Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết

Tóm tắt câu hỏi

Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết

Xin cho tôi hỏi bố tôi bệnh binh mất sức lao động 60% mất năm 1996, nay mẹ tôi 57 tuổi xin hỏi vậy mẹ tôi có đc hưởng chế độ ưu đãi nào của nhà nước không và nếu có thì gia đình tôi phải làm những thủ tục nào và gặp cơ quan nào. Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Lê Mạnh Hưng (Lạng Sơn)

Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

 

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Cơ sở pháp lý

– Pháp lệnh ngày 29 tháng 08 năm 1994

– Nghị định ngày 29 tháng 04 năm 1995     

– Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11     

– Nghị định 31/2013/NĐ-CP

2/ Xác nhận thương binh hay bệnh binh

Căn cứ theo Điều 12 Pháp lệnh ngày 29 tháng 08 năm 1994: Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng quy định về Thương binh như sau:

 “1. Thương binh là quân nhân, công an nhân dân do chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc trong đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm làm nhiệm vụ đặc biệt khó khăn nguy hiểm vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân mà bị thương, mất sức lao động từ 21% trở lên và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh”, tặng “Huy hiệu thương binh”.

2. Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân bị thương trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà mất sức lao động từ 21% trở lên và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”.

Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh sau đây được gọi chung là thương binh.”

Căn cứ theo Điều 13 Pháp lệnh ngày 29 tháng 08 năm 1994: Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng quy định về Bệnh binh như sau:

“Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh mà bị mất sức lao động từ 61% trở lên do một trong các trường hợp sau đây và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh”:

Do hoạt động ở chiến trường;

Do hoạt động ở địa bàn đặc biệt khó khăn, gian khổ từ 3 năm trở lên;

Do hoạt động ở địa bàn đặc biệt khó khăn, gian khổ chưa đủ 3 năm nhưng đã có trên 10 năm công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân;

Đã công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân đủ 15 năm.”

Theo quy định pháp luật tại thời điểm đó (năm 1994) thì Thương binh là những người bị mất sức lao động từ 21% trở lên và Bệnh binh là những người bị mất sức lao động từ 61% trở lên. Do vậy bố bạn bị mất sức lao động 60% thì bố bạn chưa được coi là bệnh binh và sẽ là Thương binh.

3/ Chế độ ưu đãi

Bố bạn mất năm 1996 – đến nay là 2016, trong khoảng thời gian này ngoài pháp lệnh năm 1994 chúng tôi vừa đề cập ở trên thì luật pháp Việt Nam đã sửa đổi bố sung và cho ra đời thêm Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11 và Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định về Ưu đãi người có công với cách mạng; do vậy để xác định được chế độ ưu đãi đối với mẹ bạn chúng tôi sẽ chia làm 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: từ 1994 – trước 1/6/2013

Căn cứ theo Điều 15 Pháp lệnh ngày 29 tháng 08 năm 1994 quy định:

“Thương binh, bệnh binh được Nhà nước mua bảo hiểm y tế, phục hồi chức năng lao động phù hợp với khả năng, trình độ phát triển kinh tế, khoa học – kỹ thuật của đất nước; được cấp phương tiện chuyên dùng cần thiết.  Thương binh chết vì vết thương tái phát được xét xác nhận là liệt sĩ. Khi thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động từ 61% trở lên, chết vì ốm đau, tai nạn thì thân nhân được cấp tiền lễ tang, chôn cất, trợ cấp tiền tuất.”

Theo quy định pháp luật tại thời điểm này, chỉ khi thương binh bị mất sức lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân mới được hưởng trợ cấp tiền tuất. Do vậy mẹ bạn sẽ không được hưởng trợ cấp từ nhà nước trong thời gian từ năm 1994 đến trước 1/6/2013. Từ 1/6/2013 có Nghị định mới ra đời và Pháp lệnh 26/2005, do đó chúng tôi xét sang giai đoạn 2 như sau:

Giai đoạn 2: từ 1/6/2013 – nay

Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 31/2015/NĐ-CP quy định về Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết như sau:

“1. Khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

2. Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi thương binh chết;

b) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

c) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

d) Trường hợp khi thương binh chết mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ;

đ) Trường hợp thương binh chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:

Đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng thương binh chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ; trường hợp đã đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

e) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn.

3. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do vết thương tái phát được xác nhận là liệt sĩ thì thân nhân được chuyển hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của thân nhân liệt sĩ. Thời điểm hưởng theo quy định tại Khoản 6 Điều 20 của Nghị định này.”

Theo quy định pháp luật tại thời điểm này về trường hợp thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng là khi thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên chết. Trong trường hợp bố bạn bị mất sức lao động 60% thì pháp luật lại không quy định về quyền được hưởng ưu đãi, do đó mẹ bạn sẽ không được hưởng ưu đãi của nhà nước.

Vậy theo như pháp luật quy định và sau những lần sửa đổi bổ sung luật, từ khi bố bạn chết cho đến nay mẹ bạn không được hưởng ưu đãi của nhà nước trong trường hợp bố bạn là thương binh bị mất sức lao động 60%.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề