Chia nhà ở sau khi vợ chồng ly hôn

Tóm tắt tình huống:

Xin chào luật sư! Em có vấn đề mong dc tư vấn, hiên ba mẹ em đã ly hôn được 1 năm, lúc ly hôn 2 người chỉ thỏa thuận bằng miệng không có giấy tờ rằng tài sản chỉ có 1 căn nhà để lại cho con cái, khi đó ba em có giađình khác và 1 năm sau quay về khởi kiện đòi chia tài sản. Ông tự định giá căn nhà là 800tr và nói sẽ đưa cho mẹ em 400 triệu và mẹ con em phải trả nhà cho ông. nhà em có 2 anh em, nhưng trong đơn tòa chỉ chia 2, theo em tìm hiểu thì nếu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình nếu con cái có tên trong hộ khẩu cũng được xem xét chia tài sản. Như vậy có đúng không và ba em có quyền được đuổi mẹ con em ra khỏi nhà như đơn kiện không ạ? Em xin cảm ơn!
Người gửi: Nguyễn Thị Thùy Hương
a 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
2. Chia nhà ở sau khi vợ chồng ly hôn
Căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng…”
Như vậy, tại thời điểm ly hôn, bố của bạn đã vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ chồng (nghĩa vụ chung thủy Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình) nên yếu tố này có thể được xem xét khi chia tài sản để xác định mức chia.
Căn cứ Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về chia quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn:
“1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này”
Như vậy, khi ly hôn, việc chia tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở do thỏa thuận của bố mẹ bạn, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc sở hữu của người đó, không phải chia khi ly hôn.
Tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, tên của con cái có trong sổ hộ khẩu, như bạn nói là nó có thể được xem xét khi chia tài sản vì con cái cũng có sở hữu như bố mẹ đối với đất và nhà ở. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: 
“1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.”
Do đó, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất chỉ đứng tên bố mẹ bạn hay một trong hai người đó (thuộc tài sản chung của vợ chồng) thì khi bố mẹ bạn ly hôn bạn không được chia tài sản.
Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình  quy định về quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn quy định: 
“Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Như vậy, trong trường hợp mẹ con bạn gặp khó khăn về chỗ ở thì vẫn được ở lại trong căn nhà đó 6 tháng kể từ ngày chấm dứt hôn nhân.
Mặt khác, việc thẩm định giá tài sản thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước, việc bố bạn tự định giá căn nhà không đúng quy định của pháp luật, mẹ bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định lại giá trị của căn nhà.
Trên đây là tư vấn của công ty luật Việt Phong về Chia nhà ở sau khi vợ chồng ly hôn. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thị Diễm Hoa

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Chia nhà ở sau khi vợ chồng ly hôn
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề