Cho bạn mượn chứng minh thư để vay trả góp có phải trả thay bạn không?

Posted on Tư vấn luật dân sự 1231 lượt xem

Khoảng 7 tháng trước bạn tôi mượn chứng minh thư của tôi vay trả góp. Hiện tại bạn tôi chễ hạn đóng 3 tháng người của ngân hàng vào tận nhà tôi để đòi. Và nhắn tin qua điện thoại triệu tập lên trụ sở công an trong tin nhắn ghi nếu không lên công an về tận nhà để tạm giam 48 tiếng và tôi bị khởi kiện lên toà án. Như vậy tôi phải làm thế nào. Mong luật sư giải đáp cho tôi.

Đinh Thị Tuyết Trinh.

Bài viết liên quan:
– Trách nhiệm pháp lý đối với người vay nợ không trả sau đó bỏ trốn
– Mất Chứng minh thư nhân dân bản gốc có chứng thực Chứng minh thư nhân dân bản photo được không?
– Mượn chứng minh thư để đăng ký thuê bao di động?
– Quy định pháp luật về hình thức vay trả góp
– Quy định của pháp luật về lãi suất vay trả góp và mức lãi suất tối đa?

Căn cứ pháp lý:

– Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA hợp nhất Nghị định về Chứng minh nhân dân do Bộ Công an ban hành.

1 17072611494288585 19040215545694239 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến mượn Chứng minh nhân dân.

 Theo thông tin bạn cung cấp và căn cứ theo điều 7 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA:

Điều 7. Sử dụng Chứng minh nhân dân
1. Công dân được sử dụng Chứng minh nhân dân của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch; xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Số Chứng minh nhân dân được dùng để ghi vào một số loại giấy tờ khác của công dân.
2. Nghiêm cấm việc làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, thế chấp… Chứng minh nhân dân

Thì trường hợp này, bạn đã cho bạn của bạn mượn Chứng minh nhân dân để vay trả góp nên bạn có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ vào điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Chứng minh nhân dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân;
c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ chứng minh nhân dân khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân;
c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

Do khi thực hiện giao kết hợp đồng trả góp, bắt buộc phải có các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu…của chính người giao dịch. Cho nên hành vi bạn của bạn khi giao dịch vay trả góp đã dùng Chứng minh nhân dân của bạn là trái với quy định của pháp luật.

Vì vậy, bạn sẽ bị xử phạt hành chính với hành vi cho người khác mượn Chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật với hình phạt tiền là 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. 

Liên quan đến việc ngân hàng đòi tiền của bạn thì về nguyên tắc, người yêu cầu phải chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Nghĩa là ngân hàng muốn yêu cầu bạn trả tiền đối với việc vay trả góp thì phải chứng minh chính bạn hoặc người đại diện theo ủy quyền hợp pháp của bạn đã vay khoản tiền đó cho bạn.

Do đó, nếu bị ngân hàng đòi tiền thì bạn được quyền yêu cầu ngân hàng chứng minh chính bạn đã vay khoản tiền đó và bạn đã nhận khoản tiền vay đó từ ngân hàng.

Trong trường hợp cần thiết, bạn có quyền đề nghị yêu cầu trưng cầu giám định chữ ký trong các hợp đồng tín dụng để làm rõ đó không phải là chữ ký của bạn. Bạn cũng có thể chứng minh không nhận bất kỳ khoản tiền giải ngân nào liên quan đến các hợp đồng tín dụng mà người kia đã vay trả góp với danh nghĩa của bạn.

Theo như bạn trình bày, bạn bị lừa dối trong việc mượn và sử dụng chứng minh nhân dân và ngân hàng cũng bị lừa dối hoặc có sai sót về mặt nghiệp vụ dẫn đến không phát hiện hành vi của người đi vay trong việc sử dụng chứng minh nhân dân của người khác.

Hành vi bạn của bạn đã có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

Do đó, ngân hàng không được quyền yêu cầu bạn trả tiền mà phải yêu cầu bạn của bạn trả tiền và ngân hàng phải tố cáo vụ việc đến cơ quan chức năng để truy cứu trách nhiệm pháp lý tương ứng.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn cũng phải nhanh chóng tố giác vụ việc đến cơ quan chức năng (công an, cơ quan điều tra) vì đây là hành vi có dấu hiệu tội phạm và mọi công dân có nghĩa vụ đấu tranh, phòng, chống tội phạm và có nghĩa vụ tố giác tội phạm.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về các vấn đề pháp lý liên quan mượn chính minh nhân dân. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Diệu Linh.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Cho bạn mượn chứng minh thư để vay trả góp có phải trả thay bạn không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề