Chồng ngược đãi vợ có được hưởng di sản thừa kế do vợ để lại?

Tóm tắt tình huống:

Mẹ tôi sinh ra được 5 người con, các anh em tôi khá là hòa thuận cuộc sống và luôn giúp đỡ nhau, nhưng bố tôi là một người vũ phu, khi mẹ tôi còn sống ông ấy thường xuyên đánh đập mẹ tôi, khiến cho mẹ tôi nhiều lần phải đi vào bệnh viện, vì thương tích mà bố tôi gây ra nặng cho bà ấy.
Nay mẹ tôi chết có một khoản tiền mà mẹ tôi để lại, nhưng không để lại di chúc, cho tôi hỏi bố tôi có được hưởng phần di sản do mẹ tôi để lại không? Việc chia thừa kế sẽ được chia như thế nào?
Tôi cảm ơn!
Người gửi: Phan Văn Trường
105d6061400t75495l0 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về vấn đề của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn giúp bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015 ( BLDS).

2. Chồng ngược đãi vợ có được hưởng di sản thừa kế do vợ để lại?

Về phần di sản do mẹ bạn để lại: Bố bạn sẽ được hưởng:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 644 BLDS quy định về người thừa kế không phụ thuộc về nội dung của di chúc, trừ trường hợp đối với những người “Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Tại Điều 621 BLDS quy định về Người không được quyền hưởng di sản
“1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”
Quy định trên đây chỉ áp dụng đối với trường hợp khi mà mẹ bạn có để lại di chúc và bố bạn đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ mẹ bạn, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm mẹ bạn, thì bố bạn mới không được hưởng di sản thừa kế; nhưng trong trường hợp mà mẹ bạn để lại di chúc, mà bố bạn đã bị kết án về hành vi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ mẹ bạn, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm nhưng mẹ bạn vẫn cho bố bạn hưởng di sản của mẹ bạn thì bố bạn vẫn được hưởng di sản do mẹ bạn để lại.
 Trong trường hợp của bạn cung cấp thông tin cho chúng tôi, thì mẹ bạn đã không để lại di chúc, do đó việc chia thừa kế sẽ được thực hiện theo Thừa kế theo pháp luật, ở thừa kế theo pháp luật không có quy định về việc bố bạn có hành vi thường xuyên đánh đập mẹ bạn, khiến cho mẹ bạn phải nhiều lần vào bệnh viện sẽ không được hưởng di sản, do đó trong trường hợp này bố bạn vẫn sẽ được hưởng phần di sản do mẹ bạn để lại.
Về việc chia di sản do mẹ bạn để lại:
Như đã nói ở trên, do mẹ bạn không có để lại di chúc cho nên việc thừa kế của mẹ bạn sẽ được Thừa kế theo pháp luật, căn cứ theo quy định tại Điều 650 BLDS về Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Việc chia thừa kế theo pháp luật sẽ được chia theo hàng thừa kế, theo đó bố bạn và 5 anh chị em của bạn sẽ được chia theo hàng thừa kế thứ nhất, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 651 quy định về những người thừa kế theo pháp luật: 
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Lưu ý: đối với gia đình bạn khi hưởng di sản thừa kế của mẹ bạn để lại thì gia đình bạn cần hoàn tất nghĩa vụ tài sản và khoản chi phí liên quan đến việc thừa kế, theo quy định tại Điều 658 BLDS quy định về Thứ tự ưu tiên thanh toán:
“Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
5. Tiền công lao động.
6. Tiền bồi thường thiệt hại.
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
9. Tiền phạt.
10. Các chi phí khác”
Sau khi thanh toán các khoản trên đây, thì di sản còn lại sẽ được chia đều cho bố bạn và năm anh em của bạn.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Chồng ngược đãi vợ có được hưởng di sản thừa kế do vợ để lại? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thị Châu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Chồng ngược đãi vợ có được hưởng di sản thừa kế do vợ để lại?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề