Chia thừa kế đất đai khi không có di chúc?

Ông bà nội tôi có 6 người con 2 trai và 4 gái . Khi ông tôi mất có viết di chúc để lại mảnh đất cho 2 anh em trai chia đôi. Khi bà mất thì bà lại cho cô tôi tức là con gái bà 1 mảnh nhỏ trong mảnh đất đó. Hiện nay đất được chia làm 3 đều đứng tên 3 người. Bố tôi không may mới qua đời mà bìa đất đứng tên bố tôi. Vậy cho tôi hỏi anh chị em trong nhà tôi có thẩm quyền để tranh chấp lấy mảnh đất của bố tôi không? Nếu như đổi bìa sang tên mẹ tôi thì có ai cô dì chú bác nào tranh chấp đất nhà tôi được không. Tôi xin cảm ơn!

Người gửi: Nguyễn Toản

20615172827 truong hop lien danh giua cac thanh vien trong dau thau 3

Căn cứ pháp lý:

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến chia thừa kế.

Theo quy định của pháp luật, khi cá nhân chết mà không để lại di chúc thì di sản của người đó sẽ được chia theo pháp luật tại điều 649 BLDS 2015 quy định:

Điều 649. Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định…

Hàng thừa kế được xác định theo Điều 651 BLDS 2015 quy định:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;…

Do đó phần đất của bố bạn là di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật cho các con và vợ theo những phần bằng nhau. Cô dì chú bác của bạn không có căn cứ để có thể tranh chấp phần đất đai đó.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề pháp lý liên quan đến chia thừa kế. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Đức Luân

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề