Chia tài sản, cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Tóm tắt câu hỏi:

Chia tài sản, cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Kính gửi: Luật sư. Hỏi: Thưa luật sư! Cho tôi hỏi những câu hỏi sau:

Năm 2014, khi em gái tôi sinh đứa thứ 03 (Con trai đầu sinh 2003, con gái thứ 02 sinh 2006 và con gái thứ 03 hiện được 30 tháng tuổi) thì chồng em gái tôi ngoại tình bên ngoài. Em gái tôi phát hiện và bắt gặp được quả tang và có bằng chứng chụp điện thoại tại nhà người tình em gái tôi. Nhưng khi về nhà, chồng em gái tôi hứa hẹn sẽ không qua lại với người tình nữa rồi hủy bằng chứng chụp bằng điện thoại. Đầu năm 2016 thì chồng em gái tôi vẫn qua lại với người tình (có bắt gặp chồng em gái tôi ở nhà người tình khi đang mặc quần đùi, em gái tôi có chụp hình lại) và chồng em gái tôi làm đơn ly hôn (khởi kiện đơn ly hôn đơn phương), chồng em gái tôi tự thuê thẩm định tài sản chung bao gồm (mảnh đất gắn liền nhà: 220 triệu đồng, tài sản gắn trên đất, vật dụng: 306 triệu đồng).

Hiện đơn đề nghị ly hôn (do chồng em gái tôi đơn phương gửi tòa án). Tòa án đã tiến hành hòa giải nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả vì chồng em gái tôi yêu cầu em gái tôi đi khỏi nhà hiện đang sống cùng các con, vì cho rằng đây là nhà của mẹ chồng (mẹ chồng mất đã lâu), em gái tôi là con dâu nên không được ở đây và đặt vấn đề chia đôi số tài sản thẩm định cho em gái tôi 150 triệu (chưa bao gồm đất), đồng thời chu cấp cho 03 con mỗi tháng 2,4 triệu đồng.

Trước sự việc trên, tôi có một số nội dung kính mong Luật sư tư vấn để đảm bảo quyền lợi cho em gái và các cháu tôi khi ly hôn:

1. Về đất và nhà ở: Trước năm 2002 mẹ chồng em gái tôi có mảnh đất (chưa có giấy chứng nhận sử dụng đất rộng 12m, dài 30m), trên đất có ngôi nhà cũ (năm 2007 đập phá đi để xây nhà mới hoàn toàn, trong đó bán một phần miếng đất bên cạnh để xây nhà). Em gái tôi kết hôn năm 2002 sống cùng với gia đình nhà chồng gồm có (mẹ chồng, chồng (là con duy nhất), cha chồng em gái tôi chết sớm, 02 cháu là con của vợ/chồng em gái tôi). Năm 2008 mẹ chồng em gái tôi bệnh tật, đau ốm suốt em gái tôi luôn bên cạnh bà chăm sóc bà. Khi mẹ chồng em gái tôi chết không có để lại di chúc và giấy tờ cho tặng vợ/chồng em gái tôi. Từ đó vợ/chồng em gái tôi làm ăn sinh sống và tôn tạo, xây dựng thêm nhà cửa mới trên mảnh đất mẹ chồng em gái tôi (không có đăng ký sở hữu quyền sử dụng đất) và sắm thêm vật dụng trong nhà.

– Như vậy trong trường hợp ly hôn, để đảm bảo quyền lợi của em gái tôi và các cháu, em gái tôi và 03 cháu (02 cháu, cháu lớn 13 tuổi, cháu giữa 10 tuổi đã được Chồng của em gái tôi đi làm xa 20 km, sáng đi chiều về nhưng thời gian rất thất thường. Chỉ có thứ 7 và chủ nhật mới ở nhà nhưng rất thất thường, ngày mùa thì làm cả ngày thứ 7. Hai năm gần đây thì cuối tuần rất ít thường xuyên về có khi tới thứ 2 mới về). Nếu được xử ở lại ngôi nhà làm ăn nuôi các con của em gái tôi thì chồng em gái tôi ra đi và được chia như thế nào? Cho tôi hỏi như trình bày ở trên em gái tôi có được chia tài sản phần hơn chồng em gái tôi không? vì chồng em gái tôi “lỗi” ngoại tình.

– Chồng em gái của tôi quyết đuổi em gái tôi và các con ra ngoài và đưa 150 triệu (tài sản chung là 306 triệu chia đôi 2 vợ chồng không bao gồm đất). Tòa án cũng theo hướng của chồng em gái tôi là như vậy và có phụ cấp cho 03 con của em gái tôi mỗi tháng 2 triệu 4 (lương cơ bản của chồng em gái tôi là 6 triệu 2 là Trưởng bộ phận cơ khí nhà máy đường của 1 tập đoàn lớn và nơi làm cách nhà khoảng 20 km). Chồng em gái của tôi đưa thêm 10 triệu đồng để bù vào công sức đóng góp 15 năm qua. Trong thời hạn 3 tháng sẽ ra khỏi nhà. Tòa án cho chồng em gái tôi ở lại ngôi nhà một mình như vậy có đúng luật không? Phụ cấp nuôi con có hợp lý?

– Mảnh đất của mẹ chồng em gái tôi phân xử như thế nào? Em gái tôi và các con em tòa án gọi ra hỏi và 02 cháu đều ở với mẹ) có được quyền ở lại ngôi nhà này hay không? Em gái tôi sống liên tục 15 năm tại ngôi nhà này, đã có công sức và đóng góp tiền kinh doanh buốn bán để xây dựng, cải tạo ngôi nhà này; vừa làm tốt vai trò người con dâu trong gia đình khi chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ chồng, vừa làm tròn chức trách của người vợ lo cho chồng, cho con. Hàng ngày bươn chải kinh doanh buôn bán để đảm bảo kinh tế lo cho gia đình (em tôi buôn, bán hàng tại nhà).

– Em gái tôi có được quyền chia không? Mảnh đất đó giờ là thuộc của ai? Luật thờ cúng văn hóa phong tục Việt Nam mà chồng tôi yêu cầu phải ở lại ngôi nhà đó. Nếu như vậy thì con trai của chồng em gái tôi cũng có quyền như vậy không?

2. Bù đắp thiệt hại do không buôn bán được vì chồng em gái tôi thường xuyên gây khó dễ với khách hàng đến mua hàng:

– Ngày 20/04/1016 chồng em gái tôi làm đơn xin ly hôn đơn phương và không có phụ cấp cho em gái của tôi đồng nào và gây khó dễ với em gái của tôi trong việc làm ăn buôn bán, làm cho công việc buôn bán của em gái tôi ế ẩm, không có thu nhập. Một mình nuôi 03 con nhỏ, nhưng không buôn bán được gì, phải nhờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của cha me, anh em ruột.

– Vậy em gái của tôi có đòi được số tiền trong mấy tháng chờ tòa phân xử ly hôn không?

3. Trong thời gian chờ ly hôn làm sao để chồng em gái tôi không quậy phá nữa:

– Em gái tôi đã có đơn trình báo đến Công an, Hội phụ nữ, Chi bộ khu phố, nơi cư ngụ về tình trạng chồng em gái đơn phương gửi đơn xin ly hôn và thường về kiếm chuyện với vợ con (đồng thời đã gởi đơn tố cáo, khiếu nại đến Ban Tổ chức Thị ủy, Ủy Ban Kiểm tra Thị ủy, Đảng ủy Phường về tư cách, đạo đức của đảng viên đối với người có quan hệ bất chính với chồng em gái tôi), ban đầu đã có kết luận là viết bản kiểm điểm. Nhưng để đảm bảo tính mạng của em gái tôi và các cháu và đảm bảo cho chồng em gái tôi không về nhà quậy phá (khi chờ quyết định ly hôn và phân xử tài sản) thì em gái tôi nên làm gì?

4. Mảnh đất của bố mẹ tôi cho 2 vợ chồng em gái tôi trong thời gian chung sống với nhau, có làm giấy tờ tay – chưa ra phường xác nhận và đóng dấu, chưa chính thức đăng ký quyền sử dụng đứng tên 02 vợ chồng em gái tôi.

– Giờ 2 vợ chồng em gái tôi ly hôn thì bố mẹ tôi không cho nữa. Như vậy 2 vợ chồng của em gái tôi có được quyền sở hữu, quyền sử dụng mảnh đất đó không?

– Muốn hủy bỏ việc cho này thì cha mẹ tôi phải làm gì?

Kính mong Luật sư tư vấn giúp cho tôi để tôi hướng dẫn em gái tôi thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp lý theo qui định; đảm bảo quyền lợi cho em gái tôi và các cháu. Trân trọng cảm ơn Luật sư!

Người gửi: V.T.C (Hải Dương)

Chia tải sản, cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự năm 2005;

– Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;

– Luật Đất đai năm 2013

2/ Chia tải sản, cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Về việc chia tài sản

Theo như thông tin bạn cung cấp, năm 2008 mẹ của chồng em gái bạn (tức mẹ em rể bạn) mất, di sản bà để lại là mảnh đất gắn liền với nhà trị giá 220 triệu đồng. Đồng thời mẹ chồng em gái bạn chỉ có em rể bạn là người con duy nhất. Vì mẹ chồng em gái bạn không để lại di chúc nên di sản bà để lại sẽ được chia theo pháp luật căn cứ vào điều Điều 676, bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Người thừa kế theo pháp luật như sau:

“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”

Như vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật nêu trên thì con dâu không thuộc vào hàng thừa kế nên em gái bạn sẽ không được hưởng phần di sản là mảnh đất do mẹ chồng để lại. Và như vậy em rể bạn sẽ được hưởng phần di sản là mảnh đất nói trên. Tuy nhiên, em rể bạn chỉ được hưởng nguyên phần đất do mẹ để lại khi chưa có sự đóng góp công sức của em gái bạn.

Năm 2007 em gái bạn đã có công sức và đóng góp tiền kinh doanh buôn bán để xây dựng, cải tạo ngôi nhà này trên mảnh đất và mua sắm thêm vật dụng trong nhà. Và giá trị của vật dụng trên đất theo như thông tin bạn cung cấp trị giá 306 triệu đồng. Do đó, căn cứ vào công sức đóng góp trên mảnh đất như việc cùng tôn tạo nhà cửa, mua vật dụng thiết bị trong gia đình…mà Tòa án sẽ phân chia giá trị trên đất cho em gái bạn. Ở đây, chồng em gái bạn đưa cho bạn 150 triệu trong số tài sản chung là 306 triệu chia đôi hai vợ chồng không bao gồm đất là hợp pháp trừ trường hợp em gái bạn chứng minh được công sức đóng góp của mình trên mảnh đất đó nhiều hơn giá trị số tiền 150 triệu đồng. Như vậy, việc Tòa án để một mình chồng em gái bạn ở lại trên mảnh đất nói trên là không trái với quy định của pháp luật. Bởi lẽ, về bản chất mảnh đất ấy là di sản mà em rể bạn được hưởng hợp pháp.

Về mức cấp dưỡng

Theo như thông tin bạn cung cấp, em gái bạn sinh được 3 người con. Sau khi ly hôn 3 người con đều ở với mẹ một cách hợp pháp. Do đó, người bố sẽ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con.

Theo quy định tại Điều 108, luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về một người cấp dưỡng cho nhiều người thì: Trong trường hợp một người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhiều người thì người cấp dưỡng và những người được cấp dưỡng thỏa thuận với nhau về phương thức và mức cấp dưỡng phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của những người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và đương nhiên những chi phí này là chi phí hợp lý.

Do đó, để đảm bảo cho quyền lợi cho các con, em gái bạn cần đưa ra những căn cứ chứng minh nhu cầu thiết yếu khi nuôi 3 người con theo đó Tòa án sẽ căn cứ theo mức lương của chồng em gái bạn để yêu cầu một mức chu cấp đối với em rể bạn hơp lý. 

Em gái của bạn có đòi được số tiền trong mấy tháng chờ tòa phân xử ly hôn không?

Trong quá trình chờ tòa án ly hôn, em rể bạn đã không chu cấp tiền cho bạn nuôi 3 người con. Ở đây, việc nuôi con không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, điều này đã được qui định khá rõ ràng tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Đây là trách nhiệm, là quyền chung của cả hai vợ chồng trong quá trình chung sống (trong thời kỳ hôn nhân).

Thông thường, pháp luật đặt ra vấn đề “nuôi con” và “cấp dưỡng nuôi con” khi xảy ra việc ly hôn giữa hai vợ chồng và trong đó có con chung chưa đến tuổi trưởng thành (dưới 18 tuổi). Theo đó, vẫn xác định cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, vì ly hôn – tức là cha mẹ sẽ không còn chung sống nữa, nên cần phải xác định rõ ai là người trực tiếp nuôi, ai cấp dưỡng nuôi con chung. Và việc này được ghi rõ trong bản án hay quyết định ly hôn – xem như là trách nhiệm pháp lý, phải thực hiện.

Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho các con, em gái bạn cần cung cấp thông tin và những bằng chứng chứng minh trong quãng thời gian chờ Tòa án giải quyết việc ly hôn, chồng em gái bạn không chu cấp tiền cho các con, căn cứ vào đó để tòa án đưa ra yêu cầu phù hợp với em rể bạn.

3/ Mảnh đất bố mẹ tặng cho con không công chứng có hợp pháp?

Theo thông tin bạn cung cấp, trong thời gian chung sống với nhau, bố mẹ bạn đã tặng cho hai vợ chồng em gái bạn một mảnh đất và có làm giấy tờ tay nhưng chưa ra phường xác nhận và đóng dấu, chưa chính thức đăng ký quyền sử dụng đứng tên hai vợ vợ chồng em gái bạn.

Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013:

“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”

Do đó hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa bố mẹ bạn với vợ chồng em gái bạn phải được công chứng theo đúng quy định của pháp luật. Bạn có thể yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi có đất tuyên bố hợp đồng tặng cho này là vô hiệu theo quy định của pháp luật

Khi hợp đồng tặng cho bị tuyên vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không thể hoàn trả bằng hiện vật thì hoàn trả lại bằng tiền. Bên gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Như vậy, vợ chồng em gái bạn không có quyền sử dụng đối với mảnh đất nói trên và bố mẹ bạn hoàn toàn có quyền đòi lại quyền sử dụng mảnh đất trên bằng việc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng tặng cho tài trên là vô hiệu.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề Chia tải sản, cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

LUẬT VIỆT PHONG – PHÒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Chia tài sản, cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề