chồng vay tiền chi cá nhân vợ có phải trả nợ không?

Tóm tắt tình huống:

Em có tìm hiểu được nếu chồng nợ tiền do chi tiêu của anh ấy, khôngchi tiêu chogia đình thì v không trả số tiền đó. Nhưngem lại nói một tiếng để giúp chng mượn tiền ba ch để trả nợ. Vậycho em hỏi: em có cần cùng chồng tr s tin đã mượn chi hay không.Chồng em không lo làm ăn. em vừa mới sinh được 2 tháng. anh ấy không lo làm ănnên ba mẹ em mới khuyên anh ấy đi làm đi, để vợ con đó ba mẹ lo cho. khi nào biếtlo thì hãy lên đón vợ con về. nên ba mẹ e không cho ảnh lên nhà nữa nên là vợchồng cứ cãi vã. bây giờ chồng em muốn kiện ba em thì ba em sẽ bị phạt thế nào vàba em nên làm thế nào? trong khi em nói chồng lo làm ăn.chồng em lại đi nghe lờiba mẹ ảnh đưa tiền cho mẹ ảnh giữ để cưới vợ khác cho ảnh. không biết em có thểkiện ngược lại vì ba me chồng đã ngăn cản và gây mâu thuẫn cho vợ chồng emkhông?

Người gửi: Thu Hương (Hải Dương)
i15ax0qly hon 3 1

Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Cơ sở pháp lý

– Bộ  luật dân sự 2015

2/ Liên đới trách nhiệm trả nợ của vợ, chồng

Căn cứ theo quy định tại Điều 27, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
“Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”
Như vậy, bạn chỉ phải cùng trả số tiền mà chồng bạn nợ khi “giao dịch vay” mà chồng bạn xác lập thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, điều 37; các điều 24, 25, 25 và điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể, việc vay nợ của chồng bạn thuộc một trong các trường hợp sau thì bạn sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm:
-Thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
-Vợ hoặc chồng đại diện cho nhau trong các giao dịch dân sự, quan hệ kinh doanh.
-Giao dịch mà vợ và chồng cùng thỏa thuận xác lập.
-Giao dịch sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, chồng bạn vay mượn tiền nhằm mục đích chi tiêu cá nhân, không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình cũng như không có sự thỏa thuận giữa vợ và chồng trong việc xác lập giao dịch vay mượn tiền. Như vậy, trong trường hợp này bạn sẽ không phải liên đới trả số nợ mà chồng bạn đã vay.

3/ Ba mẹ vợ ngăn cản con rể gặp vợ con xử lý như thế nào?

Căncứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 69, Luật Hôn nhân và gia đình

“Điều 69: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặckhông có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Cũng theo quy định tại khoản 1, Điều 85, Luật hôn nhân và gia đìnhnăm 2014 quy định về hạn chế quyền cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

” Điều 85: Hạn chế quyền cha, mẹ đối với con chưa thànhniên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong cáctrường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọngnghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đứcxã hội.”

Nhưvậy, căn cứ vào những quy định nêu trên và thông tin mà bạn cung cấp, con bạnhiện nay 2 tháng tuổi, chồng bạn không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền vànghĩa vụ với con.Vậy nên chồng bạn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với con.Trong trường hợp, quyền và nghĩa vụ đó bị xâm phạm (bố bạn không cho chồng gặp con), chồng bạn có quyền yêu cầu cơquan có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu raquyết định yêu cầu ba mẹ bạn chấm dứt việc ngăn cản chồng bạn thực hiện quyềnvà nghĩa vụ với con chung thì ba mẹ bạn sẽ buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm củamình. 

4/ Có thểkiện ba me chồng đã ngăn cản và gây mâu thuẫn cho vợ chồng

Theo quy định tại điều 19, Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 19.Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằnghành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.”

Theonhư thông tin mà bạn cung cấp thì chồng bạn là người bình thường, không mắc bệnhtâm thần, không bị tòa án tuyên mất hành vi năng lực. Như vậy, chồng bạn có đầyđủ năng lực hành vi dân sự. Việc chồng bạn đưa tiền cho ai là quyền quyết địnhthuộc về chồng bạn. Việc mẹ chồng “xúi giục”chồng bạn đưa tiền cho mẹ không hề vi phạm pháp luật. Vì vậy, trong trường hơpnày, bạn không thể kiện mẹ chồng vì đã ngăn cản gây mâu thuận cho vợ chồng.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về việc định đoạt tài sản chung như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Nguyễn Hữu Trọng

 

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: chồng vay tiền chi cá nhân vợ có phải trả nợ không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề