Chế độ ưu đãi của thương binh, bệnh binh

Tóm tắt câu hỏi:

Chế độ ưu đãi của thương binh, bệnh binh khác nhau không? Chế độ ưu đãi của thương binh, bệnh binh. Xin cám ơn

Người gửi: Nguyễn Duy Hoàng ( Hà Nam)

Chế độ ưu đãi của thương binh, bệnh binh

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Luật sư tư vấn :

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1.Chế độ ưu đãi của thương binh

Theo Điều 19 Pháp lệnh số  04/2012/UBTVQH13 sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. 

1. Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

b) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

c) Làm nghĩa vụ quốc tế;

d) Đấu tranh chống tội phạm;

đ) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

e) Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

g) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

h) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.

2. Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21 % trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”.

3. Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.

4. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B quy định tại Điều này được gọi chung là thương binh.

5. Thương binh có vết thương đặc biệt tái phát được khám và giám định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo quy định của Chính phủ

Các chế độ ưu đãi đối với thương binh bao gồm:

– Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh;

– Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

– Được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;

– Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này

2. Chế độ ưu đãi của bệnh binh

Điều 21 Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định:

1. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

b) Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ mười lăm tháng trở lên;

c) Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ mười lăm tháng nhưng đã có đủ mười năm trở lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;

d) Đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ mười lăm năm nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí;

đ) Làm nghĩa vụ quốc tế;

e) Thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

g) Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.

2. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.

3. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh khi thực hiện nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều này đã xuất ngũ về gia đình, nay bị rối loạn tâm thần có liên quan đến bệnh cũ làm suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên

Các chế độ ưu đãi đối với bệnh binh bao gồm:

– Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động;

– Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

– Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này

Lưu ý: 

Đối với người đồng thời vừa là thương binh và là bệnh binh, Theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ, việc giải quyết chế độ trợ cấp ưu đãi đối với thương binh đồng thời là bệnh binh được thực hiện như sau:

– Trường hợp đã giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật thì được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh. Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.

– Trường hợp đã giám định gộp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật:

Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu có thời gian công tác liên tục trong quân đội, công an từ đủ 15 năm trở lên hoặc chưa đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an nhưng cộng thời gian công tác thực tế trước đó có đủ 20 năm trở lên.

Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn từ 41% trở lên, mức trợ cấp được hưởng theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động đã trừ.

Được chọn hưởng một trong hai chế độ trợ cấp nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn dưới 41%.

Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Chế độ ưu đãi của thương binh, bệnh binh. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Chế độ ưu đãi của thương binh, bệnh binh
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề