luật lao động.
Căn cứ Điều 104 Bộ Luật Lao động 2012 có quy định về Thời giờ làm việc bình thường như sau:
“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”
Về việc làm thêm giờ được quy định tại Điều 106 Bộ Luật Lao động 2012:
“1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”
Căn cứ quy định trên, dù bạn là nhân viên bảo vệ thì thời gian làm việc của bạn cũng phải tuân thủ theo quy định tại điều 104, điều 106 Bộ luật lao động 2012, Theo Khoản 2 Điều 104 quy định ở trên thì “người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần”. Kể cả làm thêm giờ thì tổng số giờ làm việc bình thường và giờ làm thêm không quá 12 giờ một ngày. Như vậy, việc bạn bị Ban giám hiệu sắp xếp làm việc 24/24 giờ, cả thứ 7 và chủ nhật và không được tiền làm thêm giờ là trái quy định của pháp luật.
Ngoài ra, với thời gian làm việc từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau được xem là thời gian làm ca đêm thì tiền lương phải cộng thêm ít nhất 30% so với tiền lương làm việc ban ngày mới phù hợp.
Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu nhà trường sắp xếp lại ca trực, thời gian nghỉ ngơi hoặc bố trí thêm nhân viên thay ca trực và nghỉ thay phiên nhau nhằm đảm bảo sức khỏe. Cũng như yêu cầu khoản tiền lương làm thêm giờ và các phụ cấp ngoài tiền lương. Nếu không thỏa thuận được, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bạn có thể gửi đơn đến Phòng lao động thương binh xã hội hoặc Tòa án để yêu cầu giải quyết, yêu cầu Ban giám hiệu trường học thực hiện theo đúng quy định trong hợp đồng lao động cho bạn.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Chế độ thời gian làm việc của nhân viên bảo vệ trường học theo quy định pháp luật. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thị Mỹ Hằng

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Chế độ thời gian làm việc của nhân viên bảo vệ trường học theo quy định pháp luật
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

5/5 - (2 bình chọn)

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề